Tổng quan một số công trình liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu giải pháp chống buôn bán hàng giả tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 57)

Kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2011 Thông tư hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan có hiệu lực thi hành đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề về Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... trên phạm vi cả nước, cũng như trên nhiều địa bàn cấp tỉnh. Mỗi đề tài nghiên cứu đều có mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và mục tiêu cụ thể khác nhau. Trong số các công trình nghiên cứu có liên quan, nhiều công trình nghiên cứu ở tầm khái quát quản lý hàng hoá trên phạm vi cả nước noi chung. Số khác lại đi sâu nghiên cứu hàng giả, hàng kém chất lượng ở từng địa phương, nhưng chỉ dừng lại ở cấp tỉnh. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và cập nhật một cách hệ thống về quản lý hàng giả ở thị xã Từ Sơn. Do đó, việc lựa chọn đề tài giải pháp chống buôn bán hàng giả trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để nghiên cứu là cần thiết, qua đó nhằm chỉ ra những nguyên nhân, kẽ hở còn hạn chế trong việc quản lý hàng hoá trên địa bàn thị xã Từ Sơn, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực góp phần hoàn thiện công tác chống buôn bán hàng giả trên địa bàn thị xã Từ Sơn một cách rõ nét và khoa học hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

PHẦN III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Địa bàn thị xã Từ Sơn nằm ở cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, có tuyến quốc lộ 1A, 1B, đường sắt huyết mạch giao thông từ Hà Nội lên biên giới Lạng Sơn chạy qua. Từ trung tâm thị xã còn có nhiều đường bộ nối liền các vùng kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Về địa giới hành chính: phía bắc giáp huyện Yên Phong, có dòng sông Ngũ Huyện Khê làm ranh giới, phía đông giáp huyện Tiên Du; phía tây và nam giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội).

Theo các nguồn tài liệu khảo cổ học, từ thời Hùng Vương, vùng đất Từ Sơn đã có nhiều bộ tộc người Việt sinh sống dọc theo đôi bờ sông Tiêu Tương thuộc địa phận các xã Đình Bảng, Đồng Nguyên, Tam Sơn, Tương Giang.

Thời các vua Hùng chia nước Văn Lang thành 15 bộ, Từ Sơn nằm trong bộ Vũ Ninh. Đời nhà Đường đô hộ, Từ Sơn thuộc địa phận của Long Châu, thời Lê Đại Hành (989-1005) gọi là Cổ Pháp; thời nhà Lý (1010 - 1225) được đổi thành phủ Thiên Đức; thời nhà Trần (1225 - 1400) được gọi là huyện Đông Ngàn, rồi huyện Từ Sơn (Kể từ tháng 10/2008 là Thị xã Từ Sơn).

Phủ Từ Sơn được thành lập đầu thời Lê (1428 - 1788) thuộc trấn Kinh Bắc và gồm 05 huyện: Tiên Du, Đông Ngàn, Võ Giàng, Quế Dương và Yên Phong.

Dưới thời Pháp thuộc, Từ Sơn gọi là huyện Đông Ngàn. Năm 1925 lại đổi thành phủ Từ Sơn. Phủ Từ Sơn thời kỳ này chỉ còn lại 10 tổng là Dục Tú, Hạ Dương, Hà Lỗ, Hội Phụ, Mẫn Xá, Nghĩa Lập, Phù Chẩn, Phù Lưu, Tam Sơn, Yên Thường.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các đơn vị hành chính dưới tỉnh có: huyện, xã, bãi bỏ phủ.

Thi hành quyết định của Chính phủ ngày 08-6-1961, Uỷ ban hành chính tỉnh Bắc Ninh đã bàn giao cho Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội các xã Liên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

Hà, Vân Hà, Mai Lâm, Đông Hội, Dục Tú (Đông Anh) và các xã Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Tiền Phong, thị trấn Yên Viên, Dương Hà (Thuộc huyện Gia Lâm).

