Những thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ 2 nguồn tài liệu: tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp.
a. Tài liệu thứ cấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 Các tài liệu, số liệu, phản ánh về công tác giảm nghèo, xác định đối tượng nghèo như khái niệm, vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách…, một số kinh nghiệm về công tác xác định đối tượng nghèo trên thế giới và ở trong nuớc được thu thập chủ yếu thông qua các báo cáo, các tài liệu đã được công bố, giáo trình, sách chuyên khảo, các công trình khoa học đã được công bố, … các Nghị định, Chính sách của Nhà nuớc, Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động TB&XH, Sở Lao động TB&XH tỉnh Hưng Yên.
Các số liệu về thực trạng xác định đối tượng nghèo trên địa bàn huyện Mỹ Hào như: Số lượng hộ nghèo qua các năm, số lượng và cơ cấu hộ nghèo tại các xã. Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo giai đoạn 2012-2014. Kết quả của các chính sách hỗ trợ hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm, số lượng, tỷ lệ hộ thoát nghèo,… được thu thập thông qua Phòng thống kê, Phòng Lao động TB&XH huyện Mỹ Hào, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mỹ Hào.
b. Tài liệu sơ cấp
Gồm những tài liệu phản ánh nghiên cứu về công tác giảm nghèo, cách thức xác định hộ nghèo, để tiến hành thu thập số liệu chúng tôi tiến hành lấy ý kiến đánh giá của cán bộ làm chính sách giảm nghèo từ cấp huyện xuống xã phường, thị trấn; phỏng vấn đối thoại trực tiếp Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có khó khăn về kinh tế.
Do điều kiện nguồn lực có hạn của cá nhân không cho phép tác giả thực hiện phỏng vấn được tất cả các hộ nghèo trên địa bàn nghiên cứu, do vậy tác giả đã chọn 3 xã mang đặc đểm riêng biệt đại diện cho toàn huyện, bao gồm:
- Thị trấn Bần là địa phương có kinh tế phát triển mạnh, trong những năm qua tỷ lệ hộ nghèo tại Thị trấn thấp và có xu hướng giảm mạnh qua các năm.
- Xã Dương Quang là địa phương có nền kinh tế kém phát triển, là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của huyện
- Xã Minh Đức là địa phương có nền kinh tế đang trong quá trình phát triển, tỷ lệ hộ nghèo đạt mức trung bình chung của toàn huyện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 Trên cơ sở các xã đã chọn mang đặc điểm chung cho toàn huyện, tác giả tiến hành điều tra tổng số 120 phiếu điều tra, trong đó 90 phiếu điều tra phỏng vấn hộ dân và 30 phiếu điều tra cán bộ làm công tác giảm nghèo của huyện và tại các xã được chọn.
Đối với số lượng phiếu điều tra được phân bổ tại mỗi xã (đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và cán bộ làm công tác giảm nghèo) tác giả tiến hành phân mẫu điều tra đồng đều tại các xã qua đó nhằm thu thập được các ý kiến đánh giá chung theo từng khu vực mang đặc điểm của toàn huyện.
Bảng 3.1 Cơ cấu phiếu điều tra (ĐVT: Phiếu) TT Nội dung TT Bần Minh Đức Dương Quang Tổng 1 Hộ dân 30 30 30 90 Trong đó: Hộ nghèo 25 25 25 75 Hộ cận nghèo 5 5 5 15 2 Cán bộ làm công tác giảm nghèo 30 Cán bộ huyện 3 Cán bộ xã 9 9 9 27 Tổng cộng 120
Ghi chú: Cán bộ xã bao gồm trưởng thôn, cán bộ làm công tác điều tra,
cán bộ xã phụ trách công tác giảm nghèo.
Hình thức thông qua đối thoại trực tiếp và phiếu câu hỏi. Mục tiêu chính là tìm hiểu xem cách xác định hộ nghèo của huyện đã chính xác hay chưa. Ngoài ra còn sử dụng cơ sở dữ liệu từ: Điều tra, rà soát hộ nghèo; giai đoạn 2011-2015; kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm. Phân tích các số liệu từ các cuộc điều tra, rà soát này làm cơ sở đánh giá thực trạng đời sống; cách thức xác định hộ nghèo đã chính xác hay chưa, các chông đợi, mong muốn của người nghèo...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49