Chuẩn nghèo và phương pháp xác định đối tượng nghèo không

Một phần của tài liệu kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 104 - 106)

phù hợp

Chuẩn nghèo hiện nay quá thấp so với nhu cầu thực tế của người dân. Quá trình nghiên cứu đã chứng minh: với thu nhập dưới 400.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và dưới 500.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 không đảm bảo 2.100Kcal/người/ngày, đó là còn chưa tính đến các nhu cầu thiết yếu khác như giáo dục, y tế, đầu tư để tạo thu nhập. Theo Viện Dinh dưỡng khuyến nghị, một khẩu phần ăn đạt mức 2.100Kcal/người/ngày khi đảm bảo lượng thực phẩm theo bảng sau:

Bảng 4.15 Chi tiêu dành cho ăn uống đểđảm bảo mức 2.100Kcal/người/ngày Tên thực phẩm Số lượng (g/ngày) Năng lượng (Kcal) Số lượng (Kg/tháng) Đơn giá (đ/kg) Thành tiền (1000đ) Gạo 400 1.376 12 13.000 156.000 Khoai củ 60 70 1,8 12.000 21.600 Cá 70 70 2,1 50.000 105.000 Đậu phụ 50 48 1,5 21.000 31.500 Đường 10 41 0,3 22.000 6.600 Thịt 50 130 1,5 90.000 135.000 Dầu mỡ 20 180 0,6 43.000 25.800 Lạc, vừng 10 57 0,3 42.000 12.600 Trứng 10 48,4 0,3 30.000 9.000 Rau quả 350 119 10,5 10.700 112.350 Muối 8 - 0,24 5.000 1.200

Năng lượng VNĐ/người/tháng (dành cho chế biến thực phẩm) 40.000

Tổng số 2.100 656.650

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Mỹ Hào)

Đây là tồn tại chung không chỉ riêng ở huyện Mỹ Hào mà còn ở rất nhiều địa phương khác, qua điều tra cho thấy nếu áp dụng mức xác định chuẩn nghèo là 2.100Kcal/người/ngày thì tại huyện Mỹ Hào cần tối thiều 625.000đ/người/tháng. Như vậy so với chuẩn nghèo hiện đang được áp dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97 thấp hơn so với thực tế rất nhiều. Điều này sẽ tạo ra sự bỏ sót hộ nghèo thực tế trên địa bàn huyện, gây ra sự thiệt thòi cho các hộ trên trong việc được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ qua đó có thể nâng cao thu nhập cho hộ gia đình họ. Chuẩn nghèo hiện được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu khi giải quyết tình trạng nghèo về lương thực thực phẩm, áp dụng trong tình hình hiện nay dễ dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tượng, nhận diện nghèo và phân loại đối tượng chưa chính xác.

Phương pháp đo lường hộ nghèo theo thu nhập còn một số hạn chế, nhiều hộ có xu hướng khai thu nhập thấp, nhiều nơi vẫn còn tình trạng "chạy hộ nghèo" để hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước. Bên cạnh đó, nhiều hộ có khoản thu nhập không thường xuyên và mang tính thời vụ nên việc đo lường thu nhập trực tiếp đặc biệt khó khăn.

Do đó, trong thời gian tiếp theo, việc thay đổi cách xác định chuẩn nghèo và phương pháp xác định đối tượng nghèo là rất cần thiết. Hiện nay trên thế giới và ở một số địa phương tại Việt Nam đang thí điểm phương pháp xác định đối tượng nghèo theo phương pháp đa chiều. Theo đó, ngoài tiêu chí về thu nhập, còn có 5 tiêu chí cơ bản: Y tế, giáo dục, điều kiện sống, tiếp cận thông tin, bảo hiểm và trợ giúp xã hội. Việc áp dụng phương pháp xác định đối tượng nghèo theo phương pháp đa chiều sẽ đánh giá chính xác và hiệu quả hơn các đối tượng nghèo.

Bên cạnh đó, cách thức xây dựng chuẩn nghèo theo thu nhập mà Việt Nam đang thực hiện là tiếp cận nghèo đơn chiều (chỉ tính riêng mức thu nhập). Hiện tại UNDP đã đưa ra một chỉ số mới là chỉ số đói nghèo đa chiều (MPI) cho Việt Nam đo lường 9 hình thức thiếu thốn khác nhau về 3 khía cạnh giáo dục, y tế và mức sống. Cách tiếp cận nghèo mới này có ưu điểm là có được cái nhìn tổng thể hơn về thực trạng nghèo của từng hộ gia đình ở nhiều phương diện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98 Hầu hết các cán bộ cơ sở, lãnh đạo địa phương tham gia phỏng vẩn đều đồng tình với nhận định chuẩn nghèo hiện tại quá thấp. Trong thực tế, ta xét ví dụ một người dân nghèo sống ở nông thôn với thu nhập dưới 400.000 đồng/tháng chia cho 30 ngày, như vậy người này chỉ sống trung bình là 13.000 đồng/ngày như vậy chỉ lo ăn không thôi đã khó chưa kể đến những khía cạnh khác trong cuộc sống như cái mặc, các mối quan hệ xã hội (đám cưới, đám ma...), tiền học cho con và cả ốm đau bệnh tật.

Mặt khác danh giới giữa chuẩn nghèo và cận nghèo lại "mong manh"; thu nhập chỉ từ 401.000 đồng trở lên đã không nghèo mà là cận nghèo nên trong thực tế có nhiều nơi việc xét về thu nhập như thế này cũng khó chính xác vì chỉ cần "dịch chuyển" thu nhập một, hai ngàn đồng đã là hộ nghèo hoặc cận nghèo.

Một phần của tài liệu kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 104 - 106)