2.1.6.1 Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò điều hành quản lý của
Nhà nuớc trong phát triển kinh tế - xã hội:
Đây là biện pháp quan trọng nhất, có ý nghĩa cơ bản và quyết định đến việc phòng ngừa tội phạm sản xuất và buôn bán hàng giả, trong đó phát triển sản xuất là vấn đề mấu chốt, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, có vai trò thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Để phát triển sản xuất trong giai đoạn hiện nay, trước hết phải nghiên cứu và thực hiện xoá bỏ cơ chế quản lý hành chính quan liêu, chuyển hẳn sang cơ chế thị trường, có sự phân định rõ chức năng quản lý hành chính với chức năng quản lý sản xuất và kinh doanh. Phân định rõ quyền sở hữu với chính quyền quản lý. Có chế định rõ ràng vế chế độ trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể trong lĩnh vực quản lý Nhà nước.
Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế theo hướng đồng bộ, thích ứng và có hiệu lực trong cơ chế thị trường, nhằm tạo ra môi trường sản xuất và kinh doanh tự chủ, thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo trật tự xã hội. Nhà nước có vị trí điều hành, hướng dẫn, điều tiết, cân đối mang tính vĩ mô và tổng thể các hoạt động sản xuất và kinh doanh (Trần Văn Trọng, 2014).
Nhà nước điều hành và quản lý kinh tế - xã hội phải triệt để tuân thủ đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần được Nghị quyết Đại hội VIII, Đại hội IX đề ra. Trong đó, phát triển thị trường hàng hoá trong nước mở rộng, tạo điều kiện để cho các hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh trong nước phát triển, đây là điều kiện để mở rộng và phát triển sản xuất trong nước. Đồng thời, chú trọng phát triển dầu tư hợp lý cho các chương trình, dự án kinh tế lớn, làm nòng cốt cho các ngành nghề sản xuất và các địa phương phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội.
Nếu thực hiện tốt chính sách kinh tế - xã hội như trên sẽ tạo ra công an việc làm cho người lao động, tạo ra nhiều của cải cho xã hội, tăng sản phẩm hàng hoá được sản xuất trong nước với chất lượng tốt, mẫu mã hình thức đẹp, giá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24
thành sản phẩm hạ, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất nội địa với hàng hoá được sản xuất từ nước ngoài nhập vào. Từng bước xoá đói giảm nghèo cho nhân dân vùng sâu, vùng xa. Nhu cầu vật chất như công cụ sản xuất được đáp ứng, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá phục vụ cho sinh hoạt từng bước được cải thiện. Làm được như vậy, mâu thuẫn cơ bản giữa cung và cầu từng bước được giải quyết, cũng có nghĩa là phòng ngừa, ngăn chặn được một trong những nguyên nhân căn bản nhất của tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả. Thống nhất vai trò điều hành và quản lý của Nhà nước từ trung ương đến cơ sở thông qua hệ thống pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ, xây dựng môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, không để tình hình sản xuất và buốn bán hàng giả xen vào.
Trong tình hình hiện nay, các hoạt động kinh tế và các quan hệ sản xuất kinh doanh diễn ra sôi động và đa dạng, đòi hỏi cấp bách là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, trọng tâm là quản lý Nhà nước về sản xuất và kinh doanh, cụ thể là việc cấp phép và quản lý sản xuất kinh doanh. Không để tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả nảy sinh và phát triển.
Từ cuối năm 1999 đến nay, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng ngừa, ngăn chặn tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả. Nhiều văn bản qui phạm pháp luật được ban hành, song việc quán triệt và triển khai thực hiện chưa thực sự có hiệu quả, đặc biệt còn thiếu đồng bộ và thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Chính vì vậy, Nhà nước cấp tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương triển khai thực hiện tốt một số nội dung cụ thể sau:
Tăng cường quản lý tốt việc cấp phép cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về hoạt động sản xuất, kinh doanh (Trần Văn Trọng, 2014).
Thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, củng cố tổ chức đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với việc quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp. Tiếp tục bổ sung và cụ thể hoá hệ thống pháp lý trong việc xử lý những tranh chấp về sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức về sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp cho nhân viên điều tra, giám định, kiểm sát, toà án để quá trình vận dụng, tránh những sai sót do thiếu kiến thức (Trần Văn Trọng, 2014).