Đến ngày 14-3-1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 25/QĐ sáp nhập hai huyện Tiên Du và Từ Sơn thành huyện Tiên Sơn, đồng thời hai xã Đông Thọ và Văn Môn được chuyển sang Yên Phong, hai xã Tương Giang và Phú Lâm của huyện Yên Phong được chuyển về huyện Tiên Sơn.

Tháng 9/1999, huyện Tiên Sơn được tách ra thành hai huyện Từ Sơn và Tiên Du.

Từ Sơn hiện nay, theo Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 24/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập thị xã Từ Sơn, thành lập các phường thuộc thị xã Từ Sơn với 12 đơn vị hành chính: 7 phường gồm Đông Ngàn, Đồng Nguyên, Tân Hồng, Đình Bảng, Châu Khê, Đồng Kỵ, Trang Hạ và 5 xã là Hương Mạc, Phù Khê, Tương Giang, Tam Sơn, Phù Chẩn

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu

Trong những năm qua trên tất cả các phương diện đời sống kinh tế, xã hội của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có nhiều chuyển biến tích cực góp phần làm cho đời sống cán bộ và nhân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên sự phát triển đó chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của thị xã Từ Sơn. Trong đó có rất nhiều nguyên nhân, một trong số đó có nguyên nhân chính là việc buôn bán hàng giả đã tồn tại và phát triển tiềm ẩn trrên địa bàn thị xã. Việc buôn bán là lưu thông hàng giả đã làm ảnh hưởng và nguy hại đến người sản xuất và người tiêu dùng nói riêng cũng như ảnh hưởng đến hình ảnh và nền kinh tế chung của thị xã...những vấn đề đó là cản trở sự phát triển, gây khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu đưa thị xã trở thành một thành phố vệ tinh vào năm 2020. Với những lý do nêu trên và là một cán bộ công tác trong lĩnh vực quản lý thị trường, tôi chọn địa bàn thị xã Từ Sơn làm địa điểm nghiên cứu với mong muốn góp phần lý luận với Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thị xã Từ Sơn cũng như Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc quản lý và chống nạn buôn bán hàng giả của thị xã trong những năm tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

Số lượng mẫu nghiên cứu đối với công tác chông việc buôn bán hàng giả tại thị xã Từ Sơn là 305 mẫu.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Số liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp qua điều tra thực tế. Mẫu điều tra cụ thể là 305 mẫu và được phân bổ như sau:

Bảng 3.1 Phân bổ mẫu điều tra

Đối tượng điều tra Số mẫu Chức vụ Cấp trưởng Cấp phó CB, CC 1. Lãnh đạo Sở, Đơn vị liên quan 15 5 10 - 2. Cán bộ, công chức Sở Công thương, Công

an thị xã, Đội quản lý thị trường 90 - - 90

3. Tổ chức kinh doanh 70 - - -

4. Người dân 130 - - -

Tổng số 305 5 10 90

3.2.2.2 Số liệu thứ cấp

Căn cứ vào các tài liệu đã được công bố từ năm 2011 - 2014 của các cơ quan chức năng trong trên địa bàn thị xã Từ Sơn đã được thống kê, báo cáo (Phòng Thống kê thị xã) và các bộ phận chức năng của Đội Quản lý Thị trường thị xã Từ Sơn như: Phòng tổ chức - hành chính, Phòng nghiệp vụ - tổng hợp, các Đội Quản lý thị trường, Công an tỉnh và thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh.

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Các dữ liệu sau khi thu thập được kiểm tra, hiệu chỉnh và nhập vào máy tính, sau đó được xử lý bằng phần mền excel.

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thông kê kinh tế

+ Thống kê mô tả: Dùng số tuyệt đối, số tương đối để mô tả thực trạng tình hình kiểm tra, kiểm soát của Đội Quản lý Thị trường thị xã Từ Sơn và một số nhận định về các yếu tố có liên quan.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

+ Thống kê so sánh

- Việc sử dụng phương pháp này chủ yếu là so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh liên hoàn

- So sánh kết quả thu nộp Ngân sách Nhà nước của chi cục với cơ quan ban ngành khác

- So sánh các yếu tố khác có liên quan về hoạt động kiểm tra, kiểm soát qua các năm

3.2.5 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp chuyên gia: Luận văn này sẽ sử dụng các tài liệu, các công

trình nghiên cứu của các chuyện gia và ý kiến của chuyên gia về các loại tài liệu này. Trong phương pháp này chúng ta có thể sử dụng một trong hai cách lấy ý kiến: tổ chức hội thảo hoặc xin ý kiến trực tiếp từ chuyện gia.

