Công tác chuẩn bị, điều tra, rà soát đối tượng hộ nghèo

Một phần của tài liệu kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 71)

4.2.1.1 Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin

Trong quy trình điều tra xác định đối tượng hộ nghèo thì tuyên truyền miệng là hình thức phổ biến được thực hiện ở các xã, thị trấn bằng cách tổ chức các buổi họp dân nhằm cung cấp thông tin cho người dân về nội dung rà soát hộ nghèo. Hầu hết các xã đều tổ chức các buổi họp bàn để trực tiếp phổ biến chương trình cho người dân, đồng thời giải đáp trực tiếp những thắc mắc của người dân về nội dung và các quy định của chương trình. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn đã họp, hướng dẫn và tập huấn cho thành viên Ban giảm nghèo các xã, thị trấn những nội dung cần thiết để giúp cho thành viên của ban bắt tay vào việc không lúng túng, đảm bảo đúng quy trình.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền cho hộ nghèo còn thông qua hệ thống truyền thông của Đảng, Nhà nước như báo, đài phát thanh, truyền hình của Trung ương và của địa phương; qua báo, tạp chí, đặc biệt là qua hệ thống loa, đài truyền thanh của huyện của các xã, thị trấn đã phát 896 giờ phát thanh, treo 77 khẩu hiệu tuyên truyền trên các trục đường chính của thôn xóm về chủ trương tới tận thôn, xóm đảm bảo tất cả người dân được biết đến chương trình...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 Để đánh giá mức độ nắm bắt thông tin về các chính sách, quy định giảm nghèo của Nhà nước, tác giả tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến của các hộ nghèo và cận nghèo để đánh giá sự nắm bắt thông tin của họ từ các kênh thông tin nào qua đó có các đánh giá tổng quát hơn về hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về chủ chương, chính sách giảm nghèo trên địa bàn.

Bảng 4.6 Các kênh người dân tiếp nhận thông tin về các chính sách, chương trình hỗ trợ người nghèo

TT Nội dung H

ộ nghèo Hộ cận nghèo Tổng cộng

SL T(%) ỷ lệ SL T(%) ỷ lệ SL T(%) ỷ lệ

1 Qua hệ thống loa phát thanh của thôn, xã

75 100,00 15 100,00 90 100,00 2 Qua tivi, đài phát thanh 47 62,67 14 93,33 61 67,78

3 Qua báo chí 3 4,00 7 46,67 10 11,11

4 Qua các thông báo ở thôn, tờ

rơi, pano, khẩu hiệu

38 50,67 8 53,33 46 51,11

5 Qua internet 0 0,00 1 6,67 1 1,11

6 Qua bạn bè, người thân 64 85,33 15 100,00 79 87,78 7 Qua các buổi họp dân ở thôn 26 34,67 11 73,33 37 41,11

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng số liệu tổng hợp trên cho thấy, việc thực hiện các thông báo trên hệ thống loa truyền thanh tại các thôn vào các khung giờ cố định đã mang lại hiệu quả rất tốt cho người dân nắm bắt được các thông tin về các chính sách, chương trình hỗ trợ người nghèo trên địa bàn huyện Mỹ Hào, 100% cả hai nhóm đối tượng nghèo và cận nghèo đều cho biết họ có được các thông tin trên là từ hệ thống loa phát thanh tại các thôn. Bên cạnh đó, một phần thông tin được trao đổi qua lại giữa người dân cũng là một kênh quan trọng để nắm bắt được các chính sách, chương trình hỗ trợ cho người nghèo, đây là kênh thông tin hiệu quả thứ 2. Tiếp theo là thông qua các chương trình tivi, đài phát thanh và các thông báo được dán hoặc viết tại các nơi công cộng như nhà văn hóa thôn, các tờ pano, khẩu hiệu, áp phích chứa đựng nội dung thông tin về các chương trình giảm nghèo của Nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 Việc tiếp cận các hình thức như báo trí, hoặc internet là rất hạn chế đối với nhóm người nghèo, và có sự khá hơn đôi chút với nhóm hộ cận nghèo tuy nhiên hai kênh thông tin này thực sự chưa thể đem lại hiệu quả đối với người nghèo. Mặc dù trong thời gian qua, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì việc tại một số thôn, xã có trang bị hệ thống inernet hỗ trợ cho người dân tại các điểm bưu điện văn hóa xã tuy nhiên hiệu quả đem lại không cao, người dân chưa biết sử dụng máy vi tính hoặc các dòng điện thoại thông minh để vào mạng tra cứu thông tin do đó trong tổng số 90 hộ được hỏi duy nhất có 1 hộ cận nghèo có thường xuyên sử dụng internet thông qua điện thoại thông minh để tìm kiếm thông tin trên mạng.

Việc nắm bắt được các thông tin về chính sách, chương trình hỗ trợ đối với người nghèo là 100% đối với các hộ dân trên địa bàn. Tuy nhiên việc hiểu biết đầy đủ các nội dung của các chương trình, chính sách trên đối với người dân vẫn còn một số hạn chế nhất định. Tình trạng vẫn có trường hợp người dân không hiểu rõ dẫn đến nhận thức sai lệch về đối tượng được xét duyệt.

