Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing nhằm phát triển

Một phần của tài liệu giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty tnhh minh hiếu – hưng yên (Trang 44 - 46)

trường

2.1.4.1. Yếu tố bên ngoài

Yếu tố bên ngoài là tất cả các yếu tố vĩ mô bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Nó tác động trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố bên ngoài bao gồm:

* Chính sách của Đảng và Nhà nước

Đó là toàn bộ những chính sách khuyến khích hay hạn chế những hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

Đó là toàn bộ về dân số, sự phát triển của kinh tế đất nước, phong tục, tập quán người dân… Điều này sẽ có ảnh hướng lớn đến việc các doanh nghiệp quyết định sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai ?

Điều kiện kinh tế - xã hội sẽ quyết định tới thói quen tiêu dùng của phần lớn dân cư của nước đó và ảnh hưởng chặt chẽ đến quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

* Môi trường cạnh tranh

+ Nguy cơ xâm nhập của các doanh nghiệp cạnh tranh tiềm ẩn: Các doanh nghiệp tiềm ẩn có thể xuất hiện và tham gia thị trường bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào mà họ cho rằng thuận lợi nhất sẽ đến với họ. Họ sẽ trực tiếp sản xuất các mặt hàng tương đồng với đối thủ của họ để họ cạnh tranh giành giật thị trường. Thậm chí họ có thể chấp nhận đầu tư bán với giá thấp hơn hẳn so với giá bán của đối thủ để trực tiếp cạnh tranh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

+ Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành: Các đối thủ cạnh tranh

hiện tại là các đối thủ đang có hàng bán cạnh tranh trực tiếp cùng thời điểm mà doanh nghiệp đó đang sản xuất kinh doanh. Các đối thủ này cạnh tranh về chất lượng, giá bán, dịch vụ khách hàng… với doanh nghiệp của mình về cùng loại sản phẩm, dịch vụ mà mình đang kinh doanh.

+ Áp lực từ sản phẩm thay thế: Như chúng ta đã biết bất cứ sản phẩm nào được sản xuất ra đều có vòng đời và chu kỳ sống nhất định. Đó là quy luật tất yếu của sản phẩm, chính vì vậy việc sản xuất bổ sung và thay thế sản phẩm cũ là điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển.

2.1.4.2. Yếu tố bên trong

* Trình độ nhân viên kinh doanh

Trình độ nhân viên kinh doanh là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công tỵ Với việc không ngừng mở rộng khai thác thị trường thì đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty cũng được tuyển dụng bổ sung hàng năm để đáp ứng với tốc độ phát triển nhanh của công tỵ Thực tế cho thấy công ty nào có đội ngũ nhân viên kinh doanh đông đảo, trình độ bán hàng cao thì công ty đó có lợi thế lớn để phát triển bán hàng và thị trường tiêu thụ. Nhân viên kinh doanh càng có kinh nghiệm, có nhiệt huyết thì hiệu quả công việc cũng nâng lên theo đó.

* Năng lực sản xuất

Năng lực sản xuất cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến việc thành công để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công tỵ Khi năng lực sản xuất của công ty có tốt thì mới có đủ sản phẩm có chất lượng tốt để cung ứng cho thị trường còn nếu năng lực không tốt thì không thể có đủ hàng tốt để bán ra thị trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

Trình độ quản lý cũng có nhiều ảnh hưởng tới công tác phát triển thị trường tiêu thụ của công tỵ Khi sản phẩm đã thâm nhập tốt vào thị trường thì đòi hỏi phải có đội ngũ trình độ quản lý tốt để kiểm soát bán hàng, quản lý tốt kênh phân phối và cung cấp sản phẩm của công tỵ Trình độ quản lý càng cao thì hiệu quả bán hàng càng lớn và ngược lạị

Một phần của tài liệu giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty tnhh minh hiếu – hưng yên (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)