Đánh giá kết quả kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo của

Một phần của tài liệu kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 93 - 103)

4.3.1 Công tác chuẩn bị, điều tra, rà soát đối tượng hộ nghèo

4.3.1.1 Kết quảđạt được

Việc xác định hộ nghèo đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp từ tỉnh xuống huyện, thành phố đến xã, phường chỉ đạo thông qua hệ thống văn bản quy định, cụ thể như: Xây dựng kế hoạch điều tra rà soát từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Thành lập Ban chỉ đạo điều tra, rà soát, tổ giám sát công tác điều tra theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ Lao động TB&XH, được công khai, dân chủ có sự tham gia của người dân thông qua việc bình xét hộ nghèo tại các thôn, khu dân cư

Công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách đối với người nghèo và các quy định về xác định đối tượng nghèo đã được triển khai tới toàn thể người dân trên địa bàn thông qua các hình thức phong phú như: trên hệ thống loa, đài truyền thanh của các thôn, xã, thông qua các khẩu hiệu, pano áp phích tuyên truyền, cổ động,…. Đồng thời UBND huyện cũng đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ xác định đối tượng nghèo cho các cán bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 huyện, xã và cán bộ điều tra xác định đối tượng nghèo tại các thôn (chủ yếu là các trưởng thôn, trưởng khu dân cư).

Bảng 4.13 Đánh giá của cán bộ làm công tác giảm nghèo về các lớp tập huấn nghiệp vụ quy trình, công cụ và kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo

TT Nội dung Tốt Chưa tốt

SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Thời gian của 1 lớp tập huấn 26 86,67 4 13,33 2 Thời gian tổ chức lớp tập huấn 26 86,67 4 13,33 3 Phương pháp truyền đạt của giảng viên 13 43,33 17 56,67 4 Nội dung của khóa tập huấn 20 66,67 10 33,33 5

Kinh phí và văn phòng phẩm hỗ trợ cho

các học viên 18 60,00 12 40,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Để đánh giá được hiệu quả của các lớp tập huấn nghiệp vụ đối với các cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, cán bộ chủ chốt xã và các trưởng thôn, khu dân cư tác giả tiến hành lấy ý kiến của các cán bộ đã tham gia lớp tập huấn đánh giá về nội dung, thời gian tổ chức, và một số ý kiến khác liên quan đến lớp tập huấn.

Theo đánh giá của các cán bộ làm công tác giảm nghèo được điều tra cho thấy, thời gian tổ chức và thời lượng của một lớp tập huấn tương đối phù hợp với công việc chuyên môn và công việc gia đình của họ, lớp tập huấn thường được huyện tổ chức vào các ngày nông nhàn do đó không có sự ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và công việc của họ.

4.3.1.2 Tồn tại, hạn chế

Công tác tuyên truyền về lĩnh vực giảm nghèo, cụ thể như các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo; trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp, các ngành, Hội, đoàn thể và của người dân trong công tác giảm nghèo tại một số địa phương chưa cao; chưa thu hút được sự quan tâm của người dân và của chính bản thân người nghèo, cận nghèo nên mỗi năm khi tiến hành bình xét

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 hộ nghèo, cận nghèo tại các thôn, khu dân cư thì tỷ lệ người dân tham gia họp còn thấp (có nhiều nơi không đạt chỉ tiêu theo quy định).

Hộp 4.1. Ý kiến đánh giá của trưởng thôn Bùi Bồng xã Dương Quang

Hỏi: Tại sao người dân ở thôn bác khi được mời họp lại không tham dự họp đầy đủ, mà chỉ có số ít tham gia?

TL: Chỉ những người có tên trong danh sách bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo họ mới đến dự, còn những hộ khác họ không quan tâm.

Hỏi: Vậy ở thôn bác không có hộ nào không nghèo tức là hộ có mức sống trung bình hoặc khá giả họ có ra họp không?

TL: Cũng có đấy, nhưng là vì những người này có họ với hộ được bình xét nên họ ra để khi lấy biểu quyết thì giơ tay tán thành cho đông.

