Phân tích điểm hòa vốn

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận tại công ty tnhh sản xuất băng keo mu (Trang 26 - 31)

Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ CVP. Nó cung cấp thông tin cho nhà quản trị về số lƣợng sản phẩm cần phải bán để đạt đƣợc lợi nhuận mong muốn và thƣờng bắt đầu tại điểm hòa vốn, điểm mà doanh số không mang lại đƣợc lợi nhuận. Tuy nhiên, không một công ty nào hoạt động mà không muốn mang lại đƣợc lợi nhuận. Vì vậy, phân tích điểm hòa vốn có vai trò là điểm khởi đầu để xác định số lƣợng sản phẩm cần để đạt đƣợc lợi nhuận mong muốn nhằm lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của mình. Phân tích điểm hòa vốn cho phép ta xác định mức doanh thu với khối lƣợng sản phẩm và thời gian cần đạt đƣợc để vừa bù đắp hết chi phí đã bỏ ra.

2.1.7.1 Khái niệm và ý nghĩa phân tích điểm hòa vốn

a. Khái niệm điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm vừa bù đắp đủ chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc là điểm mà tại đó tổng số dƣ đảm phí bằng tổng chi phí bất biến. Hay nói một cách khác điểm hòa vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận của doanh nghiệp bằng không.

Mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu (DT) và lợi nhuận (LN) có thể trình bày nhƣ sau:

SDĐP = DT – CPKB = CPBB + LN

DT = CPKB + CPBB + LN = SDĐP +CPKB

Điểm hòa vốn theo khái niệm trên là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí, nghĩa là lợi nhuận bằng 0 (không lời, không lỗ). Nói cách khác, tại điểm hòa vốn SDĐP = CPBB.

Chứng minh:

DT = CPKB + SDĐP Mà SDĐP = CPBB + LN

14

b. Ý nghĩa phân tích điểm hòa vốn

- Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích CVP.

- Phân tích điểm hòa vốn giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp chủ động xác định đƣợc sản lƣợng và doanh thu ở mức nào để đạt đƣợc điểm hòa vốn. Đồng thời dựa vào phân tích điểm hòa vốn các nhà quản trị có thể xác định đƣợc phạm vi lời, lỗ của doanh nghiệp theo kết cấu chi phí, kết cấu hàng bán, doanh thu.

- Mặt khác phân tích điểm hòa vốn cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp về các chỉ tiêu an toàn từ đó nhận diện mức độ rủi ro của các phƣơng án đầu tƣ.

- Từ đó doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp và trên cơ sở đó xây dựng giá bán, các chi phí phát sinh phù hợp,…

2.1.7.2 Các phƣơng pháp xác định điểm hòa vốn.

Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa vốn là căn cứ đề ra các quyết định kinh doanh nhƣ chọn phƣơng án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán các khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt đƣợc lợi nhuận mong muốn.

a. Sản lƣợng hòa vốn

Xét về mặt toán học, điểm hòa vốn là giao điểm của đƣờng biểu diễn doanh thu và đƣờng biểu diễn tổng chi phí. Vậy sản lƣợng tại điểm hòa vốn chính là ẩn của 2 phƣơng trình biểu diễn hai đƣờng đó.

Gọi xhv là sản lƣợng hòa vốn.

- Phƣơng trình biểu diễn doanh thu có dạng: ydt = gx

- Phƣơng trình biểu diễn của tổng chi phí có dạng: ytp = ax + b

Tại điểm hòa vốn thì: ydt = ytp gx = ax + b (1) Giải phƣơng trình (1) để tìm x, ta có: 𝑥ℎ𝑣 = 𝑏 𝑔 − 𝑎 Vậy: 𝑆ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔 ℎò𝑎 𝑣ố𝑛 = 𝐶𝑃𝐵𝐵 𝑆𝐷Đ𝑃 đơ𝑛 𝑣ị

15

b. Doanh thu hòa vốn

Doanh thu hòa vốn là doanh thu của mức sản lƣợng tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu hòa vốn là tích của sản lƣợng hòa vốn với giá bán.

- Phƣơng trình biểu diễn doanh thu có dạng: ydt = gx

Tại điểm hòa vốn:

𝑥ℎ𝑣 = 𝑏 𝑔 − 𝑎 nên 𝑦ℎ𝑣 = 𝑔 ∗ 𝑏 𝑔 − 𝑎 = 𝑏 (𝑔 − 𝑎)/𝑔 Vậy: 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 ℎò𝑎 𝑣ố𝑛 = 𝐶𝑃𝐵𝐵 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑆𝐷Đ𝑃 2.1.7.3 Đồ thị hòa vốn

Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta có các đƣờng biểu diễn sau: - Trục hoành Ox: phản ánh mức độ hoạt động (sản lƣợng) - Trục tung Oy: phản ánh số tiền hay chi phí

- Đƣờng doanh thu: ydt = gx - Đƣờng tổng chi phí: ytp = ax + b - Đƣờng định phí: yđp = b  Đồ thị CVP tổng quát y yhv b 0 xhv

(Nguồn: Kế toán quản trị, 2010)

Hình 2.1: Đồ thị CVP hòa vốn

Tại điểm mà hai đƣờng doanh thu và chi phí gặp nhau là điểm hòa vốn, phía bên trái của điểm hòa vốn là vùng lỗ, phía bên phải của điểm hòa vốn là vùng lãi. Mức độ hoạt động (x) Điểm hòa vốn Đƣờng định phí (yđp= a) Tổng chi phí (ytp = ax + b) =+ Đƣờng doanh thu (ydt =px)

