Đặc điểm, nhận thức của người nghèo

Một phần của tài liệu kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 112 - 114)

Bản thân người dân cũng chưa hiểu rõ về các chính sách trợ giúp, hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm “thúc đẩy”, “tạo đà” cho họ nỗ lực

vươn lên” thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống thì một bộ phận trong

số họ lại hiểu là “đây là quyền lợi” nghiễm nhiên được hưởng của người nghèo dẫn đến tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nghèo để nhận sự trợ giúp của Nhà nước.

Hộp 4.4 Nhận thức của người nghèo

Khi hỏi trực tiếp người nghèo về nguyện vọng của họ trong những năm tới, có nhiều ý kiến như sau:

Hộ nghèo tại xã Hưng Long huyện Mỹ Hào cho biết:

Chúng tôi cũng không muốn là hộ nghèo nhưng vì con cái đang học hành tốn kém quá, khi nào cháu tốt nghiệp đại học thì cũng sẽ xin thoát nghèo

Hộ nghèo tại xã Dương Quang cho biết:

Nhà tôi chỉ có hai vợ chồng già, ăn uống thì không tốn kém lắm, con cái cho cũng đủ dùng, chỉ phải cái là người già thì hay ốm đau bệnh tật nên có cái thẻ bảo hiểm y tế của người nghèo để đỡ khó khăn khi đi viện

(Nguồn: Điều tra hộ năm 2014)

Ý thức của người dân trong việc khai báo tình hình thu nhập không chính xác, có tư tưởng ỷ lại, muốn tranh thủ sự trợ giúp của nhà nước không muốn thoát nghèo. Đây có thể coi là tiêu chí chưa đạt được của công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân ở các địa phương. Việc các hộ có tư tưởng ỷ lại, muốn tranh thủ sự giúp đỡ của nhà nước ngoài các trường hợp thực sự gặp khó khăn thì đối với các hộ khác cần có sự tuyên truyền của các cơ quan chức năng, các tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn về quyền lợi, nghĩa vụ và ý nghĩa của các chính sách hỗ trợ người nghèo. Cần làm cho họ hiểu được việc nhà nước hỗ trợ là không phải cho không, và kinh phí hỗ trợ của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 105 nhà nước luôn có hạn do đó cần phải để kinh phí đó hỗ trợ những người khác thực sự khó khăn.

Đến năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 13/4/2010 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Tại nghị định này các nhóm đối tượng người khuyết tật nặng không có khả năng lao động, không có khả năng tự phục vụ đã không còn bị ràng buộc bởi yếu tố "phải là hộ nghèo" mới được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội nên đã khắc phục được tình trạng cấp cơ sở đưa những đối tượng này vào hộ nghèo.

Ngoài ra trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tại một số xã vẫn tồn tại hiện tượng các hộ tách khẩu bố mẹ già ở riêng để được thực hiện giảm cước điện sinh hoạt và khi tiến hành bình xét hộ nghèo ở các thôn khu dân cư người dân vẫn đề nghị bình xét cho các hộ có người già này mặc dù là con cháu họ rất có điều kiện kinh tế vẫn thường chu cấp cho bố mẹ trong sinh hoạt hàng ngày dẫn đến tình trạng hộ nghèo cao.

Rất nhiều hộ người cao tuổi có sổ hộ khẩu riêng, nhưng ăn và ở cùng với con nhưng khi cán bộ huyện xuống hỏi thì đều trả lời là khôn có nhà, chỉ ở nhờ con cháu, nhà do con cháu xây nên không được tính là nhà của các cụ do đó phải xét cho các cụ là đối tượng nghèo.

Đây là một điểm khó cho các trưởng thôn khu dân cư khi đi điều tra, rà soát xác định hộ nghèo.

Trên thực tế là con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi về già (theo quy định tại Luật Người cao tuổi) nhưng giờ đây, một hiện tượng phổ biến ở các thôn khu dân cư lại là việc tách hộ khẩu bố mẹ già ở riêng, không còn sức lao động, dẫn đến không có thu nhập, đối chiếu với chuẩn nghèo để khẳng định họ thuộc diện hộ nghèo. Đối với “nhóm nghèo này” họ trông đợi thẻ bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội, hỗ trợ tiền điện, trợ cấp đột xuất;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 106 mặc nhiên họ coi đây là “quyền lợi” mà họ được hưởng theo quy định của Nhà nước.

Có một số xã, khi tiến hành họp dân để bình xét hộ nghèo không theo chuẩn quy định của chính phủ mà chỉ bằng đánh giá và so sánh mức sống của các hộ trong thôn: ví dụ: họ có thể đồng tình rằng hộ nhà bà A là nghèo so với họ mặc dù có thể là thu nhập nhà bà A này khi tính ra có vượt trên chuẩn nghèo quy định một chút. Hoặc trường hợp là trong thôn có một hộ có người mắc bệnh nặng hiểm nghèo (như ung thư, hoặc chạy thận nhân tạo....) phải chạy chữa nhiều tiền nên người dân cũng nhất trí là đưa hộ này vào hộ nghèo để được hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh. Hoặc trường hợp khác là một hộ có con học đại học, mặc dù thu nhập tính ra cũng trên chuẩn nghèo nhưng vì các cháu đi hộc phải chi phí cao nên để động viên và tạo điều kiện người dân cũng nhất trí đưa vào hộ nghèo để cháu được miễn giảm học phí và vay vốn tín dụng ưu đãi.

Một phần của tài liệu kiểm soát xác định đối tượng hộ nghèo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 112 - 114)