(Nguồn: Điều tra hộ năm 2014)

Tuy nhiên theo đánh giá của các cán bộ làm công tác giảm nghèo cho thấy các phương pháp tập huấn của các giảng viên chưa thực sự hiệu quả, qua điều tra phỏng vấn các cán bộ làm công tác giảm nghèo cho thấy (bảng 4.13) các giảng viên chưa áp dụng các phương pháp tập huấn tiên tiến như lấy học viên làm trung tâm, chỉ dừng lại ở phương pháp tập huấn thụ động giảng viên đọc còn học viên nghe. Do vậy có tới 56,67% số lượng cán bộ làm công tác giảm nghèo được điều tra cho rằng phương pháp truyền đạt của giảng viên chưa tốt do đó họ chưa nhiệt tình tham gia vào các nội dung của khóa tập huấn, và chưa nắm rõ và lâu các nội dung tập huấn. Thêm vào đó, các biểu mẫu điều tra khảo sát hộ nghèo còn nhiều, nội dung nhiều mục phức tạp do đó các cán bộ làm công tác giảm nghèo chưa nắm bắt được kỹ các biểu mẫu nên trong quá trình hướng dẫn còn lúng túng trong quá trình điền thông tin cho hộ nghèo.

4.3.2 Chỉ đạo, tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

4.3.2.1 Kết quảđạt được

Công tác chỉ đạo thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo trên địa bàn huyện Mỹ Hào được sự quan tâm của lãnh đạo UBND huyện cũng như các cán bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 làm công tác giảm nghèo, được thực hiện theo Thông tư số 21/2012/TT- BLĐTBXH ngày 05/9/2012 của Bộ Lao động TB&XH về hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm.

Công tác xác định, lập danh sách các hộ thuộc diện điều tra, rà soát được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Sở Lao độngTB&XH tỉnh Hưng Yên và các quy định khác. Cán bộ điều tra đã căn cứ trên tình hình phát triển kinh tế của các hộ trong nhóm đối tượng nghèo, cận nghèo, có khả năng rơi xuống nghèo để đánh giá tổng thế và khách quan tình hình phát tiển kinh tế của hộ trong năm. Qua đó có các đánh giá, nhận định để đưa vào danh sách các hộ có khả năng thoát nghèo và các hộ có khả năng rơi xuống nghèo làm cơ sở cho các bước điều tra tiếp theo.

Sau khi có danh sách sơ bộ các hộ nghèo, các hộ có khả năng thoát nghèo và các hộ có khả năng rơi xuống nghèo Ban chỉ đạo cấp xã chỉ đạo cán bộ làm công tác giảm nghèo tiến hành khảo sát các hộ nghèo theo quy định. Công tác điều tra tại hộ được các hộ đánh giá rất cao, và tỷ lệ hộ đồng ý với đánh giá của các điều tra viên chiếm đa số.

4.3.2.2 Tồn tại, hạn chế Hộp 4.2 Sự cả nể

Ý kiến của đại diện của Trưởng thôn, xã Dương Quang, huyện Mỹ Hào

TT: Thôn tôi năm nay sẽ không giảm được hộ nghèo nào mà còn tăng nghèo. Hỏi: Thế thôn bác có gì biến động đặc biệt à?

TT: Năm nay chúng tôi có thêm hai cháu thuộc diện đơn thân nuôi con nhỏ, hoàn cảnh các cháu khó khăn quá nên phải cho vào nghèo để cho con cái đi học được miễn giảm học phí và hưởng trợ cấp xã hội.

Đây là nhóm người nghèo có tên trong danh sách hộ nghèo, nghèo để hưởng chính sách (không đáp ứng về tiêu chí hộ nghèo)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 Một số xã chưa thực sự tập trung chỉ đạo, thiếu đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình; trong khi nhiều xã, phường, thị trấn việc xác định hộ nghèo để thực hiện các chính hỗ trợ một cách chính xác, đúng đối tượng thì vẫn có một số các thôn, xã còn có “tư tưởng” để cho “người dân” ở cơ sở mình hưởng chế độ của nhà nước nên việc xác định hộ nghèo chưa đảm bảo đúng quy trình và tiêu chí quy định như trong hộp 4.2.

