Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012-2014

Một phần của tài liệu giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty tnhh minh hiếu – hưng yên (Trang 73)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

So sánh

nghìn đồng nghìn đồng nghìn đồng 2013/2012 2014/2013 quân Bình

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 938.105.641 1.186.002.190 1.625.269.968 126% 137% 132% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 50.240.415 55.825.434 66.760.664 111% 120% 115% 3. Doanh thu hoạt động tài chính 1.774.352 2.337.161 2.599.324 132% 111% 121% 4. Chi phí sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ 850.956.365 1.090.812.962 1.508.989.521 128% 138% 133% 5. Chi phí tài chính 29.652.159 26.344.700 32.912.141 89% 125% 107% 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 9.031.055 15.356.254 19.206.967 170% 125% 148%

7. Thu nhập khác 3.696.582 3.781.438 3.656.086 102% 97% 99%

8. Chi phí khác 3.620.669 3.658.781 3.534.229 101% 97% 99%

9. Lợi nhuận khác 75.913 122.657 121.856 162% 99% 130%

10.Tổng lợi nhuận trước thuế 9.106.968 15.478.911 19.328.823 170% 125% 147% 11.Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.003.533 3.405.360 4.252.341 170% 125% 147% 12. Lợi nhuận sau thuế TNDN 7.103.435 12.073.551 15.076.482 170% 125% 147%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu doanh số, chi phí và lợi nhuận. Mục đích cuối cùng mà các doanh nghiệp luôn hướng tới đó là lợi nhuận. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không những thể hiện trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất mà nó còn phản ánh năng lực và trình độ quản lý của doanh nghiệp.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên qua 3 năm 2012 - 2014 được thể hiện quả bảng 3.4.

Qua bảng số liệu có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tăng nhanh qua các năm, với tốc độ tăng là khác nhaụ

Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tưng qua các năm với tốc độ tăng trưởng caọ Năm 2012, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 938.105.641 nghìn đồng, năm 2013 là 1.186.002.190 nghìn đồng tăng 26,4% so với năm 2012. Sở dĩ có sự tăng đột biến như vậy là do công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị phần bán hàng vào các tỉnh miền trung đến tận Quảng Bình. Đến năm 2014, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 1.625.269.968 nghìn đồng tăng 37% so với năm 2013, lúc này khách hàng mua nhiều sản phẩm của công ty hơn để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu chăn nuôi của mình. Điều này cũng cho thấy nỗ lực trong việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ và nâng cao chất lượng sản phẩm của công tỵ

Việc mở rộng sản xuất kinh doanh, thị trường kinh doanh kéo theo sự gia tăng của chi phí sản xuất và kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Năm 2012, chi phí sản xuất và kinh doanh hàng hóa dịch vụ của công ty đạt 850.956.365 nghìn đồng, năm 2013 đạt 1.090.812.962 nghìn đồng, tăng 28,2% so với năm 2012. Năm 2014, chi phí sản xuất và kinh doanh hàng hóa dịch vụ của công ty đạt 1.508.989.521 nghìn đồng, tăng tương ứng 38,3% so với năm 2013. Việc tăng chi phí sản xuất và kinh doanh hàng hóa dịch vụ do công ty tăng cường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67

thu mua nguyên liệu về cả số lượng và chất lượng, tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một tăng caọ

Chỉ tiêu cuối cùng phản ánh rõ nét nhất hiệu quả kinh doanh của công ty là lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Có thể thấy lợi nhuận sau thuế của công ty tăng rõ rệt qua các năm. Năm 2012 đạt 7.103.435 nghìn đồng, năm 2013 tăng đột biến đạt 12.073.551 nghìn đồng, tăng 70% so với năm 2012. Năm 2014 lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng, đạt 15.076.482 nghìn đồng, tăng 24,9% so với năm 2013. Điều này chứng tỏ công ty đã nâng cao trình độ, kỹ năng tổ chức quản lý của mình giúp giảm thiểu chi phí, gia tăng doanh số bán hàng từ đó giúp gia tăng lợi nhuận.

