Kinh phí hỗ trợ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 106 - 108)

Áp lực phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo được mục tiêu giảm nghèo với nguồn kinh phí, nhân lực hạn hẹp cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng sai sót và thiếu quyết tâm chấn chỉnh sai sót trong quá trình xác định hộ nghèo.

Nhiệm vụ điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện hàng năm. Kinh phí điều tra, rà soát theo quy định tại Thông tư số 21 là được bố trí tại ngân sách địa phương. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu cho thấy là nguồn kinh phí chi cho công tác điều hành, quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và đặc biệt là cho việc điều tra, rà soát hộ nghèo của huyện Mỹ Hào là chưa cao. Cụ thể:

- Ngân sách tại huyện, xã không bố trí cho nội dung quản lý điều hành chương trình và điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm.

Như vậy, hàng năm việc điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện Mỹ Hào thực hiện dựa trên việc: Đây là trách nhiệm phải làm, hỗ trợ thêm từ chương trình mục tiêu quốc gia

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99 Năm 2013: hỗ trợ điều tra phiếu 4.000 đồng/phiếu; hỗ trợ mỗi xã 1.000.000 đồng chi cho nội dung giám sát đánh giá; hỗ trợ mỗi huyện 4.000.000 đồng cho nội dung giám sát đánh giá, tuyên truyền....

Mặt khác, phụ cấp của các điều tra viên (các Trưởng thôn, khu dân cư) là rất thấp (theo Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 17/01/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về bố trí chức danh, số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, thôn, khu dân cư tính theo hệ số mức lương tối thiểu chung quy định: Mức phụ cấp hệ số 0,9 Trưởng thôn, khu dân cư có trên 2.500 nhân khẩu trở lên; Mức phụ cấp hệ số 0,8 Trưởng thôn, khu dân cư có từ 1.000 nhân khẩu đến 2.500 nhân khẩu; Mức phụ cấp hệ số 0,7 Trưởng thôn, khu dân cư dưới 1.000 nhân khẩu) trong khi đó các việc từ trên cấp tỉnh triển khai xuống đều do các trưởng thôn, khu dân cư thực hiện.

Kinh phí và phụ cấp không tương xứng với yêu cầu công việc là lý do chính của tình trạng chưa xử lý nghiêm túc các sai phạm trong quá trình điều tra, xác định hộ nghèo. Kinh phí thực hiện điều tra rà soát thấp và thường chậm chễ khiến cho hoạt động điều tra, rà soát không đạt yêu cầu. Đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cấp thôn vừa thiếu vừa yếu bởi chế độ phụ cấp dành cho cán bộ cơ sở có tính chất tượng trưng nên chỉ có những người có tâm huyết cao với công việc mới chấp nhận mức thù lao này. Bên cạnh đó, chưa có cơ chế động viên đủ để khuyến khích cán bộ cơ sở thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được phân công. Vấn đề này là thách thức lớn không chỉ đối với chính quyền cơ sở mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác quản lý cán bộ. Do vậy, dù phát hiện nhiều cán bộ thiếu trách nhiệm, có vi phạm quy trình điều tra, rà soát nhưng việc xử lý hầu như chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, rút kinh nghiệm, hướng dẫn khắc phục hậu quả chứ chưa thực hiện nghiêm theo quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100 Không chỉ kinh phí điều tra, rà soát thấp mà kinh phí thực hiện quản lý, giám sát chương trình giảm nghèo cũng rất hạn hẹp khiến cho hoạt động phúc tra, kiểm tra chéo kết quả điều tra, rà soát chưa toàn diện, sâu rộng. Phúc tra danh sách hộ nghèo là khâu quan trọng, giúp phát hiện, xử lý sai sót kịp thời và đảm bảo kiểm tra toàn diện quy trình thực hiện của cấp cơ sở.

Mặt khác áp lực hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu với nguồn lực hạn hẹp còn được hỗ trợ mạnh mẽ bởi tư tưởng cầu an, ngại va chạm, chạy theo thành tích tạo áp lực lớn lên chính quyền cấp cơ sở. Cấp cơ sở thường quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu cấp trên giao bởi tiêu chí "hoàn thành

tốt nhiệm vụđược giao" là quan trọng nhất đối với việc nhận xét, đánh giá và

bổ nhiệm cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo. Vì vậy một số địa phương đã sử dụng "quyền" đưa hộ gia đình vào danh sách hộ nghèo hay ra khỏi danh sách hộ nghèo như một công cụ hữu hiệu để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Một phần của tài liệu kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 106 - 108)