PHÍ.
PHÍ. phí có ảnh hƣởng trực tiếp và lớn nhất đến lợi nhuận. Vấn đề đặt ra là làm sao để kiểm soát và phân loại chi phí chính xác theo cách ứng xử của từng loại chi phí, đó là yếu tố then chốt để có thể quản lý chi phí, từ đó đƣa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị. Do việc phân loại chi phí không theo một nguyên tắc nào mà chỉ phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề sản xuất và sản phẩm của mỗi doanh nghiệp nên việc phân loại chi phí một cách chính xác là một công việc khó khăn đối với các nhà quản trị.
Nhƣng để phân tích mối quan hệ giữa Chi phí – Khối lƣợng – Lợi nhuận thì việc cần thiết đầu tiên là phải nắm vững cách ứng xử của chi phí đó. Căn cứ ứng xử là đặc điểm của một hoạt động hay sự kiện làm phát sinh chi phí bởi hoạt động hay sự kiện đó. Hầu hết ở các công ty,các loại chi phí khác nhau là do các căn cứ ứng xử khác nhau. Để xác định căn cứ ứng xử, kế toán nên chú ý việc xem xét phạm vi của chi phí hoặc nhóm các chi phí khác nhau do căn cứ ứng xử khác nhau. Sự tƣơng quan giữa chi phí và căn cứ ứng xử càng chặt chẽ sẽ càng hiểu chính xác cách ứng xử của chi phí. Từ đó giúp cho việc tách các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty thành chi phí khả biến và chi phí bất biến đƣợc tiến hành một cách thuận lợi.
Do quá trình sản xuất sản phẩm phức tạp, từ một nguồn nguyên liệu công ty có thể sản xuất thành nhiều sản phẩm khác nhau cho nên đề tài chỉ phân tích CVP của dòng sản phẩm băng keo trong loại I, II, III trong năm 2013 của công ty.
Để xác định đƣợc các khoản chi phí thƣờng dựa vào các yếu tố nhƣ: khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra, số giờ làm việc, số giờ máy hoạt động,… gọi chung là mức độ hoạt động kinh doanh, đó chính là căn cứ ứng xử của chi phí. Khi phân tích chi phí theo cách ứng xử thì việc xác định phạm vi phù hợp là rất quan trọng, phạm vi phù hợp trình bày mức độ hoạt động mà trong đó ứng xử của chi phí hoàn toàn tuyến tính, khi vƣợt qua phạm vi phù hợp cần đánh giá lại chi phí.