Tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận tại công ty tnhh sản xuất băng keo mu (Trang 39)

3.4.1 Sơ đồ tổ chức

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

KẾ TOÁN TRƢỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN - CÔNG NỢ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KẾ TOÁN KHO KẾ TOÁN LƢƠNG THỦ QUỸ

27

Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, với quy mô này phòng kế toán đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Kế toán trƣởng và sự chỉ đạo của Giám đốc. Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ quản lý và thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán thống kê trong toàn công ty nhằm thực hiện chức năng cung cấp thông tin cho Ban Giám đốc và các cơ quan chức năng. Số nhân sự trong phòng kế toán gồm 6 ngƣời: Kế toán trƣởng, kế toán thanh toán – công nợ, kế toán kho, kế toán lƣơng và thủ quỹ.

3.4.2 Chức năng, nhiệm vụ

Kế toán trƣởng: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc công ty trong việc quản lý, điều hành, tổ chức và chỉ đạo công tác kế toán toán công ty, thực hiện tốt trách nhiệm đƣợc giao. Ngoài ra kế toán trƣởng phải chịu trách nhiệm các kết quả kế toán của công ty, lập sổ báo cáo với cơ quan thuế.…

Kế toán thanh toán – công nợ: Có nhiệm vụ hằng ngày lập các chứng từ thu, chi và theo dõi tình hình thanh toán giữa nội bộ công ty, giữa công ty với các đối tác kinh doanh và Nhà nƣớc.

Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán tình hình tăng, giảm và trích khấu hao TSCĐ của công ty.

Kế toán kho: Có nhiệm vụ thực hiện ghi chép và theo dõi việc nhập, xuất, kiểm kê,…các vật tƣ, hàng hóa, thành phẩm trong kho.

Kế toán lƣơng: Có nhiệm vụ tổ chức chấm công, lập bảng tính lƣơng, trích các khoản bảo hiểm, các khoản phụ cấp cho các cán bộ công nhân viên trong công ty.

Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ chuyển tiền, thu tiền, xuất tiền khi có chứng từ, hóa đơn hợp lệ và lập báo cáo kết quả tăng, giảm lƣợng tiền trong kỳ cho kế toán trƣởng.

* Nhận xét chung về cơ cấu bộ máy tổ chức kế toán của công ty: Mô hình tổ chức công tác kế toán của công ty đang áp dụng phù hợp, mỗi bộ phận kế toán làm việc độc lập tạo điều kiện thuận lợi để kiểm tra, giám sát. Các bộ phận kế toán đều có nhiệm vụ và chức năng riêng vì vậy rất hiệu quả trong công tác kế toán, nhƣng gây khó khăn cho việc xử lý chứng từ vì phải thông qua nhiều bộ phận, không kip thời cho viêc thông báo thông tin cần thiết và công ty nên lập thêm bộ phận kế toán quản trị để lập các báo cáo cần thiết và cung cấp các thông tin kịp thời cho bộ phận kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

3.4.3 Chế độ kế toán và hình thức kế toán

- Chế độ kế toán: Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ tài chính.

28

- Hình thức ghi sổ: Nhật kí chung bao gồm sổ nhật kí chung, sổ cái tổng hợp và sổ cái chi tiết. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh sẽ đƣợc phản ánh vào sổ nhật kí theo thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của các nghiệp vụ đó.

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Hình 3.3: Sơ đồ hình thức nhật ký chung

Ghi chú:

- Ghi hằng ngày:

- Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: - Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung:

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã đƣợc kiểm tra đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinhđƣợc ghi vào các sổ, the kế toán chi tiết liên quan.

Trƣờng hợp đơn vị mở sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3,5,10,… ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lƣợng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào

Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặt biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết

29

các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ đƣợc ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có).

- Cuối kỳ (tháng, quý, năm), cộng số liệu sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập các báo cáo tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

3.4.4 Phƣơng pháp kế toán

- Phƣơng pháp trích khấu hao TSCĐ: theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. - Phƣơng pháp đánh giá hàng tồn kho: phƣơng pháp bình quân gia quyền.

- Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên.

- Phƣơng pháp tính thuế GTGT: theo phƣơng pháp khấu trừ.

3.5 SƠ LƢỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Bảng 3.1: Sơ lƣợc kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

Đơn vị tính: đồng

CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH

2013/2014

2013 2014 SỐ TIỀN TỶ LỆ %

Tổng doanh thu 29.453.295.500 30.415.336.700 962.041.200 3,27% Tổng chi phí 27.140.547.300 28.159.526.200 1.018.978.900 3.75% Tổng lợi nhuận 2.312.748.200 2.255.810.500 (56.937.700) 2,46%

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Qua số liệu sơ lƣợc kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 ở bảng 3.1, ta có thể thấy tình hình hoạt động của công ty có sự biến động về chi phí và doanh thu, cụ thể nhƣ sau:

- Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu của công ty tăng, từ 29.453.295.500 đồng lên 30.415.336.700 đồng, tăng 962.041.200 đồng tƣơng ứng với 3,27% so với 6 tháng đầu năm 2013. Doanh thu tăng đồng thời chi phí cùng tăng lên nhƣng ở giai đoạn này chi phí tăng cao hơn doanh thu, chi phí từ 27.140.547.300 đồng tăng lên 28.159.526.200 đồng tƣơng ứng với 3,75% so

30

với 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể là chi phí tăng cao hơn doanh thu 0,48%, chi phí tăng cao kéo theo lợi nhuận giảm, lợi nhuận từ 2.312.748.200 đồng giảm xuống còn 2.255.810.500 đồng, giảm 56.937.700 đồng tƣơng ứng giảm 2,46% so với 6 tháng đầu năm 2013.

- Giai đoạn này doanh thu tăng là do sự nổ lực từ phía công ty từ những năm thành lập đến nay, trãi qua nhiều khó khăn thì hiện nay các hoạt động của công ty đã đi vào quỹ đạo và đã chiếm đƣợc sự tin cậy của khách hàng. Bên cạnh đó năm 2012 công ty đƣợc cấp giấy chứng nhận là Nhà Cung Cấp chất

lượng 2012 và là Thành Viên Hội Đồng Thương Hiệu Được Ưa Chuộng Phía Nam do Hội tiêu chuẩn và bảo vệ ngƣời tiêu dùng Việt Nam bình

chọn. Doanh thu tăng nhƣng lợi nhuận lại giảm là do chi phí tăng cao. Chi phí tăng cao vì giai đoạn này công ty thực hiện đƣa các sản phẩm xuống các tỉnh ở khu vực ĐBSCL gần với Thành phố Cần Thơ để thâm dò tình hình thị trƣờng và nhu cầu của khách hàng ở khu vực này để thực hiện việc mở Chi nhánh sản xuất và tiêu thụ của công ty tại Thành phố Cần Thơ. Công ty muốn thu hút sự chú ý của khách hàng mới nên đã giảm giá sản phẩm vì thế sản phẩm đƣợc bán ra thị trƣờng tăng lên và chi phí vận chuyển tăng lên do vận chuyển hàng xuống các tỉnh xa nên lợi nhuận giảm so với 6 tháng đầu năm 2013.

3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG

Thuận lợi

Công ty đƣợc đặt ngay vị trí trung tâm công nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng nên thu hút đƣợc nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng khá tốt.

Công ty có đội ngũ nhân sự có trình độ cao, thu thập và xử lý thông tin chính xác, kịp thời. Từ đó, làm cho hoạt động trong toàn công ty luôn đƣợc hài hoà với nhau, từ khâu thu mua nguyên vật liệu, quyết định công nghệ chế sản xuất đến tạo đƣợc chất lƣợng sản phẩm, mẫu mã bao bì của sản phẩm,… đều đạt đƣợc tiêu chuẩn cao, đủ chất lƣợng để công ty có thể xuất khẩu sản phẩm sang các nƣớc khác.