16

Đồ thị CVP phân biệt

Ngoài dạng tổng quát của đồ thị CVP hòa vốn, các nhà quản trị còn ƣa chuộng dạng đồ thị CVP phân biệt. Về cơ cấu, hai dạng này giống nhau về các bƣớc xác định các đƣờng biểu diễn, chỉ khác ở chỗ dạng đồ thị CVP phân biệt có then đƣờng biến phí ybp = ax song song với đƣờng tổng chi phí ytp = ax + b. Đồ thị này nhằm cho ta thấy SDĐP trên đồ thị mà đồ thị CVP tổng quát chƣa phản ánh đƣợc. y Lợi nhuận Điểm hòa vốn SDĐP yhv Định phí b 0 xhv Mức độ hoạt động (x)

(Nguồn: Kế toán quản trị,2010)

Hình 2.2: Đồ thị CVP phân biệt

2.1.7.4 Đồ thị lợi nhuận

Đồ thị lợi nhuận có ƣu điểm là dễ vẽ và phản ánh đƣợc mối quan hệ giữa sản lƣợng với lợi nhuận, tuy nhiên nó không phân biệt đƣợc mối quan hệ giữa chi phí với sản lƣợng.

Lợi nhuận (triệu đồng) Điểm hòa vốn Lợi nhuận 0 - p

(Nguồn: Kế toán quản trị, 2010)

Hình 2.3: Đồ thị lợi nhuận ydt = gx ytp = ax + b ybp = ax yđp = b Sản lƣợng (nghìn SP)

17

2.1.7.5 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn

Ngoài khối lƣợng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn còn đƣợc quan sát dƣớc các góc nhìn khác: chất lƣợng điểm hòa vốn. Mỗi phƣơng pháp đều cung cấp một tiêu chuẩn đánh giá hữu ích về hiệu quả kinh doanh và sự rủi ro.

a. Thời gian hòa vốn

Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt đƣợc doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh thƣờng là một năm.

Công thức xác định: 𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 ℎò𝑎 𝑣ố𝑛 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑑ự 𝑘𝑖ế𝑛 ℎò𝑎 𝑣ố𝑛 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 1 𝑛𝑔à𝑦 Trong đó 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 ℎò𝑎 𝑣ố𝑛 1 𝑛𝑔à𝑦 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 (𝑑ự 𝑘𝑖ế𝑛) 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 360 𝑛𝑔à𝑦

Chú ý: Công thức này cần đƣợc nhìn nhận tích cực hơn đối với doanh thu dự kiến. Do doanh thu luôn thay đổi khi thực hiện nên các hà quản trị cần phải nhận thức rằng thời gian hòa vốn là một chỉ tiêuluôn biến động tùy thuộc vào sự biến động của doanh số kế hoạch trong kỳ thực hiện xác định thời gian hòa vốn cho một phƣơng án kinh doanh rất cần thiết vì từ thông tin này có thể xác định đƣợc số vốn tối thiểu ban đầu cần thiết để thực hiện phƣơng án kinh doanh đó.

b. Tỷ lệ hòa vốn

Tỷ lệ hòa vốn (hay công suất hòa vốn) là tỷ lệ giữa khối lƣợng sản phẩm hòa vốn so với tổng khối lƣợng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt đƣợc trong kỳ kinh doanh (giả định giá không đổi).

Công thức xác định:

𝑇ỷ 𝑙ệ ℎò𝑎 𝑣ố𝑛 = 𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 ℎò𝑎 𝑣ố𝑛

𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ∗ 100% = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 ℎò𝑎 𝑣ố𝑛

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 đạ𝑡 đượ𝑐 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ∗ 100%

 Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lƣợng điểm hòa vốn, tức là chất lƣợng hoạt động kinh doanh. Nó có thể đƣợc hiểu nhƣ là thƣớc đo sự rủi ro. Trong khi thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt, tỷ lệ hòa vốn cũng vậy càng thấp càng an toàn.

18

c. Doanh thu an toàn

Doanh thu an toàn còn đƣợc gọi là số dƣ an toàn, đƣợc xác định là phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn. Chỉ tiêu doanh thu an toàn đƣợc thể hiện theo số tuyệt đối và số tƣơng đối.

Công thức xác định:

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑎𝑛 𝑡𝑜à𝑛 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎự𝑐 ℎ𝑖ệ𝑛 − 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 ℎò𝑎 𝑣ố𝑛

Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vƣợt qua mức doanh thu hòa vốn nhƣ thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngƣợc lại. Nhiệm vụ của ngƣời quản trị là duy trì một số dƣ an toàn thích hợp.

Để thấy rõ hơn, ta cũng nên hiểu là doanh thu an toàn đƣợc quyết định bởi cơ cấu chi phí. Thông thƣờng những công ty có CPBB chiếm tỷ trọng lớn do đó tỷ lệ SDĐP lớn điều này cũng thƣờng có nghĩa là doanh nghiệp thƣờng có mức độ an toàn kém hơn, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và doanh nghiệp đó là doanh nghiệp có doanh thu an toàn toàn thấp.

Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu an toàn.

Công thức:

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑎𝑛 𝑡𝑜à𝑛 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑎𝑛 𝑡𝑜à𝑛

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 đạ𝑡 đượ𝑐∗ 100%

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận tại công ty tnhh sản xuất băng keo mu (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)