Cơ sở xác định chuẩn nghèo

Một phần của tài liệu kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 25 - 31)

Phương pháp chung nhất mà các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế xác định hộ nghèo là dựa vào nhu cầu chi tiêu để bảo đảm các nhu cầu cơ bản của con người, trước hết người ta tính mức chi tiêu cho nhu cầu lương thực thực phẩm ( đường nghèo lương thực thực phẩm) để bình quân hằng ngày một người có được 2.100Kcal, thông thường chi cho lương thực thực phẩm chiếm 60-65% tổng chi tiêu, tiếp đến người ta tính mức chi tiêu cho các nhu cầu phi lương thực, thực phẩm nhu cầu này chiếm khoảng 35-40% tổng chi tiêu, lưu ý kinh tế càng phát triển thì tỷ trọng chi cho nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày một giảm mà chi cho nhu cầu phi lương thực, thực phẩm ngày một tăng. Tổng chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm được gọi là đường nghèo hay chuẩn nghèo (đường nghèo chung). Để cho việc tiện điều tra khảo sát, tính toán đánh giá người ta chuyển từ nhu cầu chi tiêu sang mức thu nhập. Những người có thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo được xếp vào nhóm người nghèo, còn những ai có thu nhập thấp hơn mức chi tiêu cho lương thực, thực phẩm (đường nghèo lương thực, thực phẩm) thì được xếp vào nghèo về lương thực, thực phẩm. Một điều đáng lưu ý là khi xác định người nghèo phải gắn chặt với thu nhập bình quân của hộ gia đình, tuy vậy tỷ lệ hộ nghèo không đồng nghĩa với tỷ lệ người nghèo. Thông thường trong một quốc gia thì tỷ lệ người nghèo bao giờ cũng cao hơn tỷ lệ hộ nghèo, vì quy mô hộ gia đình của nhóm nghèo cao hơn nhóm không nghèo.

Cụ thể ở nước ta tiếp cận chuẩn nghèo đói theo phương pháp sau: - Trước hết căn cứ vào nhu cầu tối thiểu, nhu cầu này được lượng hoá bằng mức chi tiêu về lương thực, thực phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống với nhiệt lượng tiêu dùng từ 2100- 2300 kcal/người/ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 - Căn cứ vào mức thu nhập bình quân đầu người một tháng trong đó đặc biệt quan tâm đến mức thu nhập bình quân đầu người trên tháng của nhóm có thu nhập thấp nhất với nhóm có thu nhập cao nhất.

- Căn cứ vào nguồn lực thực tế của quốc gia, của từng địa phương đã được cụ thể hoá bằng mục tiêu trong chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN.

Như vậy căn cứ để xác định chuẩn nghèo đói phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng địa phương, từng quốc gia, đó là yếu tố khách quan, song trong đó cũng có yếu tố chủ quan của các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách.

Chuẩn mực nghèo đói là một khái niệm động, nó biến động theo thời gian, không gian, giới tính và môi trường.

- Về thời gian:

Chuẩn nghèo cũng có sự biến động lớn và biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu của con người theo từng giai đoạn lịch sử, vì rằng kinh tế xã hội phát triển, thì đời sống của con người cũng được cải thiện tốt hơn, tất nhiên không phải tất cả các nhóm dân cư đều có tốc độ cải thiện giống nhau, thông thường thì nhóm không nghèo có tốc độ tăng thu nhập, mức sống cao hơn nhóm nghèo. Phần lớn người nghèo là những người có mức sống dưới mức được định nghĩa như là chuẩn thấp nhất có thể chấp nhận được trong một thời gian dài.