Công ty đã đƣợc cấp giấy chứng nhận là Nhà Cung Cấp chất lượng 2012 và là Thành Viên Hội Đồng Thương Hiệu Được Ưa Chuộng Phía Nam do Hội tiêu chuẩn và bảo vệ ngƣời tiêu dùng Việt Nam bình chọn, bên

cạnh đó cũng đầu tƣ xây dựng dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến của Úc tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng cao để cạnh tranh cùng các doanh nghiệp đối thủ trên thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc.

Công ty luôn tìm hiểu khách hàng trƣớc khi buôn bán với họ nhằm tránh những phi vụ làm ăn lừa bịp từ phía khách hàng.

31

Với thời gian hoạt động không lâu thì công ty đã đạt đƣợc niềm tin và tạo đƣợc sự uy tín đến khách hàng.

Khó khăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh những thuận lợi giúp Công ty M&U có điều kiện phát triển thì vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn phải kể đến nhƣ:

- Công ty không gần nơi cung cấp nguyên liệu keo nƣớc nên việc thu mua nguyên liệu gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều chi phí. Bên cạnh đó thì hiện nay trên thị trƣờng xuất hiện nhiều công ty cạnh tranh làm cho nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm và giá cả thƣờng xuyên bị biến động.

- Do các công ty muốn thu hút khách hàng nên thực hiện chiến lƣợc giảm giá bán làm ảnh hƣởng không nhỏ đến công ty.

- Giá cả các loại vật tƣ, nguyên liệu đầu vào tăng, giá thành sản xuất tăng làm ảnh hƣởng lớn đến kế hoạch và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Phƣơng hƣớng hoạt động

Từ những thuận lợi và khó khăn trên, để phát triển thƣơng hiệu băng keo M&U ngày càng có uy tín và tạo ấn tƣợng cao với khách hàng, đồng thời cũng cải thiện tình hình kinh doanh, công ty đã có những định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới nhƣ sau:

- Duy trì phƣơng pháp mua nguyên vật liệu vừa đủ để sử dụng, không để tồn kho tránh tình trạng giá NVL tăng giảm lên tục và hạn chế hƣ hỏng, tiết kiệm chi phí bảo quản.

- Quản lý chặt chẽ hơn trong quá trình sản xuất.

- Phân công và cơ cấu lại lực lƣợng lao động hợp lý, nâng cao và đào tạo nhân viên có tay nghề.

- Giữ vững thị trƣờng hiện có và mở rộng thị trƣờng sang các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, đƣa sản phẩm xuống để khảo khảo sát tình hình thị trƣờng với lập kế hoạch dự kiến mở Chi nhánh sản xuất và tiêu thụ tại Thành phố CầnThơ.

- Đầu tƣ trang thiết bị sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí.

- Tìm hiểu thị trƣờng và chọn nhà cung cấp uy tín, giá cả hợp lý.

- Đề ra phƣơng án kinh doanh ngắn hạn để thực hiện trong năm 2014 nhằm nâng cao lợi nhuận.

+ Tăng lợi nhuận từ 15% - 20%.

+ Tăng sản lƣợng tiêu thụ từ 10% - 20%. .

32

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ

GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT BĂNG KEO M&U 4.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Qua quá trình tìm hiểu và quan sát tại Công ty M&U thì quá trình sản xuất băng keo đƣợc khái quát nhƣ sau: Keo nƣớc mua về đƣợc chuyển đến thùng chứa để sẵn sàng đƣa vào máy phủ keo, màng BOPP đƣợc tháo ra và gắn vào thiết bị phủ keo, quá trình chuẩn bị xong khi máy hoạt động thì keo nƣớc đƣợc phủ đầy trên màng BOPP và đƣợc sấy khô bằng luồng không khí nóng khi máy hoạt động, sau khi khô, màng phủ đầy keo đƣợc cuộn thành cuộn lớn có độ dài đã định, cuộn keo này đƣợc gọi là cuộn Jumbo. Sau khi cuộn Jumbo hoàn thành đƣợc đƣa vào máy cắt để cắt thành từng cuộn nhỏ theo kích cỡ khách hàng yêu cầu, các cuộn keo nhỏ đƣợc kiểm tra, đóng gói thành sản phẩm hoàn tất và đem đi tiêu thụ.

