Tỉnh Nă(tm 2012 ấn) Năm 2013 (tấn) Năm 2014 (tấn) 2013/2012 2014/2013 Bình quân So sánh Quảng Ninh 84 93 140 110% 150% 130% Hải Phòng 1.392 1.610 2.304 116% 143% 129% Thái Bình 2.710 3.133 4.484 116% 143% 129% Nam Định 881 1.003 1.457 114% 145% 130% Phú Thọ 8.636 10.683 14.291 124% 134% 129% Thái Nguyên 3.115 3.612 5.155 116% 143% 129% Yên Bái 1.578 1.862 2.612 118% 140% 129% Tuyên Quang 175 204 290 116% 142% 129% Lào Cai 420 467 695 111% 149% 130% Sơn La 112 131 185 117% 141% 129% Hoà Bình 1.749 2.055 2.895 118% 141% 129% Thừa Thiên Huế 3.316 3.855 5.487 116% 142% 129% Hà Nội 23.230 26.606 38.441 115% 144% 130% Hải Dương 10.047 11.150 16.626 111% 149% 130% Ninh Bình 4.957 5.828 8.203 118% 141% 129% Thanh Hoá 4.781 5.389 7.912 113% 147% 130% Nghệ An 897 1.011 1.485 113% 147% 130% Hà Tĩnh 1.402 1.669 2.320 119% 139% 129% Quảng Bình 442 507 732 115% 144% 129% Vĩnh Phúc 2.623 3.083 4.341 118% 141% 129% Hưng Yên 9.321 11.247 15.424 121% 137% 129% Hà Nam 5.955 6.794 9.855 114% 145% 130% Bắc Giang 9.112 11.556 15.079 127% 130% 129% Bắc Ninh 1.565 1.957 2.590 125% 132% 129% Tổng cộng 98.501 115.505 163.000 117% 141% 129%
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73
Nguồn: Phòng kinh doanh công ty
Nhìn vào bảng số liệu 4.2 trên ta nhận thấy công ty có thị trường phân bố sản phẩm khá rộng trải dài từ Lào Cai đến tận Quảng Bình. Các thị trường bán trọng điểm của công ty là: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nam, Thanh Hóa chiếm phần lớn sản lượng của công tỵ Với thị trường rộng như vậy công ty có thể gia tăng sản lượng bán hàng nhanh và tránh rủi ro trong kinh doanh như: Dịch bệnh, cạnh tranh thị trường từ các đối thủ….
Cũng từ bảng 4.2 ta thấy tổng sản lượng của công ty tăng nhanh kể từ 2012 đến 2014. Cụ thể năm 2012 tổng sản phẩm của công ty đạt 98.501 tấn nhưng đến 2013 đã đạt 115.505 tấn (Tăng 17% so với năm 2012). Đến năm 2014 thì sản lượng bán hàng của công ty tiếp tục tăng mạnh lên 163.000 tấn tăng hơn so với 2013 là 47.495 tấn (Tăng 41%). Tỷ lệ tăng trung bình của công ty từ 2012 đến 2014 đạt 29%. Qua đó cho thấy công ty đã nỗ lực khai thác thị trường và chinh phục người chăn nuôi Việt Nam bằng chính sách bán hàng, chất lượng sản phẩm và đem lại lợi nhuận lớn cho bà con chăn nuôi .
4.1.2.2. Theo nhóm khách hàng
Việc nghiên cứu và tìm hiểu số lượng khách hàng tiêu dùng thức ăn chăn nuôi trên thị trường là việc rất quan trọng để Công ty đưa ra các chiến lược về phân phối sản phẩm, giá cả, chất lượng cho sự phát triển thị trường một cách đúng đắn. Đối với Công ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên thì việc nghiên cứu và tìm hiểu khách hàng thường tập trung vào khía cạnh chính như: tìm hiểu ý kiến khách hàng về sản phẩm của mình và sản phẩm của các hãng khác, số lượng đại lý mà doanh nghiệp phân phối sản phẩm và của hãng khác. Trên cơ sở đó tạo mối quan hệ với khách hàng mới và phát triển mối quan hệ với khách hàng cũ. Thực trạng khách hàng của Công ty được chia làm hai loại đó là khách hàng thường xuyên và khách hàng không thường xuyên. Khách hàng thường xuyên là hệ thống đại lý phân phối của công ty, khách hàng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74
không thường xuyên là các trang trại chăn nuôi thí điểm sản phẩm của công ty . Số liệu bán hàng và biến động sản lượng của hai loại khách hàng này được thể hiện cụ thể qua bảng theo dõi 4.3.
Qua bảng 4.3 ta có thể thấy rõ sự thay đổi về cơ cấu sản lượng bán hàng của hai loại khách hàng thường xuyên và không thường xuyên. Cụ thể là năm 2012 sản lượng bán hàng của khách hàng thường xuyên là 78.800 tấn chiếm 80% sản lượng của toàn bộ công ty trong khi đó khách hàng không thường xuyên tiêu thụ 19.700 tấn chiếm 20% tổng sản lượng bán hàng năm 2012 của công tỵ Sang đến năm 2013 thì sản lượng tiêu thụ của hai loại khách hàng này tiếp tục tăng lên và có sự thay đổi nhẹ về cơ cấu tiêu thụ sản phẩm trong tổng cơ cấu của công ty cụ thể như sau: Khách hàng thường xuyên năm 2013 tiêu thụ 90.200 tấn sản phẩm chiếm 78% sản lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2013 của công ty, còn khách hàng không thường xuyên tiêu thụ 25.050 tấn chiếm 22% tổng sản lượng tiêu thụ năm 2013 của công tỵ Sang đến năm 2014 cơ cấu bán hàng đối với hai loại khách hàng lại có biến động nhẹ cụ thể đối với khách hàng thường xuyên là 132.400 tấn chiếm 81% sản lượng tiêu thụ của công ty và khách hàng không thường xuyên, còn khách hàng không thường xuyên tiêu thụ 30.600 tấn chiếm 19% tổng sản lượng tiêu thụ của công tỵ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75