chế đãi ngộ, thù lao tương xứng đối với cán bộ làm công tác giảm nghèo
Hiện nay chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo ở cấp xã mà vẫn phải kiêm nhiệm; các thành viên trong Ban chỉ đạo giảm các cấp cũng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, mặt khác lại không được hưởng thù lao gì nên hiệu quả công việc không cao. UBND tỉnh cần có chế độ phụ cấp và dành nguồn kinh phí cho điều tra, rà soát xác định hộ nghèo một cách hợp lý để đảm bảo thù lao, phụ cấp đối với cán bộ cơ sở không được thấp hơn mức tiền công lao động phổ thông cùng thời điểm. Cán bộ cấp xã cần được "chuẩn hóa" về trình độ để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đối với các Trưởng thôn, khu dân cư thì đa phần hiện nay là người cao tuổi, trình độ hạn chế (vì những người trẻ, người khỏe thường đi làm công việc khác mang lại thu nhập cao hơn để đảm bảo cuộc sống) nên ảnh hưởng đến chất lượng công việc nên cũng cần phải có những quy định nhất định đối với "chức danh" này như về độ tuổi, trình độ, sức khỏe và đặc biệt là phải có chế độ đãi ngộ (phụ cấp) hợp lý đối với những công sức mà họ phải bỏ ra để đáp ứng công việc.
4.5.6 Đổi mới cơ chế, chính sách giảm nghèo
Chính sách dành cho người nghèo luôn được Ðảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, rõ nhất là thông qua đầu tư nguồn lực để thực hiện các kế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 115 hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ðể nâng cao hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo, các bộ, ngành, địa phương cần từng bước đổi mới cơ chế triển khai thực hiện.
Trong đó, có sự thay đổi về quan điểm, tư duy, chuyển từ cơ chế tập trung sang phân cấp cho địa phương với sự tham gia tích cực của người dân; chuyển từ hình thức "cấp không" sang hỗ trợ, cho vay; từ hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo chuyển sang hỗ trợ hộ nghèo, nhóm hộ nghèo và cộng đồng bằng các mô hình sản xuất... nội dung các chương trình, chính sách chuyển dần theo hướng đa chiều, cùng với hỗ trợ trực tiếp người nghèo đã đồng thời có sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cho người dân.
Có sự phân định và tách biệt rõ ràng nhóm đối tượng cần sự trợ giúp về trợ cấp xã hội như người khuyết tật, người cao tuổi không cần dính đến yếu tố nghèo để tránh việc người dân có tư tưởng "trông chờ", "ỷ lại" vào sự hỗ trợ của nhà nước.
Hiệu quả công tác giảm nghèo là kết quả tác động, lồng ghép của nhiều chính sách với các nguồn lực dành cho giảm nghèo; do đó, đòi hỏi xây dựng cơ chế điều hành tương xứng mới mang lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng nguồn lực. Ðể tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trong điều kiện hiện nay, cơ chế điều hành của chính phủ đóng vai trò quan trọng, nhất là cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương. Các bên liên quan cần điều chỉnh cơ chế quản lý theo hướng xây dựng chương trình, chính sách tổng hợp, đa mục tiêu và dài hạn. Thống nhất đầu mối cơ quan chủ trì, tổ chức thực hiện chính sách đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nâng cao vai trò, trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó có việc nghiên cứu, điều chỉnh, đề xuất các chính sách, chương trình giảm nghèo đặc thù, phù hợp điều kiện từng vùng miền và đổi mới cơ chế, biện pháp tổ chức thực hiện để nâng cao hiệu quả các chính sách, chương trình này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 116
4.5.7 Một số giải pháp khác
- Các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo nên đồng nhất, tránh chồng chéo trong việc thực hiện. Có các chính sách mang tính hỗ trợ, khuyến khích đối với những hộ thoát nghèo, tránh tình trạng các hộ nghèo có tâm lý mong muốn "được là hộ nghèo mãi" để được nhận những hỗ trợ mang tính cho không của nhà nước.
- Tăng cường công tác kiểm tra về công tác xác định hộ nghèo, có chế tài xử phạt để nâng cao tính trách nhiệm trong quá trình thực hiện công việc
- Tranh thủ tối đa sự trợ giúp về kỹ thuật thông qua việc giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế về lĩnh vực giảm nghèo nói chung và công tác xác định hộ nghèo nói riêng, để nước ta từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, thể chế tổ chức và thể chế tài chính để phát triển hệ thống an sinh xã hội hiện đại phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 117
Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Từ việc nghiên cứu đề tài "Kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên",
tác giả đi đến một số kết luận sau:
1/ Kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo là việc kiểm soát thứ tự các bước tiến hành trong việc xác định hộ nghèo theo quy định của nhà nước. Kiểm soát xác định đối tượng nghèo có vai trò quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ người nghèo của Đảng và nhà nước.
