Thực tiễn phương pháp xác định hộ nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 42)

- Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những nước thành công về quá trình phát triển kinh tế và giảm nghèo - đó là nhận định của ông Vũ Hoàng Linh, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng thế giới tại Hội thảo “Mười năm thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam – Cơ hội và thách thức” do Tạp chí Cộng sản tổ chức mới đây. Thành tích của Việt Nam về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong hai thập niên qua là rất lớn. Bởi chỉ trong vòng 25 năm, kể từ năm 1986, Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 đô la Mỹ đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp, với thu nhập đầu người 1.200 đô la Mỹ như hiện nay…Cụ thể: Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 đã ban hành được một hệ thống cơ chế, chính sách, giải pháp tăng cường năng lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa đã tác động làm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 17,2% năm 2001 (2,8 triệu hộ) xuống dưới 7% năm 2005 (1,1 triệu hộ), bình quân mỗi năm giảm khoảng 34 vạn hộ. Giai đoạn 2006-2010 Chính phủ ban hành chuẩn nghèo mới điều chỉnh tăng 1,5 lần so với năm 2001, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đầu năm 2006 chiếm 22,31% tổng số hộ dân cư; đến cuối năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm xuống còn 9,45%, hoàn thành kế hoạch trước 1 năm so với mục tiêu chương trình và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra. Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 được Chính phủ điều chỉnh tăng 2 lần so với năm 2006; Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đầu năm 2011 là 14,2%, đến cuối năm 2011 giảm xuống còn 11,76%, cuối năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,6% (trung bình mỗi năm giảm 2,3%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 Ở Việt Nam xác định hộ nghèo dựa vào chuẩn nghèo được Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (giai đoạn) đảm bảo phù hợp với việc phát triển kinh tế của đất nước.

- Sử dụng bộ công cụ đánh giá (các biểu mẫu do các chuyên gia, cơ quan có thẩm quyền xây dựng và ban hành) được thực hiện đánh giá tại hộ dân về thu nhập, đối chiếu với chuẩn quy định để kết luận hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tiếp tục đưa kết quả điều tra, rà soát nay công khai trước Hội nghị họp dân để người dân có thể tham gia bình xét.

Việc xác định hộ nghèo ở Việt Nam nhằm đảm bảo tính khách quan, dân chủ, có sự tham gia của chính quyền địa phương, các hội đoàn thể chính trị và của người dân tại cộng đồng.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo

Từ những kinh nghiệm thực tiễn về việc xác định đối tượng hộ nghèo đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần ổn định tình hình chính trị, tạo điều kiện cho các hộ nghèo ổn định cuộc sống, từng bước giúp người dân xoá đói giảm nghèo hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng chương trình vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định đòi hỏi sự nỗ lực khắc phục từ cả phía Chính phủ, chính quyền địa phương và sự hợp tác cố gắng phấn đấu của chính người dân.

Một là việc xác định đối tượng hộ nghèo khi được triển khai cần có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để triển khai hoạt động một cách đồng bộ trong việc hướng dẫn tổ chức thực hiện và trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện. Đặc biệt là đối với các đơn vị trực tiếp chỉ đạo thực hiện xác định đối tượng hộ nghèo.

Hai là việc điều tra, rà soát hộ nghèo phải được triển khai dựa trên nguyên tắc công khai, dân chủ và minh bạch trong việc tiến hành bình xét các hộ nghèo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 Những bài học rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn nêu trên sẽ là cơ sở để việc xác định có thể phát huy tốt hơn và khắc phục kịp thời những khó khăn gặp phải trong quá trình điều tra. Đồng thời là bài học cho cả những đợt điều tra khác đang và sẽ thực hiện.

Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến vấn đề đói nghèo dưới các góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc kiểm soát quy trình xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chế độ chính sách tại huyện Mỹ Hào dưới góc độ kinh tế chính trị. Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng với các công trình nghiên cứu đã công bố.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

Phần III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Mỹ Hào là huyện nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên. Diện tích tự nhiên của huyện là 7.910,96 ha, dân số toàn huyện hết năm 2014 là 100.023 người. Toàn huyện có 12 xã, và 1 thị trấn. Mỹ Hào có trên 13Km trên quốc lộ 5 và nằm sát tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội với các Thành phố Hải Dương, Hải phòng đồng thời có thể đi liên hệ với các tỉnh thành phố trong cả nước thuận tiện bằng tuyến đường quốc lộ 39, trục đường 196, đường 198... . vì vậy rất thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.