4.2.1.2 Thành lập ban chỉđạo

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ trong việc thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo, trong mỗi giai đoạn huyện Mỹ Hào đều tiến hành thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp

Giai đoạn 2011-2015, Ngay từ năm 2011 Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết số 2790/ QĐ-UBND Mỹ Hào về việc thành lập Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo huyện Mỹ Hào, Thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo gồm Đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm trưởng ban, Trưởng phòng Lao động TB&XH là Phó Trưởng ban, ( cơ quan thường trực Ban chỉ đạo giảm nghèo), Lãnh đạo các phòng, ban Tài chính, kế hoạch, Thống kê, nông nghiệp, và các hội đoàn thể : Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh là các ngành thành viên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 Dựa trên các thành phần của Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, theo đó thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo; chỉ đạo cấp xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã.

Như vậy, huyện Mỹ Hào có 1 Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, 13 Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã, thị trấn.

- Các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo và tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, xã làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không có phụ cấp.

Tại cấp xã, cán bộ Lao động TB&XH kiêm nhiệm là Thường trực Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã; chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo cấp xã.

Trên cơ sở thành lập ban chỉ đạo giảm nghèo, thực hiện Thông tư hướng dẫn số 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28/2/2007 của Bộ Lao động TB&XH về hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm. UBND huyện Mỹ Hào đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND xã thành lập ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo hàng năm, theo đó:

* Cấp xã

UBND cấp xã lập ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo bao gồm đồng chí Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, Phó ban hoặc Ủy viên thường trực là cán bộ phụ trách Lao động TB&XH xã, các ủy viên bao gồm các trưởng thôn, và đại diện các chi hội đoàn thể ở thôn để trực tiếp thực hiện rà soát hộ nghèo (gọi tắt là Ban chỉ đạo). Ban chỉ đạo cấp xã có nhiệm vụ:

- Phổ biến mục đích, yêu cầu của việc rà soát hộ nghèo.

- Trực tiếp rà soát hộ nghèo và tổ chức bình xét công khai, dân chủ. - Đề nghị Ban chỉ đạo cấp huyện phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo của xã; trình Uỷ ban nhân dân xã làm thủ tục công nhận hộ thoát nghèo, hộ nghèo mới;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 - Phân công các thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách thôn và trực tiếp tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, theo dõi biến động hộ nghèo trên địa bàn xã.

* Cấp huyện

Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp huyện, đảm bảo mỗi xã có 01 giám sát viên theo dõi, đôn đốc quá trình điều tra.

Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo cấp huyện là phòng Lao động TB&XH huyện. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo cấp huyện bao gồm:

- Đề xuất với Uỷ ban nhân dân huyện kế hoạch rà soát, xác định hộ nghèo; phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo việc rà soát hộ nghèo;

- Tổ chức thẩm định kết quả rà soát hộ nghèo do các xã gửi lên; trường hợp thấy số liệu phản ánh chưa đúng tình hình thực tế của địa phương, có thể tổ chức kiểm tra lại kết quả rà soát.

- Trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt danh sách hộ thoát nghèo, hộ nghèo mới, danh sách hộ nghèo trên địa bàn huyện, thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận và báo cáo Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh;

- Quản lý, theo dõi biến động hộ nghèo trên địa bàn huyện.

4.2.1.3 Tổ chức tập huấn nghiệp vụ

Việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ rà soát cho các giám sát viên, điều tra viên cấp xã về quy trình, công cụ và kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo luôn được huyện Mỹ Hào quan tâm và thực hiện theo đúng các Thông tư, hướng dẫn của cấp trên.

Trong giai đoạn 2012-2014, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã tổ chức 18 lớp đào tạo tập huấn cho trên 2000 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn và các Trưởng thôn, khu dân cư (Bảng 4.7).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68

Bảng 4.7 Kết quả tập huấn nghiệp vụđiều tra xác định đối tượng nghèo trên địa bàn huyện Mỹ Hào

TT Nội dung ĐVT 2012 2013 2014 Tổng

1 Số lớp Lớp 11 6 1 18

2 Số lượt học viên Người 1.287 660 110 2.057 3 Số học viên hưởng lương Người 176 13 0 189 4 Số học viên không hưởng lương Người 1.111 647 110 1.868 5 Số học viên bình quân/lớp Người/lớp 117 110 110 114,3 6 Thời gian 1 khóa tập huấn ngày 2 2 2 2

(Nguồn: Phòng Lao độngTB&XH huyện Mỹ Hào)

Trên thực tế, để đảm bảo số lượng cán bộ làm công tác giảm nghèo, cán bộ điều tra hộ nghèo trên địa bàn tại các xã, thôn, tổ dân phố được tập huấn để có thể nắm bắt được các quy định, quy trình, các bước thực hiện điều tra xác định hộ nghèo thì đối tượng ưu tiên đối với các học viên trong các khóa tập huấn trong năm 2012 là các cán bộ cấp huyện, cán bộ quản lý cấp xã và các trưởng thôn. Tiếp theo năm 2013 các học viên là một số cán bộ quản lý cấp xã và các tổ trưởng tổ dân phố, trong năm 2014 các đối tượng học viên chủ yếu là các tổ trưởng tổ dân phố và một số cán bộ làm công tác hội, đoàn thể ở thôn.