2/ Kiếm soát xác định đối tượng nghèo trên địa bàn huyện Mỹ Hào trong thời gian qua đã đã được những kết quả đáng khích lệ. Kết quả xác định hộ nghèo thông qua điều tra, rà soát cơ bản phản ánh đúng thực trạng đời sống của người dân, ít xảy ra khiếu kiện, thắc mắc trong quá trình điều tra, xác định hộ nghèo hàng năm. Có được thành công trên là do việc xác định hộ nghèo đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp từ tỉnh xuống huyện, đến xã, phường chỉ đạo thông qua hệ thống văn bản quy định, cụ thể như: Xây dựng kế hoạch điều tra rà soát từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; thành lập Ban chỉ đạo điều tra, rà soát, tổ giám sát công tác điều tra theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ Lao động TB&XH, được công khai, dân chủ có sự tham gia của người dân thông qua việc bình xét hộ nghèo tại các thôn, khu dân cư.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm soát đối tượng nghèo trên địa bàn huyện Mỹ Hào cũng có một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Công tác chỉ đạo tại một số nơi chưa thực hiện nghiêm túc do đó người dân chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ trong việc xác định các hộ nghèo ở địa phương, một số cán bộ vẫn thực hiện xác định đối tượng nghèo theo cảm tính, cả nể, chưa chính xác, tỷ lệ người dân tham gia trong các cuộc họp bình xét hộ nghèo chưa cao. Bên cạnh đó đội ngũ cán
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 118 bộ làm công tác giảm nghèo vừa thiếu vừa hạn chế năng lực cũng là một nguyên nhân chính dẫn tới một số sai sót trong việc xác định đối tượng nghèo trên địa bàn. Qua nghiên cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát đối tượng nghèo trên địa bàn huyện Mỹ Hào bao gồm các yếu tố: Chuẩn nghèo chưa hợp lý, kinh phí hỗ trợ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, chất lượng nguồn nhân lực cho công tác giảm nghèo, các chính sách hỗ trợ người nghèo, và cuối cùng là đặc điểm và nhận thức của người nghèo.
3/ Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát đối tượng nghèo để thực hiện các chính sách hỗ trợ có hiệu quả trên địa bàn huyện Mỹ Hào bao gồm: Tăng cường công tác tuyên truyền; nâng mức chuẩn nghèo cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội; hoàn thiện các quy trình, mẫu biểu điều tra, rà soát hộ nghèo; thực hiện đánh giá hộ nghèo theo phương thức đa chiều; hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo và có cơ chế đãi ngộ, thù lao tương xứng đối với cán bộ làm công tác giảm nghèo; đổi mới cơ chế, chính sách giảm nghèo và một số giải pháp khác
5.2. Kiến nghị
* Đối với UBND tỉnh
Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy trình, biểu mẫu xác định đối tượng nghèo.
Chuyển dần việc thực hiện xác định, đo lương đối tượng nghèo theo phương thức đơn chiều truyền thống qua xác định đối tượng nghèo theo phương pháp đa chiều.
* Đối với UBND huyện Mỹ Hào
Tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết của TW và chương trình của UBND huyện, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự phối hợp giữa các địa phương, đơn vị trong việc xác định đối tượng nghèo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 119 Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho cán bộ và người dân về các chính sách, quy định trong việc xác định đối tượng nghèo và hỗ trợ người nghèo.
* Đối với UBND các xã, thị trấn
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong việc thực hiện xác định đối tượng nghèo trên địa bàn.
Chỉ đạo Ban chỉ đạo điều tra, xác định đối tượng nghèo thực hiện tốt công việc được giao, xác định đúng đối tượng, tránh hiện tượng nhầm lẫn, bỏ sót đối tượng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc 1997
2. Đỗ Kim Chung, 2010. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ giảm nghèo và
đầu tư công cho giảm nghèo, tạp chí Khoa học phát triển, tập 8, số 4, tr. 708- 718, nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Đỗ Kim Chung, 2013. Bài giảng môn phân tích chính sách nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, bài 3.
4. Nguyễn Thị Hoa, 2010. Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2015, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
5. Kế hoạch số 159/KH-UBND, ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Hưng Yên, Kế
hoạch giảm nghèo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015
6. Ngân hàng Thế giới, 2012. Báo cáo: Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: thành tựu ấn tượng của Việt Nam về giảm nghèo và những thách thức mới. 7. Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo
bền vững.
8. Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 26/10/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về chương trình dạy nghề, việc làm và giảm nghèo tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
9. Niên giám thống kê huyện Mỹ Hào năm 2011, 2012, 2013, 2014
10.Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011 – 2015
11.Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001Tạp chí, báo cáo
12.Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2006 – 2010.
13.Sách giảm nghèo ở Việt Nam dưới góc nhìn của trường phái hiện đại hóa- Sách Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ chính sách đến thực tiễn. Tác giả: Mai Lan Phương, Jean Philippe Peemans, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebaily, trang 71,72,73,79,80.