Phía Bắc giáp huyện Văn Lâm; Phía Nam giáp huyện Ân Thi

Phía Đông giáp huyện Cẩm Giàng và Bình Giang (tỉnh Hải Dương) Phía Tây giáp huyện Yên Mỹ

Phòng Lao động TBXH huyện Mỹ Hào là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Hào chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Hào, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động TBXH tỉnh Hưng Yên. Hoạt động theo chế độ một thủ trưởng, lấy chức năng nhiệm vụ của phòng làm nhiệm vụ chính, trọng tâm.

Phòng Lao động TBXH căn cứ phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện, hướng dẫn của Sở Lao động TBXH, xây dựng và trình Ủy ban nhân dân huyện phương hướng nhiệm vụ công tác Lao động TB&XH trên địa bàn huyện, và triển khai phương hướng nhiệm vụ đã được duyệt.

Hướng dẫn và chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về lĩnh vực lao động, tiền lương tiền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 công, việc làm, bảo hộ lao động, điều kiện lao động và chương trình xóa đói giảm nghèo.

Tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và gia đình có công với cách mạng, quân nhân phục viên chuyển ngành, người tàn tật, trẻ mồ côi, người già yếu không có thân nhân chăm sóc, thực hiện thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất với Ủy ban nhân dân huyện, Sở Lao động TBXH về lĩnh vực lao động việc làm, lĩnh vực chính sách người có công, lĩnh vực bảo trợ xã hội, lĩnh vực trẻ em.

Bản đồ 3.1: Bản đồ hành chính huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên

3.1.1.2. Điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu, nguồn nước

Mỹ Hào nằm trong vùng khi hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt; mùa nóng được bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm 230C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 5 lên tới 380C, đến tháng 7, tháng 8 giảm xuống còn 27- 280C. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Mỹ Hào từ 1.600 - 1.700mm. Có năm lượng mua lên tới trên 2.000mm. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 nông nghiệp đa dạng, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp phục vụ đời sống dân cư trong huyện và khu vực dân cư đô thị trong và ngoài tỉnh.

Ở Mỹ Hào, mùa đông thường khô, lạnh, thiếu nước, mùa mưa thường có bão và ngập úng, khí hậu thủy văn khắc nghiệt cũng gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Huyện Mỹ Hào có 2 con sông đào nhỏ đổ ra sông Sặt là sông Bần - Vũ Xá và sông Bắc Hưng Hải. Đây là 2 con sông giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân toàn huyện.

3.1.1.3.Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo như thống kê của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Mỹ Hào phân loại cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên là 7.910.96 ha trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 4.674,76 ha + Đất phi nông nghiệp: 3.226,15 ha + Đất chưa sử dụng: 10,05 ha.

b. Tài nguyên nước

Mỹ Hào có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có nguồn tài nguyên quan trọng không thể thiếu trong sinh hoạt và sản xuất là tài nguyên nước phong phú, dồi dào. Các khu vực dân cư khác nước sinh hoạt hàng ngày được dùng bằng nước mưa, giếng khơi và giếng khoan. Với nhu cầu hiện nay nguồn nước mặt và nước ngầm đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.4. Thực trạng môi trường

Là một huyện thuần nông từ bao đời để lại nhưng do tác động của nền kinh tế thị trường đặc biệt Mỹ Hào hiện nay là một trong 10 huyện thành phố của tỉnh Hưng Yên đang ở giai đoạn đổi mới trong sự nghiệp CNH-HĐH các ngành kinh tế, nông nghiệp phát triển. Các xã, thị trấn, khu công nghiệp Phố Nối A, Phố Nối B, khu công nghiệp Minh Đức, Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối phát triển mạnh, các doanh nghiệp, xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện ngày

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 một nhiều hiện nay Mỹ Hào có 186 dự án. Do vậy mà mức độ ô nhiễm về môi trường nước, không khí ở Mỹ Hào là vấn đề cần được quan tâm.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế cuả huyện Mỹ Hào

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Sau hơn hai mươi năm hợp nhất với các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, ngày 02 tháng 9 năm 1999, huyện Mỹ Hào được tái lập theo Nghị định 60 của Chính Phủ là huyện nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên có trên 13 km quốc lộ 5 chạy qua, quốc lộ 39 ... vì vậy có những thuận lợi cơ bản, đó là đường lối đổi mới của Đảng, là vị trí địa lí, tiềm năng và thế mạnh về đất đai, lao động do vậy có rất nhiều thuận lợi cho việc giao lưu mở rộng với thị trường phát triển công nghiệp, kinh doanh dịch vụ.