Phương pháp chuyên khảo: Luận văn sẽ tiến hành khảo sát ở các cơ quan, đơn vị có tính chất điển hình về công tác quản lý hàng hóa tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

3.3 Hệ thống các chỉ tiêu trong nghiên cứu

- Chỉ tiêu về cơ cấu về lao động: Theo giới tính, độ tuổi, trình độ; mức độ tăng, giảm qua các năm.

- Chỉ tiêu về phân bổ lao động theo địa bàn: Số công chức QLTT làm việc tại một Đội QLTT địa bàn.

- Chỉ tiêu về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả giai đoạn 2010- 2012. - Kết quả xử lý về số vụ và số tiền theo các loại hình hàng giả (Giả về nhãn hiệu hàng hóa, giả về kiểu dáng công nghiệp, giả về chỉ dẫn địa lý, giả về tem nhãn, bao bì ).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng hàng giả tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

4.1.1 Thực trạng hàng giả

- Hoạt động buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn thị xã Từ Sơn nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung trong những năm qua diễn biến phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ngành hàng và thường phát triển mạnh vào những dịp lễ, tết cuối năm do nhu cầu mua sắm, tiêu dùng tăng cao. Địa bàn kinh doanh hàng giả phần lớn phân bố trên các huyện, thị xã và thường tập trung tại các chợ đầu mối như chợ Nhớn, chợ Từ Sơn, chợ Phố Mới,... Hàng giả chủ yếu được sản xuất từ Trung Quốc, còn ở trong tỉnh các đối tượng vi phạm thường thuê nhà ở nhưng nơi hẻo lánh, khu vực mới phát triển đô thị vừa để ở vừa sản xuất hàng giả, và chỉ thuê trong một thời gian ngắn rồi đổi địa điểm khác nhằm tránh bị người dân khu vực xung quanh phát hiện. Hiện tại, các mặt hàng may mặc, hàng tiêu dùng bằng da hoặc giả da như giày dép, va ly, ba lô du lịch, túi xách thời trang, băng đĩa sao chép lậu, giấy vệ sinh, đồng hồ, mắt kính, phụ tùng xe gắn máy,bột giặt, mỹ phẩm, gas, phân bón … là các mặt hàng có hàng giả chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại hàng giả đã được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý trên địa bàn toàn tỉnh.

- Thủ đoạn buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền SHTT ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn, phổ biến là dùng hàng kém chất lượng hoặc các nguyên liệu rẻ tiền khác pha trộn với một lượng hàng thật theo tỷ lệ xác định (mặt hàng: Rượu, bột ngọt, xi măng, phân bón) hoặc tự sản xuất hàng, sau đó dán nhãn mác của các doanh nghiệp đã được đăng ký nhãn hiệu (mặt hàng: May mặc, tiêu dùng). Đối với mặt hàng bột giặt giả mạo nhãn hiệu Omo, Tide đang phổ biến hiện nay, thường được sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không cất trữ trong kho chờ tiêu thụ, phần lớn là các đối tượng đặt in bao bì từ nơi khác về sau đó đóng bột giặt có phẩm cấp thấp vào và được hàn lại bằng máy hàn túi nilon , rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Trong thời gian gần đây việc sản xuất hàng giả đã có sự phân công chặt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

chẽ, có đối tượng chuyên sản xuất các loại bao bì, tem, nhãn giả, kể cả các loại tem phản quang chống giả, sau đó bán cho các đối tượng trực tiếp sản xuất thành phẩm.