Quá trình thực thi điều hành và quản lý Nhà nước từ trung ương đến cơ sở phải dựa vảo cơ sở pháp lý chung nhất, đó là: Điều 156. 157, 158, 171 của Bộ luật hình sự 1999; Điều 805 của Bộ luật Dân sự; Pháp lệnh số 18 về chất lượng hàng hoá; Pháp lệnh số 13 về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Chỉ thị 31/1999 của Thủ tướng chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả; Nghị định số 12/1999 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong sở hữu công nghiệp; Nghị định số 54/2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Thông tư liên tịch số 10/2000 giữa Bộ Thương Mại - Bộ tài chính - Bộ Công An - Bộ khoa học công nghệ & môi trường hướng dẫn thi hành nghị định số 12 của Chính phủ.
Đề thống nhất được về nhận thức và hành động trong công tác phòng ngừa sản xuất và buôn bán hàng giả, Chính phủ phải đứng ra, hoặc giao cho một Bộ, Ngành chủ trì phối hợp các ngành, các cấp có chức năng liên quan, cùng xây dựng kế hoạch hành động cụ thể bằng những nội dung, biện pháp cụ thể. Định kỳ phải có sơ kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện và xây dựng chương trình hành động cho thời gian tới.
2.1.6.2 Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, đào tạo bồi dưỡng và vận
động toàn dân tham gia công tác phòng ngừa buôn bán hàng giả, phải được thực
hiện trên một số mặt sau:
Xác định rõ tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả có nguồn gốc phát sinh và phát triển từ lâu, mọi lĩnh vực của đời sông xã hội, có mặt ở mọi miền của đất nước. Trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, hàng giả có xu hướng ngày càng phát triển. Công tác phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành từ TW đến tân cơ sở, có tính chất lâu dài.
Mục đích của công tác này là từng bước nâng vao dân trí, làm cho toàn dân hiểu được tác hại của hàng giả, hiểu được thể nào là hàng giả, hàng thật, hiểu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26
được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Từ đó, làm cho họ tự giác không tham mua hàng giả rẻ tiền, không sử dụng hàng giả, tích cực tham gia cùng các lực lượng chức năng của Nhà nước phòng ngừa và đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm này.
Trước mắt là các cơ quan thông tin đại chúng phải xác định trách nhiệm của mình, đàu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, giành tỷ lệ thời gian phù hợp cho chương trình tuyên truyền trên báo hình, báo nói và báo viết.
Các cơ quan xây dựng pháp luật và bảo vệ pháp luật phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp những thông tin tài liệu liên quan đến các quy định của Nhà nước, các cụ án trọng điểm và những tập thể, cá nhân dũng cảm, mưu trí và có thành tích xuất sắc trên mặt trận phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả (Trần Văn Trọng, 2014).
Nhà nước, giao cho các bộ, ngành liên quan như Toà án, Kiểm sát, Công an, nhất là Bộ giáo dục và Đào tạo phối hợp nghiên cứu và đưa ra công tác giáo dục phòng ngừa và đấu tranh chống hàng giả vào trong chương trình học chính khoá của các học sinh phổ thông.
Cấp uỷ và chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở xã, phường phải thường xuyên tuyên truyền, vận động từng hộ gia đình gương mẫu đăng ký không sử dụng hàng giả, không tham gia sản xuất và buôn bán hàng giả, tố giác với cơ quan chức năng. Những trường hợp vi phạm phải được xét xử công khai, nghiêm minh làm bài học để giáo dục răn đe những người khác. Phát động phong trào chống hàng giả được toàn dân ủng hộ và tích cực chủ động tham gia.
Nội dung cần giáo dục và tuyên truyền để cho mọi thành viên trong xã hội hiểu được:
Thứ nhất: Tất cả các văn bản pháp quy về lĩnh vực chống hàng giả và nhận biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.
