Chất lượng nguồn nhân lực cho công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 108 - 110)

Ở cấp huyện, thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo đảm nhiệm rất nhiều công việc chuyên môn và giảm nghèo chỉ là một trong số nhiệm vụ họ phải kiêm nhiệm. Điều này được xem là gánh nặng bổ sung, khiến họ quá tải, dẫn đến mức độ tâm huyết và tính chủ động khá hạn chế. Thử thách càng lớn hơn đối với cán bộ tại cấp xã và thôn, nơi gánh nặng công việc lớn hơn trong khi trình độ và năng lực nghiệp vụ ở mức thấp.

Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở xã, thị trấn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm (thường trực là đồng chí cán bộ Lao động TB&XH) và liên tục thay đổi, khối lượng công việc thì nhiều, phụ cấp thấp khiến họ khó thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, mặt khác công tác giảm nghèo đòi hỏi người cán bộ phải có năng lực, nhiệt huyết và nhạy bén và sáng tạo song chưa được các địa phương quan tâm bố trí đúng người. Nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế là do cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa tầm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101 quan trọng của công tác giảm nghèo, chưa bố trí đúng người và đủ nguồn lực cần thiết.

Đối với chức danh cán bộ Lao động TB&XH tại cấp xã là một lĩnh vực rộng, đòi hỏi trình độ cán bộ cao nhanh nhạy để nắm bắt, thực hiện các chính sách được tốt thì vẫn còn có nhiều xã chức danh này lại "để dành" cho những vị trí cán bộ không thể sắp xếp vào các vị trí khác dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu công việc, xử lý máy vi tính.... Mặt khác không ít cấp ủy Đảng, chính quyền xã chưa thực sự quan tâm và nhận thức rõ tầm quan trọng của việc điều tra, rà soát hộ nghèo nên giao phó toàn bộ cho cán bộ Lao động TB&XH dẫn đến quá trình thực hiện nhiệm vụ còn thụ động, không kịp thời phát hiện sai phạm trong điều tra, rà soát. Tại một số địa phương, việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, giải thích về chính sách giảm nghèo, mục tiêu của các bên liên quan, xây dựng kế hoạch công việc, nắm bắt nhu cầu của hộ gia đình nghèo, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện điều tra, rà soát và xác định hộ nghèo hầu vẫn chưa đạt yêu cầu.

Tại một số thôn điều tra viên không đến trực tiếp hộ gia đình điều tra mà tự cho điểm giá trị tài sản theo cảm tính, do đó còn để sót hộ thuộc diện nghèo và hộ cận nghèo. Hoặc tại một số thôn điều tra viên điều tra thu nhập của hộ gia đình theo Phiếu B chưa xác định đầy đủ các khoản thu chi trong năm, chủ yếu chỉ tính toán khoản làm thuê, các khoản tiền công chính của hộ chứ không tính các khoản thu khác; có nơi không xác định các khoản thu, chi thực tế của hộ mà dự kiến thu nhập của hộ trong năm.

Trình độ chuyên môn của hầu hết cán bộ thôn chỉ đạt sơ cấp, về học vấn có khoảng 50% đạt trình độ PTTH và năng lực thực tiễn rất không đồng đều. Trên địa bàn huyện Mỹ Hào, đối với vùng nông thôn, các trưởng thôn, khu dân cư do các bác nông dân có độ tuổi trung bình từ 50 tuổi trở lên (do các lực lượng trẻ đi làm các việc khác có mức thu nhập cao hơn), chính vì vậy đây cũng là một điểm hạn chế trong việc nắm bắt chế độ chính sách.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102 Việc năng lực hạn chế hay chưa hiểu rõ về các quy định, chế độ chính sách dẫn đến thực sai trong quá trình điều tra, rà soát dẫn đến kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo của thôn, xã không phản ánh đúng thực trạng đời sống của người dân.

Bên cạnh đó, quy trình xác định đối tượng hộ nghèo được thực hiện chủ yếu thông qua các cán bộ địa phương, là những người có mối quan hệ thân thiết với người dân trong vùng nên thường hay xuất hiện tư tưởng cả nể, muốn giúp đỡ người thân, người quen được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để phần nào làm giảm áp lực chi phí cho cuộc sống.

Ở một số cơ sở thôn, có nhiều hộ gia đình có người khuyết tật nặng, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nhưng đôi khi cũng bị bỏ sót không được đưa vào diện điều tra, rà soát hộ nghèo vì các trưởng thôn nghĩ rằng họ đã được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định và cũng đã có bảo hiểm y tế rồi nên để dành “xuất nghèo” này cho hộ khác (như có người ốm nặng, hoặc có con đang đi học) để các chính sách hỗ trợ của Nhà nước được “san sẻ”.

Đây là một sai lầm về nhận thức của các trưởng thôn, khu dân cư và một số cán bộ thực hiện chính sách tại cấp xã.

Một phần của tài liệu kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 108 - 110)