- Về không gian:

Nghèo đói biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng hay từng quốc gia. Nghèo đói diễn ra chủ yếu ở khu vực nông thôn nơi có ¾ dân số sinh sống, theo các tài liệu nghiên cứu về đói nghèo ở Việt Nam thì phần lớn nghèo đói diễn ra ở vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

- Về giới tính:

Đa số người nghèo là phụ nữ, nhiều hộ gia đình nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. Trong các hộ gia đình nghèo công việc của người phụ nữ gấp đôi nam giới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19

- Về môi trường:

Hầu hết người nghèo sống ở các vùng sinh thái khắc nghiệt mà ở đó tình trạng nghèo đói và sự xuống cấp về môi trường có chiều hướng tăng lên.

*. Chuẩn nghèo trên thế giới

Theo quan niệm trên Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra khuyến nghị thang đo hộ nghèo như sau:

- Đối với nước nghèo khi họ có thu nhập < 0,5 USD/ngày - Đối với nước đang phát triển là 1 USD/ngày.

- Đối các với nước Châu Mỹ La tinh và Caribe là 2 USD/ngày. - Đối các với nước Đông Âu 4 USD/ngày.

- Đối các với nước công nghiệp phát triển 14,4 USD/ngày.

Tuy vậy, các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn riêng của mình, thông thường thấp hơn thang nghèo đói của ngân hàng thế giới .

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), từ những năm 80 cho đến nay chuẩn mực để xác định ranh giới giữa người giàu với người nghèo ở các nước đang phát triển và các nước ở khu vực ASEAN được xác định bằng mức chi phí lương thực, thực phẩm cần thiết để duy trì cuộc sống với mức tiêu dùng năng lượng từ 2100 – 2300 calo/ngày/người hoặc mức thu nhập bình quân tính ra tiền là 370USD/người/năm.

+ Ở Ấn độ: Lấy tiêu chuẩn là 2.250calo/người/ngày. + Bangladesh lấy tiêu chuẩn là 2.100 calo/ngày.

+ Inđônêxia lấy mức tiêu dùng là 2.100 calo/người/ngày (vào đầu những năm 80).

+Trung Quốc năm 1990 lấy mức tiêu dùng là 2.150 calo/người/ngày. + Các nước công nghiệp phát triển Châu Âu là 2.570 calo/người/ngày.

* Chuẩn mực nghèo đói của Việt Nam

-Xác định giàu nghèo là một việc khó vì nó gắn với từng thời điểm, từng quốc gia, và được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. ở nước ta, từ khi có chủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 trương xóa đói giảm nghèo, các cơ quan trong nước và quốc tế đã đưa ra những chuẩn mực để xác định tình hình đói nghèo. Đó là: Chuẩn mực của Bộ Lao động Thương binh xã hội, chuẩn mực của tổng cục Thống kê, Chuẩn mực đánh giá của Ngân hàng thế giới để có cơ sở xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo phù hợp với tập quán và mức sống ở nước ta hiện nay.

Chuẩn nghèo đói là những quy định chung về mức thu nhập bình quân đầu người của người dân từng quốc gia hay từng địa phương được lượng hoá ra một số đo cụ thể.

Việc đưa ra chuẩn nghèo đói chính là nhằm mục tiêu giới hạn đối tượng, để có biện pháp giải quyết nó trong một khoảng thời gian nhất định và khi điều kiện thay đổi, khả năng cho phép người ta có thể đưa ra chuẩn mực mới cho phù hợp.

Ở Việt Nam nghèo đói được phân theo chuẩn nghèo quốc gia, nghĩa là dựa vào thu nhập bình quân/người/tháng. Do vậy, từ năm 1993 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã 5 lần nâng mức chuẩn nghèo:

Thông báo số 1751/LĐTBXH ngày 20/5/1997 của Bộ Lao động TB&XH quy định: Hộ đói là hộ có mức thu nhập bình quân theo đầu người dưới 13kg gạo/tháng tương đương 45.000 đồng/tháng đối với tất cả các vùng; Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người 15kg gạo/người/tháng tương đương 55.000 đồng ở khu vực nông thôn, miền núi, 20kg gạo/người/tháng đối với khu vực nông thôn đồng bằng và trung du, 25 kg gạo/người/tháng đối với khu vực thành thị.