Thứ hai: Tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán
hàng giả là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi thành viên trong xã hội vì: sản xuất và buôn bán hàng giả có tác động tiêu cực trực tiếp đến mọi lĩnh vực trong đời sống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27
xã hội. Nó phá hoại quá trình sản xuất và kinh doanh lành mạnh, làm sói mòn đến đời sống tinh thân và niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Chính phủ trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, chống sản xuất và buôn bán hàng giả nói riêng, gây sự hoài nghi trong cuộc sống hàng ngày. Nó ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng con người... nên tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả là tham gia xây dựng xã hội phát triển văn minh, là tự bảo vệ chính quyền lợi của bản thân mình.
Thứ ba: Mỗi người dân muốn cùng đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái phải hiểu là: Không sử dụng hàng giả, không tham gia bất cứ một công đoạn nào của quá trình sản xuất và buôn bán hàng giả; khi phát hiện hàng giả hoặc người nào sản xuất và buôn bán hàng giả thì chủ động tố giác với các cơ quan có chức năng như: Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Tổ chức thanh tra của Bộ khoa học công nghệ và môi trường hoặc thanh tra chuyên ngành để có biện pháp bắt giữ, xử lý.
Thứ tư: Nên biểu dương khuyến khích kịp thời những tập tể và cá nhân điển hình tiên tiến, có thành tích trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, để nhân rộng, khuyến khích nhiều tập thể và cá nhân tham gia. Đưa tin kịp thời những vụ án sản xuất và buôn bán hàng giả được các cơ quan bảo về pháp luật phát hiện, điều tra và xử lý nhằm giáo dục răn đe, ngăn chặn những người khác có ý định phạm tội (Trần Văn Trọng, 2014).
2.1.6.3 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm
Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với các hành vi vi phạm về hàng giả của Chi cục Quản lý thị trường, Đội Quản lý thị trường Thị xã Từ Sơn được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật với yêu cầu là quá trình kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh bình thường của các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh. Cụ thể:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28
Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm tra, xử lý hàng giả
1) Với các loại hàng giả thông thường không phải hàng giả về sở hữu trí tuệ như: Giả về nhãn hàng hóa, giả chất lượng hàng hóa, tem nhãn bao bì giả thì lực lượng Quản lý thị trường xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật hoặc kiểm tra đột xuất khi có tin báo của doanh nghiệp, quần chúng nhân dân; trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại.
2) Với loại hàng giả về sở hữu trí tuệ thì lực lượng Quản lý thị trường thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm được thực hiện theo nguyên tắc và quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm quy định tại Thông tư 12/2008/TT-BCT ngày 22/10/2008 hướng dẫn quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan Quản lý thị trường cụ thể như sau:
* Đối với trường hợp xâm phạm quyền: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ bị xử lý trong các trường hợp sau:
- Chủ thể quyền, hoặc người đại diện hợp pháp của chủ thể quyền (sau đây gọi tắt là chủ thể quyền) yêu cầu xử lý theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 4 Điều 21 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP;
- Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội yêu cầu xử lý theo
Nguồn tin báo
hoặc qua điều tra trinh sát Đơn tố cáo của chủ thể quyền Tổ chức kiểm tra Hàng giả không phải SHTT Hàng giả về SHTT Trgiám ưng cđịnh ầu Kết luận và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với các nhóm hàng là lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, thức ăn dùng cho chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi.
* Đối với trường hợp hàng hoá giả mạo: Hành vi kinh doanh hàng hoá giả mạo về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và hành vi sao chép lậu đối với các sản phẩm văn hóa - thông tin (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo) bị xử lý trong các trường hợp:
- Đơn thư của chủ thể quyền tố cáo hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo, yêu cầu xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ;
- Đơn thư của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, hoặc phát hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo gây thiệt hại cho người tiêu dùng, hoặc cho xã hội tố cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 198 và điểm c, d khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Cơ quan Quản lý thị trường có thể chủ động kiểm tra, xử lý hành vi kinh doanh hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ mà không nhất thiết phải có yêu cầu của chủ thể quyền hoặc cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích liên quan theo quy định tại Điều 33 Nghị định 97/2010/NĐ-CP"
* Với trường hợp vi phạm gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội: Trường hợp cơ quan Quản lý thị trường phát hiện hành vi vi phạm gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (hàng hóa vi phạm là lương thực, thực phẩm, thuốc