4.2 TỔNG HỢP DOANH THU

Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng khối lƣợng hàng tồn kho rất ít, nên theo thống kê của công ty trong năm 2013 thì lƣợng sản phẩm tiêu thụ đạt khoản 94% khối lƣợng sản phẩm sản xuất của mỗi sản phẩm, còn lại 6% là các cuộn keo ở hai đầu không đƣợc phủ đầy keo hoặc bị mốp, số lƣợng bị thừa ra khi cắt thành cuộn nhỏ,….các sản phẩm này đƣợc xem là hàng tồn kho của công ty.

Theo thống kê của công ty trong năm 2013 thì sản lƣợng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ của 3 loại sản phẩm băng keo loại I, loại II và loại III đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

Bảng 4.1: Tổng hợp sản lƣợng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ của 3 loại sản phẩm băng keo năm 2013 của công ty

ĐVT: Đồng

Sản phẩm Số lƣợng SP tiêu

thụ (cuộn)

Giá bán

(đồng/cuộn) Thành tiền

Băng keo loại I 1.561.700 12.000 18.740.400.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Băng keo loại II 950.550 14.200 13.497.810.000

Băng keo loại III 632.500 17.500 11.068.750.000

Tổng cộng x x 43.306.960.000

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính, 2013)

Qua bảng tổng hợp sản lƣợng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ trong năm 2013 của công ty thì ta thấy đƣợc tổng doanh thu của ba loại sản phẩm băng keo là 43.306.960.000 đồng. Do đề tài chỉ chọn dòng sản phẩm băng keo trong

33

gồm có ba loại băng keo loại I, loại II, loại III nên tổng doanh thu của ba loại sản phẩm này chỉ chiếm một phần trong tổng doanh thu của công ty. Ngoài doanh thu của ba loại sản phẩm này thì doanh thu của công ty còn thu đƣợc từ các dòng sản phẩm khác và các hoạt động khác.

4.3 PHÂN LOẠI CHI PHÍ CỦA CÔNG TY THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ. PHÍ.

4.3.1 Căn cứ ứng xử của chi phí

Đối với các nhà quản trị, chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì chính chi phí có ảnh hƣởng trực tiếp và lớn nhất đến lợi nhuận. Vấn đề đặt ra là làm sao để kiểm soát và phân loại chi phí chính xác theo cách ứng xử của từng loại chi phí, đó là yếu tố then chốt để có thể quản lý chi phí, từ đó đƣa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị. Do việc phân loại chi phí không theo một nguyên tắc nào mà chỉ phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề sản xuất và sản phẩm của mỗi doanh nghiệp nên việc phân loại chi phí một cách chính xác là một công việc khó khăn đối với các nhà quản trị.

Nhƣng để phân tích mối quan hệ giữa Chi phí – Khối lƣợng – Lợi nhuận thì việc cần thiết đầu tiên là phải nắm vững cách ứng xử của chi phí đó. Căn cứ ứng xử là đặc điểm của một hoạt động hay sự kiện làm phát sinh chi phí bởi hoạt động hay sự kiện đó. Hầu hết ở các công ty,các loại chi phí khác nhau là do các căn cứ ứng xử khác nhau. Để xác định căn cứ ứng xử, kế toán nên chú ý việc xem xét phạm vi của chi phí hoặc nhóm các chi phí khác nhau do căn cứ ứng xử khác nhau. Sự tƣơng quan giữa chi phí và căn cứ ứng xử càng

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận tại công ty tnhh sản xuất băng keo mu (Trang 39)