14.Sở Kế hoạch & Đầu tư Bình Dương (2014), Sự thay đổi của phương pháp tiếp cận
đo lường nghèo ở Việt Nam, http://sokhdt.binhduong.gov.vn/su-thay-doi-cua- phuong-phap-tiep-can-do-luong-ngheo-o-viet-nam.aspx
15.Tài liệu tập huấn cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, tỉnh (Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội).
16.Trần Chí Thiện, Đỗ Anh Tài, 2006. Cơ sở cho phát triển nông thôn theo vùng ở
Việt Nam khu vực miền núi phía Bắc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 17.Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Hào. Báo cáo kết quả phát triển kinh tế xã hội năm
2011, 2012, 2013,2014
18.Viện khoa học xã hội Việt Nam, 2011. Giảm nghèo ở Việt Nam: thành tựu và thách thức, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 121
PHỤ LỤC
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
(Dùng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo)
1. Họ và tên chủ hộ:..., Năm sinh... 2. Địa chỉ:... 2. Địa chỉ:... 3. Số nhân khẩu trong hộ:...người, trong đó:
- Số người từ 60 tuổi trở lên:...người
- Số người trong độ tuổi LĐ ...người - Số trẻ đang đi học...người - Số người hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:...người.
4. Ông (bà) thuộc diện hộ:
[ ] nghèo [ ] cận nghèo [ ] không nghèo
5. Nghề nghiệp, việc làm chính của hộ:...
Mức thu nhập bình quân/người/tháng của hộ gia đình trong năm:
2014: ... đồng. 6 tháng đầu năm 2014:………đồng
6. Nhà ở của gia đình ông (bà) hiện nay thuộc loại gì (đánh dấu x vào ô trống
tương ứng):
[ ] Nhà xây mái bằng [ ] Nhà lợp ngói [ ] Nhà tạm, nhà xuống cấp, dột nát cần được trợ giúp
7. Gia đình ông (bà) có được nhận hỗ trợ từ các chương trình sau đây không?
- Vay vốn tín dụng từ Ngân hàng chính sách xã hội ? [ ] Có [ ] Không Nếu có thì số tiền được vay là:...triệu đồng,
Nếu không thì lý do là:...
- Hỗ trợ miễn giảm học phí không? [ ] Có [ ] Không Nếu có thì số tiền được hỗ trợ là:...triệu đồng,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 122 - Gia đình có được cấp BHYT? [ ] Có [ ] Không
Nếu không xin cho biết lý do:……….. - Được cán bộ xã, huyện, tỉnh hướng dẫn cách làm ăn? [ ] Có [ ] Không
Nếu có nội dung được hướng dẫn... Nếu không, xin cho biết lý do……….
- Được học nghề, giới thiệu việc làm miễn phí? [ ] Có [ ] Không
- Hỗ trợ tiền điện: [ ] Có [ ] Không
- Hỗ trợ về nhà ở: [ ] Có [ ] Không Nếu có xin cho biết số tiền hỗ trợ:………..
8. Gia đình có được nghe, phổ biến, tuyên truyền về chương trình giảm nghèo của xã?
[ ] Có [ ] Không Nếu có, xin cho biết từ kênh thông tin nào dưới đây?
Qua hệ thống loa phát thanh của thôn, xã Qua tivi, đài phát thanh
Qua báo trí
Qua các thông báo ở thôn, tờ rơi, pano, khẩu hiệu Qua internet
Qua bạn bè, người thân Qua các buổi họp dân ở thôn
9. Gia đình cho biết đánh giá của mình về công tác điều tra (hộ nghèo) tại gia đình những năm qua
Tốt Chưa tốt Các chỉ tiêu đánh giá về thu nhập bình quân của hộ
Các chỉ tiêu đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh của hộ Đánh giá chung về nội dung phiếu điều tra thu thập hộ gia đình Tính minh bạch của điều tra viên
Tinh thần, thái độ của điều tra viên
Việc thực hiện công khai danh sách hộ nghèo trên địa bàn Tính chính xác của danh sách hộ nghèo được điều tra hàng năm
Tính đầy đủ của canh sách hộ nghèo được điều tra hàng năm
10. Hàng năm gia đình có dự bình xét hộ nghèo của thôn, phố?
[ ] Có [ ] Không Nếu không, xin cho biết lý do:………
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 123
11. Theo ông (bà) sự bình xét hộ nghèo của thôn, phố có sát với thực tế?
[ ] Có [ ] Không
Nếu không, xin cho biết lý do:………
12. Gia đình ông (bà) có kiến nghị, đề xuất gì với cấp xã, huyện, tỉnh trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại địa phương? ………...
………...
………...
………...
Xin cảm ơn sự hợp tác của ông (bà)./. NGƯỜI PHỎNG VẤN
(Ký, họ tên)
NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN (Ký, họ tên)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 124
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
(Dùng cho cán bộ làm công tác giảm nghèo)
1. Họ và tên:...
2. Chức vụ, đơn vị công tác:...
3. Ông (bà) cho biết: BCĐ giảm nghèo xã có xây dựng kế hoạch giảm