Thị trường hiện nay đang rất nhiều hàng giả do Trung Quốc và của nhiều nước khác sản xuất với đủ nhãn hiệu. Hàng giả có từ chiếc bàn chải đánh răng nhãn hiệu P/S mà giá bán chỉ vài nghìn đồng đến hàng loạt sản phẩm điện tử hiện đại đắt tiền như ổ cứng máy vi tính, usb, tivi, đầu DVD, tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh… của các nhãn hiệu nổi tiếng như National, Phillips, Mitsubishi….Riêng các mặt hàng điện gia dụng, cứ loại hàng nào bán chạy là chỉ một thời gian sau sẽ có hàng giả xuất hiện. Một loại hàng giả được khuyến cáo là có những điểm khác hàng chính hiệu thì những lô hàng giả về đợt sau sẽ được cải tiến để giống như hàng chính hãng.

Những năm qua hầu hết các mặt hàng có uy tín của nước ta đã bị làm giả và đã được tung ra thị trường và trong đó có địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Thiết bị vệ sinh nhãn hiệu Toto, Inax, Senta...Ổ cắm điện Roman, Vanlok, linh phụ kiện ngành nước của Tiền Phong, Vesbo, nước mắm Nam ngư, bột ngọt Vedan, mỹ phẩm Unilever, săm xe máy Sao Vàng, dây cáp điện Trần Phú, hóa mỹ phẩm giả mang nhãn hiệu Pond, Olay, Dove, gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Trong số các hiện tượng hàng giả đã phát hiện ở thị trường có thể chia ra thành:

a. Hàng nội giả hàng ngoại

Những người làm hàng giả mua bao bì cũ, tân trang lại, sau đó tự pha chế sản phẩm có chất lượng thấp hơn hàng thật, xong cho vào bao bì đã tân trang và đưa ra thị trường tiêu thụ. Về mặt hàng rượu, họ sử dụng rượu sản xuất trong nước pha thêm cồn, hương liệu, phẩm màu cho vào chai đã qua sử dụng, đóng nắp rồi dán nhãn đưa ra thị trường bán giá như rượu ngoại nhập như Remy Martin, Hennessy, Johny Walker, Chivas… Tuy nhiên, do tính chất siêu lợi nhuận của mặt hàng này nên tỉ lệ bị làm giả rất cao. Những người làm hàng giả mua hàng trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất xứ, sau đó cho vào bao bì được in tại Việt Nam hoặc loại bao bì in từ nước ngoài. Sau đó cho nguyên liệu tự pha vào bao bì dán nhãn, mác đóng hộp rồi bán ra thị trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

b. Hàng nội giả hàng nội

Đặc điểm của loại hàng này là không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, làm giảm giá trị sử dụng như: mỳ chính Ajinomoto, rượu Vodka Hà Nội, bột giặt Omo, băng vệ sinh Kotex, diêm Thống nhất, … gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội. Những người làm hàng giả chỉ chú trọng vào những loại hàng dễ làm và có thể làm được để sản xuất. Họ bán giá hàng giả rẻ hơn hàng thật hoặc dùng hình thức khuyến mại, làm ảnh hưởng đến những nhà sản xuất chân chính.

c. Hàng ngoại giả hàng ngoại

Có thể tạm chia ra hai nguồn chính cung cấp hàng giả: hàng giả làm trong nước và hàng làm từ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc) đem vào. Đối với hàng giả làm trong nước, các cơ quan chức năng có thể kiểm tra và xử lý tận gốc. Nhưng đối với hàng giả từ Trung Quốc, ta chỉ có thể xử lý phần “ngọn”, tức là người vận chuyển, buôn bán. Đặc biệt, hiện nay một số loại hàng hoá đã được đặt hàng từ Trung quốc nhập lậu vào Việt Nam như sen vòi tắm hiệu Senta, Inax, Cesar, bếp ga hiệu Rinnai, Paloma; đồng hồ các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới, điện thoại di động Nokia, Samsung, máy ảnh Canon... nước hoa, hóa mỹ phẩm, máy nghe nhạc MP3, MP4, Sony...

Trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, văn hóa phẩm: Hàng giả được sản xuất rất tinh vi, mẫu mã bao bì rất giống hàng thật. Nếu không có thông tin giúp

Một phần của tài liệu giải pháp chống buôn bán hàng giả tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)