Tại các lớp tập huấn, các học viên đã được cán bộ Sở Lao động TB&XH hướng dẫn về nghiệp vụ, quy trình, cách thức điều tra, thu thập thông tin, ghi phiếu, tổng hợp kết quả, công cụ điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ trung bình trong giai đoạn 2011-2015. Đối tượng và phạm vi điều tra, rà soát là toàn bộ các hộ dân cư đang có hộ khẩu thường trú trên địa bàn các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Mỹ Hào.

Qua bảng số liệu 4.7 cho thấy số lượng học viên bình quân là trên 114 người/lớp. Với số lượng học viên bình quân thực tế cao như vậy thì rất khó có thể đảm bảo được các nội dung của khóa tập huấn được truyền tải đầy đủ tới các học viên. Để nâng cao chất lượng các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ điều tra hộ nghèo thì trong những năm tới UBND huyện Mỹ Hào cần thay đổi các phương pháp tổ chức tập huấn thay vì tập huấn dàn trải cho số lượng đông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 cán bộ thì cần tổ chức có chọn lọc để giảm số lượng học viên bình quân của một lớp tập huấn và kéo dài thời gian tập huấn.

4.2.2 Chỉ đạo, tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

4.2.2.1 Công tác chỉđạo

Công tác chỉ đạo thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo trên địa bàn huyện Mỹ Hào được thực hiện theo Thông tư số 21/2012/TT-BLĐ-TBXH ngày 05/9/2012 của Bộ Lao động TB&XH về hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; Văn bản số 2578/LĐTBH-BTXH ngày 15/7/2013 của Bộ Lao động TB&XH về việc chấn chỉnh công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.

Theo các Thông tư hướng dẫn của TW và của tỉnh, huyện Mỹ Hào đã chỉ đạo các phòng chức năng, Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp, UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện việc rà soát, bình xét xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm để xác định, phân loại chính xác, đầy đủ số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo; lập danh sách, tạo cơ sở dữ liệu và thu thập các thông tin cơ bản về hộ nghèo, hộ cận nghèo theo từng khu dân cư, từng xã, phường, thị trấn.

Ban chỉ đạo cấp xã đã tổ chức họp với các chi hội đoàn thể, trưởng thôn, tổ dân cư, căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của địa phương trong năm để phát hiện những hộ kinh tế suy giảm hoặc gặp những biến cố có khả năng rơi xuống hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới di chuyển đến trong năm để đưa vào diện điều tra, rà soát.

Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trong những năm qua đều có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc của hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở. Căn cứ tiêu chí của chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện hành, đồng thời rà soát từ khu dân cư, trực tiếp đối với từng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70 hộ gia đình và kế thừa các chỉ tiêu và kết quả đã sử dụng trong cuộc điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trong các năm trước.

Để làm tốt công tác điều tra, khảo sát hộ nghèo trên địa bàn huyện, UBND huyện đã chỉ đạo ban giảm nghèo các cấp lập kế hoạch rà soát, điều tra hộ nghèo hàng năm.

- Cấp huyện: Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện triển khai tập huấn nghiệp vụ cho cấp xã trong cuối tháng 8 hàng năm sau khi được cấp tỉnh tập huấn, hướng dẫn.

- Cấp xã: Ban chỉ đạo giảm nghèo xã, phường, thị trấn tập huấn, hướng dẫn cho các thành viên Ban chỉ đạo xã và các thành viên trực tiếp rà soát, khảo sát khu dân cư trước ngày 20/9 hàng năm về quy trình, phương pháp nghiệp vụ rà soát, khảo sát, bình xét, phân loại, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo.

4.2.2.2 Xác định, lập danh sách các hộ thuộc diện điều tra, rà soát

Đối tượng rà soát là toàn bộ các hộ gia đình thực tế thường trú trên địa bàn huyện từ 6 tháng trở lên, không phân biệt đã đăng ký hay chưa đăng ký hộ nhân khẩu.

Tuy nhiên để thực hiện nhanh và có hiệu quả công tác rà soát hộ nghèo, huyện Mỹ Hào đã chỉ đạo các phòng ban, Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp, UBND các xã tập trung vào rà soát các đối tượng các hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo của năm trước để xác định những hộ đã thoát nghèo, những hộ vẫn còn là hộ nghèo. Các hộ gia đình thuộc danh sách hộ cận nghèo năm trước để xác định những hộ gia đình đã thoát cận nghèo, những hộ gia đình vẫn còn là

Một phần của tài liệu kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)