Mặt khác, một số địa phương điều tra viên sử dụng bộ công cụ điều tra để phân loại, nhận diện nhanh hộ có khả năng thoát nghèo, nguy cơ rơi xuống nghèo thông qua việc cho điểm giá trị tài sản của hộ gia đình làm chưa chính xác và chưa sát với điều kiện của hộ.

Ngoài ra, việc xác định hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo một số nơi còn nặng về chỉ tiêu giảm hộ nghèo nên xét hộ thoát nghèo không đúng thực tế như: Hộ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, hộ được hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa trong năm thì địa phương đưa vào diện thoát nghèo, nhưng thực tế thì cuộc sống của hộ còn rất khó khăn.

Thêm vào đó, kinh phí điều tra, rà soát hộ nghèo giải quyết chậm và chưa đáp ứng theo nhu cầu, mức chi cho từng nội dung của công tác điều tra quá thấp, nhất là chi trực tiếp cho điều tra viên làm ảnh hưởng đến tiến độ điều tra. Công tác tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo một số địa phương thực hiện chưa nghiêm túc, báo cáo chậm trễ và số liệu báo cáo thiếu chính xác.

Theo đánh giá của các hộ nghèo và cận nghèo cho thấy công tác khảo sát hộ nghèo trên địa bàn huyện có một số vấn đề cần khắc phục. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ về công tác điều tra thu thập hộ gia đình được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90

Bảng 4.14 Đánh giá của người dân về công tác khảo sát hộ nghèo

TT Nội dung T

ốt Chưa tốt SL T(%) ỷ lệ SL T(%) ỷ lệ

1 Các chỉ tiêu đánh giá về thu nhập bình quân của hộ 34 37,78 56 62,22 2

Các chỉ tiêu đánh giá về tình hình sản xuất kinh

doanh của hộ 30 33,33 60 66,67

3

Đánh giá chung về nội dung phiếu điều tra thu thập

hộ gia đình 32 35,56 58 64,44

4 Tính minh bạch của điều tra viên 62 68,89 28 31,11 5 Tinh thần, thái độ của điều tra viên 81 90,00 9 10,00 6

Việc thực hiện công khai danh sách hộ nghèo trên

địa bàn 86 95,56 4 4,44

7

Tính chính xác của danh sách hộ nghèo được điều

tra hàng năm 72 80,00 18 20,00

8

Tính đầy đủ của danh sách hộ nghèo được điều tra

hàng năm 79 87,78 11 12,22

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Bảng số liệu 4.14 đánh giá 3 nhóm chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu thứ nhất bao gồm các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng của các biểu mẫu điều tra hộ, nhóm chỉ tiêu thứ hai đánh giá về điều tra viên, nhóm chỉ tiêu thứ ba đánh giá về danh sách hộ nghèo được lập tại thôn, xã hàng năm.

- Đối với nhóm chỉ tiêu thứ nhất, qua điều tra cho thấy, đa số các hộ nghèo và cận nghèo đều cho rằng nội dung phiếu điều tra thu nhập của hộ gia đình rất khó để họ có thể kê khai đầy đủ và chính xác các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, thu nhập bình quân của hộ.

Khi điều tra thu nhập hộ gia đình dựa vào tổng thu và tổng chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trong vòng 12 tháng qua quy định rõ về nội dung nguồn thu của 8 hoạt động, gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, hoạt động dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, các khoản khác nhưng lại không có chỉ đạo từ Trung ương về những quy định cụ thể về giá cả của các loại hình trên để đồng nhất cách tính, hoặc quy đổi của địa phương (trên địa bàn toàn tỉnh) dẫn đến tình trạng có khi trong cùng một huyện, xã này tính giá lương thực hoặc sản lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 thu một kiểu, xã khác lại tính giá khác nên khi đối chiếu thu nhập bình quân/người/tháng so với chuẩn nghèo quy định thì có khả năng có hộ thu nhập dưới chuẩn nghèo ở xã này nhưng có thể lại là hộ cận nghèo hoặc hộ trung bình ở xã khác.