Nói tóm lại, kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng cao khẳng định được sự phát triển của doanh nghiệp, giúp nâng cao đời sống của người lao động, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội nói chung và của địa phương nói riêng.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thp s liu

Thông tin thu được thu thập từ hai nguồn sau đây:

- Nguồn số liệu thứ cấp: Nguồn tư liệu sử dụng trong đề tài được lấy từ các nguồn như: Phòng kinh doanh, phòng kế toán của công tỵ Chủ yếu số liệu phân tích được lấy từ các năm 2012 – 2014.

- Nguồn số liệu sơ cấp:

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua điều tra một số khách hàng, cá nhân và đơn vị thường xuyên mua sản phẩm của công ty cụ thể như sau:

Tổng số mẫu điều tra: 100 khách hàng thường xuyên mua sản phẩm của công tỵ Đây là các khách hàng mua hàng thường xuyên với số lượng lớn và chủng loại sản phẩm đa dạng thuận tiện cho quá trình điều trạ Tỷ lệ đại lý được lấy phiếu điều tra là 71% trên tổn số đại lý hiện có trong các tỉnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68

Yên, Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nam. Các đại lý điều tra phân bổ cho các tỉnh là:

STT Tỉnh điều tra trong tỉnh Số đại lý phiếu điều tra Số đại lý lấy

Tỷ lệ % số đại lý được lấy phiếu

điều tra 1 Hà Nội 45 32 71% 2 Hà Nam 14 10 71% 3 Bắc Giang 22 16 73% 4 Hưng Yên 34 24 71% 5 Hải Dương 25 18 72% Tổng cộng 140 100 71%

Nội dung điều tra: Tập trung chủ yếu vào tìm hiểu nhận xét của khách hàng về các hoạt động marketing mà công ty đã và đang áp dụng trên thị trường.

3.2.2. Phương pháp x lý s liu

Đề tài xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích s liu

* Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu được thống kê từ nhiều nguồn khác nhaụ Nó cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đọ Đề tài sử dụng phương pháp này để phản ánh tình hình cơ bản, các thông tin về tình hình tiêu thụ và hoạt động marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty thông qua số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, thể hiện ở các biểu bảng số liệu, đồ thị và sơ đồ.

* Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sánh kết quả nghiên cứu ở những thời điểm và không gian khác nhaụ So sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước, doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt của từng chỉ tiêu phân tích.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

* Phương pháp chuyên gia

Nhằm thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực như nhân viên kinh doanh cán bộ quản lý : Giám đốc, Phó giám đốc doanh nghiệp, Giám đốc kinh doanh. Từ đó, rút ra những nhận xét về thực trạng tổ chức hoạt động marketing tại công ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên được chính xác và khách quan hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty công ty

4.1.1. Tình hình sn xut và tiêu th sn phm ca công ty

Công ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên sản xuất sản phẩm và tiêu thụ theo các quý trong năm, trong mỗi quý thì lại có các sản phẩm tồn khọ Mức độ sản xuất, tiêu thụ và tồn kho theo các quý được thể hiện qua bảng 4.1 + Tổng sản lượng sản xuất qua 3 đều tăng cụ thể như sau: Năm 2012 sản xuất 95.800 tấn, năm 2013 số lượng sản phẩm sản xuất tăng là 118.300 tấn.

Việc sản xuất của doanh nghiệp năm 2013 tăng hơn 2012 là do công ty mua được nguyên liệu rẻ đã dẫn đến giá thành sản phẩm rẻ và có sức cạnh tranh tốt hơn các sản phẩm của công ty đối thủ nên bán hàng tăng mạnh. Năm 2014 sản xuất là 163.000 tấn, với việc tăng sản xuất như vậy sẽ chắc chắn cho quá trình tăng doanh số bán hàng tránh thiếu hàng cung cấp cho thị trường.

+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng không ngừng tăng qua các năm và trải đều theo từng quý trong năm. Do nhu cầu thức ăn chăn nuôi trên thị trường ngày càng tăng do việc mở rộng trăng trại chăn nuôi của người dân ngày càng nhiều đã kéo theo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi tăng nhanh. Cụ thể năm 2012 sản lượng tiêu thụ thực tế của công ty là 98.500 tấn nhưng đến 2013 đã tăng lên 115.250 tấn tăng 17% so với lượng tiêu thụ của 2012.