Ngày 27/9/2001 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1143/2001/QĐ- TTg trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Ngày 30/01/2011, dựa trên đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động TB&XH, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí Quyết định số 09/2011/QĐ - TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015. Theo quyết định này chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau:

Hộ nghèo:

- Vùng nông thôn: Có mức thu nhập từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống. - Vùng thành thị: Có mức thu nhập từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống. Hộ cận nghèo

- Vùng nông thôn: có mức thu nhập từ 401.000 - 520.000 đồng/người/tháng. - Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng.

* Các tiêu chuẩn nghèo khác

Theo cách đánh giá của Bộ Lao độngTB&XH phạm vi đói nghèo có từng cấp khác nhau. Mỗi cấp thể hiện những đặc điểm riêng biệt về mức độ nghèo.

Hộ nghèo: Là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn chuẩn

nghèo. Trong hộ nghèo, lại có hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, đây là các hộ gia đình dân tộc sống ở vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa có mức thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo. Các hộ này còn tồn tại "phong tục tập

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 quán sản xuất mang nặng tính tự nhiên hái lượm" chủ yếu phát nương làm rẫy, tổng giá trị tài sản bình quân đầu người dưới 1 triệu đồng.

Xã nghèo: Là xã có tỉ lệ hộ nghèo cao (> 25%), chưa đủ từ 3 trong 6

hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (bao gồm: chưa có đường ô tô đến trung tâm xã hoặc ô tô không đi lại được cả năm, số phòng học chỉ đáp ứng dưới 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng học tạm bằng tranh tre, nứa lá, chưa có trạm y tế hoặc có nhưng là nhà tạm, dưới 30% hộ sử dụng nước sạch, dưới 50% hộ sử dụng điện sinh hoạt...). Trong các xã nghèo, có các xã đặc biệt khó khăn - Đây là các xã được công nhận theo Quyết định số 135/1998/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ.

Xã đặc biệt khó khăn: Xã đặc biệt khó khăn là xã đáp ứng 5 tiêu chí

sau. Vị trí địa lý của xã ở xa trung tâm KT - XH, xa đường quốc lộ, giao thông đi lại khó khăn. Môi trường xã hội chưa phát triển, trình độ dân chí thấp, còn nhiều tập tục lạc hậu. Trình độ sản xuất còn lạc hậu, chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp, công cụ thô sơ. Hạ tầng cơ sở chưa phát triển, chưa đủ các công trình thiết yếu như: điện, đường giao thông, trường học, trạm xá, nước sạch, chợ xã. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, mức sống thấp.

Huyện nghèo: Là huyện có tỉ lệ hộ nghèo > 50%. Thống kê huyện

nghèo là cơ sở để chính phủ có chính sách giảm nghèo thích hợp nhằm đưa các huyện nghèo có mức thu nhập trong những năm tới ngang bằng mức thu nhập của cả nước.

* Chuẩn nghèo mở rộng

Các chuẩn mực mà nhà nuớc đề ra chỉ là chuẩn áp dụng thống nhất cho cả nước, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và kết quả thực hiện chuơng trình xóa đói giảm nghèo, các tỉnh, thành phố có thể nâng chuẩn hộ nghèo cao hơn so với chuẩn quốc gia nếu thõa mãn 3 điều kiện sau đây:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 - Tỷ lệ nghèo đói phải thấp hơn tỷ lệ nghèo đói của cả nước

- Tự cân đối được nguồn lực để thực hiện các chế độ chính sách trực tiếp cho người nghèo, hộ nghèo xã nghèo

Ngoài chuẩn mực trên khi xác định hộ nghèo cần xem xét thêm về nhà ở, đồ dùng sinh hoạt, phương tiện sản xuất…

Một phần của tài liệu kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 25 - 31)