Trên địa bàn huyện có các khu công nghiệp như khu công nghiệp Phố Nối A, khu công nghiệp Phố Nối B, Khu công nghiệp Quang Minh, khu công nghiệp Minh Đức, Khu công nghiệp Thăng Long II.... trong các khu công nghiệp có các công ty lớn cả trong và ngoài nước đầu tư sản xuất, đây là động lực cho sự phát triển của huyện Mỹ Hào.

Với xu thế phát triển mạnh về công nghiệp trong thời gian qua thì huyện Mỹ Hào đang phấn đấu từ nay đến năm 2015 cơ bản trở thành thị xã công nghiệp của tỉnh Hưng Yên. Theo như kế hoạch xây dưng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, định hướng đến năm 2020 khuyến khích tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển trên địa bàn. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 186 các công ty doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển.

Tổng giá trị sản lượng các ngành kinh tế năm 2014 của huyện Mỹ Hào đạt 4.011,22 tỷ đồng. Trong đó:

- Sản xuất Nông nghiệp đạt 279,62 tỷ đồng chiếm 6,9%

- Sản xuất Công nghiệp - TTCN trên địa bàn đạt 2.545 tỷ đồng chiếm 63,4%; - Thương mại - dịch vụ đạt 1.186,6 tỷ đồng chiếm 29,79%;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

a, Ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp của huyện Mỹ Hào trong thời gian qua do có sự phát triển công nghiệp cho nên diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Tuy nhiên nhờ có sự phát triển mạnh về công nghiệp lên đời sống nhân dân ngày một được nâng lên, nhu cầu vật chất tinh thần ngày một cao. Những năm gần đây huyện Mỹ Hào có sự nhanh nhạy về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp do phát triển công nghiệp vì vậy diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Thực hiện chủ trương của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cần tăng tỷ lệ chăn nuôi thủy sản, cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi thủy sản đạt 41,8%- 58,2% đặc biệt công tác chuyển dịch cơ cấu giống lúa theo hướng hàng hóa được quan tâm như đầu tư diện tích lúa chất lượng cao năm 2014 đạt 6.285ha đã chuyển đổi 155 ha cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại nuôi thủy sản, lập vườn, chăn nuôi gia súc gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao, giá trị thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng/năm. Giá trị trên 1ha canh tác đạt trên 90 triệu đồng/năm.

Về chăn nuôi phát triển, quy mô mở rộng, đã hình thành nhiều mô hình trang trại, gia trại theo phương thức nuôi công nghiệp, chất lượng chăn nuôi được cải thiện nhờ áp dụng hình thức lai tạo và nhân giống mới. Tại thời điểm 01/01/2014 tổng đàn lợn 44.020 con, trong đó lợn lạc chiếm 65% tổng đàn.

Hiện nay huyện tập trung chỉ đạo lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tập trung xây dựng và khôi phục làng nghề truyền thống được quan tâm và phát triển.

Nhìn chung ngành nông nghiệp của huyện trong những năm gần đây đều đảm bảo ổn định, tốc độ tăng trưởng trên địa bàn đều tăng so với các năm. Đảm bảo chỉ tiêu đề ra.

b, Sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Huyện Mỹ Hào do có vị trí thuận lợi do vậy về công nghiệp luôn có tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất đạt 2.545 tỷ đồng chiếm 63,4% tăng 19%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 so với cùng kỳ. Giá trị tập trung chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cơ sở cá thể, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Giá trị xuất khẩu đạt 25,9 triệu USD, tập trung chủ yếu ở các mặt hàng như may mặc, chế biến thực phẩn, hàng gia dụng.... năm 2014 đã có 186 dự án trong đó có 135 dự án đã đi vào hoạt động thu hút 18.000 lao động trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có trên 60% lao động là người địa phương.

Việc xây dựng và khôi phục làng nghề truyền thống được quan tâm. Đến nay trên địa bàn huyện đã có 5 làng nghề được công nhận gồm: Làng nghề Tương Bần, Thị Trấn Bần Yên Nhân; Làng nghề chế biến thực phẩm Lỗ Xá, xã Nhân Hòa; làng nghề tái chế phế liệu Phan Bôi, xã Dị Sử; làng nghề mộc dân dụng Phúc Thọ, xã Hòa Phong và làng nghề mộc dân dụng Quan Cù, xã Phan Đình Phùng.

c, Thương mại dịch vụ

Năm 2014 là năm thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ và của tỉnh, huyện. Thương mại dịch vụ có nhiều tiến bộ, các loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng bước đầu đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và khu vực. Giá trị thương mại dịch vụ năm 2014 đạt 1.186,6 tỷ đồng tăng 23%

Một phần của tài liệu kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)