Năm 2014 sản lượng tiêu thụ vượt bậc đạt 163.000 tấn tăng hơn năm 2013 là 41%. Đó là sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cá bộ kinh doanh của công ty đã không quản khó khăn trong công tác để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty và luôn tìm kiếm thị trường và nhà phân phối mới nhất.

Hàng tồn kho của doanh nghiệp từ các quý trước được chuyển sang tiêu thụ các quý sau để tránh tình trạng bán những sản phẩm quá hạn sử dụng. Kế hoạch đặt ra cho sản xuất đều dựa vào các đơn đặt hàng của khách hàng, (khách hàng chủ yếu là các đại lý luôn có kế hoạch tiêu thụ theo quý).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 Bảng 4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 2013/2012 2014/2013 SLsx SLtt SLtk SLsx SLtt SLtk SLsx SLtt SLtk SLsx SLtt SLtk SLsx SLtt SLtk (Tấn) (Tấn) (Tấn) (Tấn) (Tấn) (Tấn) (Tấn) (Tấn) (Tấn) 1 Lượng tồn kho năm trước chuyển sang 3.500 3.500 800 800 3.850 3.850 2 Quý I 23.300 23.500 3.300 27.300 26.100 2.000 40.400 40.400 3.850 117% 111% 61% 148% 155% 193% 3 Quý II 24.500 24.000 3.800 28.100 27.000 3.100 40.200 39.900 4.150 115% 113% 82% 143% 148% 134% 4 Quý III 23.500 25.200 2.100 29.500 28.900 3.700 41.100 41.800 3.450 126% 115% 176% 139% 145% 93% 5 Quý IV 24.500 25.800 800 33.400 33.250 3.850 41.900 40.900 4.450 136% 129% 481% 125% 123% 116% Tổng 95.800 98.500 10.000 118.300 115.250 12.650 163.600 163.000 15.900 123% 117% 127% 138% 141% 126%

Nguồn: phòng kinh doanh công ty

Ghi chú:

SLsx Sản lượng sản xuất

SLtt Sản lượng tiêu thụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72

4.1.2. Th trường tiêu th sn phm ca công ty

4.1.2.1. Theo vùng địa lý

Thị trường là một nhân tố quan trọng và là điều kiện quyết định mọi hoạt động kinh doanh. Nhưng đối với mỗi thị trường khác nhau thì công ty lại áp dụng các biện pháp khác nhaụ Do vậy thị trường của công ty rất phong phú và đa dạng. Trải dài từ bắc vào tận Quảng Bình. Mỗi tỉnh công ty có hệ thống kênh phân phối riêng và chính sách bán hàng, chăm sóc cũng khác nhau áp dụng cho từng khách hàng cũng khác nhaụ Ngoài ra cơ cấu sản phẩm cũng khác nhau theo vị trí địa lý do đặc thù chăn nuôi của các tỉnh là khác nhaụ

Bảng 4.2 Biến động thị trường sản phẩm của công ty qua 3 năm (2012 - 2014)

Tỉnh Nă(tm 2012 ấn) Năm 2013 (tấn) Năm 2014 (tấn) 2013/2012 2014/2013 Bình quân So sánh Quảng Ninh 84 93 140 110% 150% 130% Hải Phòng 1.392 1.610 2.304 116% 143% 129% Thái Bình 2.710 3.133 4.484 116% 143% 129% Nam Định 881 1.003 1.457 114% 145% 130% Phú Thọ 8.636 10.683 14.291 124% 134% 129% Thái Nguyên 3.115 3.612 5.155 116% 143% 129% Yên Bái 1.578 1.862 2.612 118% 140% 129% Tuyên Quang 175 204 290 116% 142% 129% Lào Cai 420 467 695 111% 149% 130% Sơn La 112 131 185 117% 141% 129% Hoà Bình 1.749 2.055 2.895 118% 141% 129% Thừa Thiên Huế 3.316 3.855 5.487 116% 142% 129% Hà Nội 23.230 26.606 38.441 115% 144% 130% Hải Dương 10.047 11.150 16.626 111% 149% 130% Ninh Bình 4.957 5.828 8.203 118% 141% 129% Thanh Hoá 4.781 5.389 7.912 113% 147% 130% Nghệ An 897 1.011 1.485 113% 147% 130% Hà Tĩnh 1.402 1.669 2.320 119% 139% 129% Quảng Bình 442 507 732 115% 144% 129% Vĩnh Phúc 2.623 3.083 4.341 118% 141% 129% Hưng Yên 9.321 11.247 15.424 121% 137% 129% Hà Nam 5.955 6.794 9.855 114% 145% 130% Bắc Giang 9.112 11.556 15.079 127% 130% 129% Bắc Ninh 1.565 1.957 2.590 125% 132% 129% Tổng cộng 98.501 115.505 163.000 117% 141% 129%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty

Nhìn vào bảng số liệu 4.2 trên ta nhận thấy công ty có thị trường phân bố sản phẩm khá rộng trải dài từ Lào Cai đến tận Quảng Bình. Các thị trường bán trọng điểm của công ty là: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nam, Thanh Hóa chiếm phần lớn sản lượng của công tỵ Với thị trường rộng như vậy công ty có thể gia tăng sản lượng bán hàng nhanh và tránh rủi ro trong kinh doanh như: Dịch bệnh, cạnh tranh thị trường từ các đối thủ….

Cũng từ bảng 4.2 ta thấy tổng sản lượng của công ty tăng nhanh kể từ 2012 đến 2014. Cụ thể năm 2012 tổng sản phẩm của công ty đạt 98.501 tấn nhưng đến 2013 đã đạt 115.505 tấn (Tăng 17% so với năm 2012). Đến năm 2014 thì sản lượng bán hàng của công ty tiếp tục tăng mạnh lên 163.000 tấn tăng hơn so với 2013 là 47.495 tấn (Tăng 41%). Tỷ lệ tăng trung bình của công ty từ 2012 đến 2014 đạt 29%. Qua đó cho thấy công ty đã nỗ lực khai thác thị trường và chinh phục người chăn nuôi Việt Nam bằng chính sách bán hàng, chất lượng sản phẩm và đem lại lợi nhuận lớn cho bà con chăn nuôi .

4.1.2.2. Theo nhóm khách hàng

Việc nghiên cứu và tìm hiểu số lượng khách hàng tiêu dùng thức ăn chăn nuôi trên thị trường là việc rất quan trọng để Công ty đưa ra các chiến lược về phân phối sản phẩm, giá cả, chất lượng cho sự phát triển thị trường một cách đúng đắn. Đối với Công ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên thì việc nghiên cứu và tìm hiểu khách hàng thường tập trung vào khía cạnh chính như: tìm hiểu ý kiến khách hàng về sản phẩm của mình và sản phẩm của các hãng khác, số lượng đại lý mà doanh nghiệp phân phối sản phẩm và của hãng khác. Trên cơ sở đó tạo mối quan hệ với khách hàng mới và phát triển mối quan hệ với khách hàng cũ. Thực trạng khách hàng của Công ty được chia làm hai loại đó là khách hàng thường xuyên và khách hàng không thường xuyên. Khách hàng thường xuyên là hệ thống đại lý phân phối của công ty, khách hàng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74

không thường xuyên là các trang trại chăn nuôi thí điểm sản phẩm của công ty . Số liệu bán hàng và biến động sản lượng của hai loại khách hàng này được thể hiện cụ thể qua bảng theo dõi 4.3.

Qua bảng 4.3 ta có thể thấy rõ sự thay đổi về cơ cấu sản lượng bán hàng của hai loại khách hàng thường xuyên và không thường xuyên. Cụ thể là năm 2012 sản lượng bán hàng của khách hàng thường xuyên là 78.800 tấn chiếm 80% sản lượng của toàn bộ công ty trong khi đó khách hàng không thường xuyên tiêu thụ 19.700 tấn chiếm 20% tổng sản lượng bán hàng năm 2012 của công tỵ Sang đến năm 2013 thì sản lượng tiêu thụ của hai loại khách hàng này tiếp tục tăng lên và có sự thay đổi nhẹ về cơ cấu tiêu thụ sản

Một phần của tài liệu giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty tnhh minh hiếu – hưng yên (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)