Ngoài ra, tại nội dung điều tra về các khoản khác trong phần phiếu điều tra thu nhập có quy định “gồm các khoản: thu từ hái lượm, quà tặng, tiền gửi về từ bên ngoài, lãi tiết kiệm, tiền cho thuê nhà, lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, ....”. Đây là nội dung mà các điều tra viên khi đi điều tra là khó lấy thông tin vì người dân thường dấu, không kê khai hết trong khi đó lại không có văn bản cụ thể nào quy định rõ về trách nhiệm của các hộ, ví dụ:

Đối với những hộ có người cao tuổi, mặc dù có nhiều con, các con có mức sống từ trung bình trở lên (có hộ thậm chí rất giàu) nhưng vẫn đề nghị bình xét hộ nghèo, khi các điều tra viên hỏi về số tiền mà con cháu có trách nhiệm hàng tháng phụng dưỡng các cụ thì đa số đều nhận được câu trả lời con cháu không cho hoặc theo họ thì bây giờ họ già rồi, không làm được việc nên nghiễm nhiên được coi là nghèo.

Trong mẫu phiếu điều tra thu nhập hộ chỉ tính đến phần chi cho các hoạt động Sản xuất kinh doanh, không tính đến các khoản chi của các hộ cho việc ốm đau bệnh tật nặng hiểm nghèo hoặc cho con cái đi học nhưng người dân khi bình xét hộ nghèo thì họ viện dẫn là các khoản chi lớn như vậy sao không được tính đến và đề nghị phải xét hộ nghèo cho các hộ trên.

- Đối với nhóm chỉ tiêu thứ hai, việc đánh giá của người dân về các điều tra viên là tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cho rằng điều tra viên vẫn chưa thực sự làm tốt nhiệm vụ của mình, vẫn chưa công tâm trong việc đánh giá, bình xét hộ nghèo. Trên thực tế, việc đánh giá, bình xét hộ nghèo của các điều tra viên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92 Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xác định hộ nghèo không chính xác là nhận định về đối tượng điều tra, rà soát và quy trình bình xét hộ nghèo chưa được thực hiện nghiêm túc và thống nhất. Mặc dù cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhưng việc áp dụng còn tùy tiện khiến các quy định trên dường như trở nên vô nghĩa và chỉ mang tính hình thức ở nhiều địa phương.

Câu hỏi "Thế nào là hộ nghèo" được đặt ra cho nhiều đối tượng phỏng vấn và thật thú vị khi nhận được những câu trả lời khác nhau. Nhận định về hộ nghèo không giống nhau giữa các xã có điều kiện kinh tế bình quân khác biệt. Những hộ "bị coi là nghèo" sống ở nơi mà đa số hàng xóm có đời sống khả giả có thể có thu nhập, tài sản tương đương với những hộ bình thường (không thuộc diện nghèo) của những khu vực có mặt bằng chung về tài sản và thu nhập thấp hơn, việc đưa các hộ này vào danh sách nghèo cũng ít gặp sự phản đối từ cộng đồng. Ngược lại, ở những thôn đời sống người dân đa số còn gặp nhiều khó khăn, việc đưa gia đình nào vào danh sách hộ nghèo được cộng đồng xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng rất nhiều.

Nhận định về đối tượng hộ nghèo không thống nhất bắt nguồn từ sự tùy ý trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ làm công tác giảm nghèo và các điều tra viên (các Trưởng, phó thôn, khu dân cư). Chưa nhận thức đúng về mục tiêu và đối tượng hưởng lợi từ chính sách xóa đói giảm nghèo nên họ tùy tiện "phân bổ chỉ tiêu" đến những đối tượng họ cho rằng xứng đáng, bỏ qua những bước tối quan trọng để đảm bảo việc lựa chọn hộ nghèo chính xác như chấm điểm tài sản, điều tra thu nhập hộ, bình xét công khai hộ nghèo tại thôn, khu dân cư có sự tham gia của người dân.... Do chỉ cần cao hơn hoặc thấp hơn 1 điểm tài sản, thu nhập chênh nhau 1.000 đồng - 2000 đồng/người/tháng là một

Một phần của tài liệu kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 93 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)