Nhƣ ta đã biết thì ngƣời quản lý có thể muốn biết lợi nhuận sẽ tăng hoặc giảm bao nhiêu phần trăm khi doanh số bán tăng hoặc giảm 1%. Trong điều kiện giá bán và kết cấu chi phí không thay đổi thì câu trả lời phụ thuộc vào đòn cân hoạt động ở mức hoạt động hiện tại.
57
Bảng 4.30: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của 3 loại sản phẩm băng keo tiêu thụ năm 2013
ĐVT: Lần
Sản phẩm Số dƣ đảm phí
(đồng) Lợi nhuận (đồng) Độ lớn ĐBKD
Băng keo loại I 3.050.705.950 1.421.611.706 2,15
Băng keo loại II 1.974.426.278 982.855.852 2,01
Băng keo loại III 1.369.330.414 709.535.249 1,93
(Nguồn, Tính toán, 2013)
Độ lớn đòn bấy kinh doanh cho chúng ta biết quy mô sử dụng chi phí bất biến của từng loại sản phẩm, đòn bẩy kinh doanh của từng loại sản phẩm sẽ cao khi doanh nghiệp sử dụng nhiều chi phí bất biến, đòn bẩy kinh doanh sẽ thấp khi doanh nghiệp sử dụng nhiều chi phí khả biến. Cụ thể sản phẩm loại I sử dụng nhiều chi phí bất biến nên độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao 2,15, cao hơn hai sản phẩm loại II và III, điều này cũng có nghĩa là sản phẩm băng keo loại I có tỷ lệ số dƣ đảm phí lớn thì độ lớn của DBKD sẽ lớn , do đó lợi nhuận của sản phẩm này sẽ rất nhạy cảm với thị trƣờng khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào cũng gây ảnh hƣởng lớn về lợi nhuận của sản phẩm này.
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao sẽ tốt trong điều kiện kinh tế ổn định phát tiển bền vững, còn nếu kinh tế thị trƣờng có xu hƣớng suy thoái, không ổn định thì sản phẩm có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao sẽ bị ảnh hƣởng nhiều. Để chứng minh cho mối quan hệ giữa đòn bẩy kinh doanh và lợi nhuận khi doanh số của các loại sản phẩm có sự biến động, giả sử công ty tăng 20% doanh số cho ba sản phẩm.
Bảng 4.31: Mối quan hệ giữa đòn bẩy kinh doanh và lợi nhuận của 3 loại sản phẩm băng keo khi doanh số tăng 20%
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Băng keo loại I Băng keo loại II Băng keo loại III
Độ lớn ĐBKD (lần) 2,15 2,01 1,93
Doanh thu tăng (%) 20%
Phần trăm lợi nhuận tăng (%)
43,00% 40,20% 38,60%
Lợi nhuận tăng 611.293.034 395.108.053 273.880.606
(Nguồn: Tính toán, 2013)
Qua giả định, khi tăng 20% doanh số cho tất cả ba sản phẩm thì cho thấy sản phẩm băng keo loại I có độ lớn ĐBKD lớn nhất 2,15 lần so với độ lớn của sản phẩm loại II và loại III, do đó khi công ty tăng cùng một mức doanh thu
58
20% cho ba loại sản phẩm thì thấy đƣợc tốc độ tăng lợi nhận của sản phẩm băng keo loại I cao nhất 43% và cho thấy đƣợc lợi nhuận của sản phẩm này biến động nhiều nhất. Còn đối với hai sản phẩm còn lại thì sản phẩm loại II có độ lớn ĐBKD là 2,01 lần cao hơn sản phẩm loại III, sản phẩm loại III có độ lớn ĐBKD là 1,93 lần vì vậy khi tăng cùng một mức doanh thu thì thấy tốc độ lợi nhuận của sản phẩm loại II là 40,20% và tốc độ lợi nhuận của sản phẩm loại III là 38,60% điều đó dẫn đến lợi nhuận tăng thêm của sản phẩm loại II sẽ nhiều hơn sản phẩm loại III.
Còn nếu xét khi doanh thu giảm cùng một mức cho ba loại sản phẩm thì lợi nhuận của sản phẩm băng keo loại III sẽ giảm ít nhất vì tốc độ lợi nhuận của sản phẩm này thấp nhất 38,60% và giảm lợi nhuận nhiều nhất là sản phẩm băng keo loại I do tốc độ lợi nhuận của sản phẩm này cao nhất 43%.
Độ lớn ĐBKD càng lớn khi doanh thu thực hiện càng gần mức hòa vốn, độ lớn ĐBKD càng giảm khi doanh thu thực hiện càng xa mức hòa vốn. Chỉ tiêu đòn bẩy kinh doanh cung cấp cho ngƣời quản lý một công cụ đánh giá hữu hiệu ảnh hƣởng của biến động trong doanh số đến lợi nhuận. Đó là vì đòn cân hoạt động thể hiện kết cấu chi phí công ty đang sử dụng.
Để hiểu rõ hơn về kết cấu chi phí mà công ty đang sử dụng cũng nhƣ kết cấu chi phí của từng loại sản phẩm nhƣ thế nào, ta sẽ nghiên cứu chỉ tiêu đó sau đây.