Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận tại công ty tnhh sản xuất băng keo mu (Trang 34)

Đề tài sử dụng các phƣơng pháp sau:

- Phƣơng pháp so sánh: Đề tài sử dụng phƣơng pháp so sánh trong việc so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, so sánh kết quả của các phƣơng án đề ra.

- Phƣơng pháp giải phƣơng trình: Đề sử dụng phƣơng pháp giải phƣơng phƣơng trình trong việc tính toán các chỉ tiêu phân tích CVP.

- Phƣơng pháp tách chi phí hỗn hợp: Đề tài sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất để tách chi phí hỗn hợp thành chi phí khả biến và chi phí bất biến.

22

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT BĂNG KEO M&U 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Công ty sản xuất băng keo M&U là một công ty trách nhiệm hữu hạn do một doanh nhân Việt kiều ngƣời Úc đầu tƣ.

Sau một thời gian dài chuẩn bị và tìm hiểu nhu cầu về thị trƣờng, tình hình phát triển của các vùng, ông đã quyết định thành lập Công ty sản xuất băng keo M&U và đặt trụ sở tại Tỉnh Bình Dƣơng.

Công ty đƣợc thành lập vào ngày 08/08/2008 và đi vào hoạt động dƣới sự quản lý của ông TRẦN VĂN THÀNH.

Tên công ty: Công ty TNHH sản xuất băng keo M&U

Ngƣời đại diện pháp luật của công ty: ông TRẦN VĂN THÀNH – Giám đốc Công ty TNHH sản xuất băng keo M&U.

Địa chỉ trụ sở chính: 180B Đại Lộ Bình Dƣơng, Khu Phố Đông Ba, P.Bình Hòa, TX.Thuận An, Tỉnh Bình Dƣơng, Việt Nam.

Điện thoại: 0650 3766076, 0650 3765014 Hotline:0908581511

Fax: 0650 3766075

Website: http://www.m-u.com.vn

http://www.mu-tape.com

Loại hình công ty: Công ty tránh nhiệm hữu hạn Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và thƣơng mại. Phạm vi hoạt động: Trong nƣớc và ngoài nƣớc.

Qua nhiều khó khăn,hiện nay sản phẩm băng keo mang thƣơng hiệu M&U đều đạt tiêu chuẩn chất lƣợng cao về độ dính, kích thƣớc cũng nhƣ mẫu mã, hình dạng. Sản phẩm đa dạng, phong phú với nguyên liệu và quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Đặc biệt Công ty TNHH sản xuất băng keo M&U đã đạt đƣợc giấy chứng nhận Nhà Cung Cấp chất lượng 2012 và là Thành Viên Hội Đồng Thương Hiệu Được Ưa Chuộng Phía Nam do Hội tiêu chuẩn và

bảo vệ ngƣời tiêu dùng Việt Nam bình chọn. Trong những năm qua sản phẩm băng keo của M&U không chỉ đƣợc tin

dùng ở thị trƣờng trong nƣớc mà còn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Điều đặc biệt làm nên thƣơng hiệu M&U chính là việc sử dụng nguồn nguyên liệu không độc hại khi sản xuất hàng hóa. Không chạy theo lợi nhuận trƣớc mắt, M&U luôn tâm niệm: “Mỗi sản phẩm xuất xƣởng đều đƣợc lựa chọn từ nguồn nguyên liệu tốt nhất, chiếm nhiều tâm huyết của đội ngũ công nhân viên M&U.

23

3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Ngành nghề kinh doanh:

- Công ty chuyên sản xuất các loại băng keo trong, băng keo đục, băng keo màu dùng để dán thùng, băng keo dùng cho văn phòng và các loại băng keo khác phục vụ cho các ngành công nghiệp và gia dụng.

- Bên cạnh đó công ty còn kinh doanh băng keo cuộn Jumbo, các loại màng BOPP và keo nƣớc để sản xuất băng keo.

- Ngoài các sản phẩm băng keo trên công ty còn thực hiện các sản phẩm dịch vụ nhƣ: nhận cắt băng keo theo khổ, kích thƣớc khách hàng yêu cầu nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Chức năng

- Công ty M&U có chức năng sản xuất và kinh doanh các loại băng keo phục vụ cho nhu cầu của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

- Đáp ứng sản phẩm đầy đủ và kịp thời theo yêu cầu của khách hàng.

- Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế với các cá nhân, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc.

- Công ty hoạt động theo cơ chế độc, có con dấu riêng.

Nhiệm vụ

- Tổ chức tốt quá trình sản xuất sản phẩm và bảo quản sản phẩm. - Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Quản lý tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên và thực hiện chế độ cho nhân viên.

- Nắm bắt nhu cầu thị trƣờng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm với nhiều hình thức phù hợp với nhu cầu thị trƣờng nhằm nâng cao sản lƣợng tiêu thụ.

- Thực hiện tốt và nghiêm túc các hợp đồng kinh tế nhằm tạo uy tín cho công ty.

- Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chủ trƣơng về chế độ thuế của Nhà nƣớc.

- Quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn kinh doanh theo chế độ, chính sách, đảm bảo có hiệu quả kinh doanh.

24

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY 3.3.1 Sơ đồ tổ chức 3.3.1 Sơ đồ tổ chức

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy công ty 3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám đốc

- Định hƣớng hoạt động kinh doanh của công ty. Tổ chức xây dựng các mối quan hệ kinh tế với khách hàng thông qua các hợp đồng kinh tế. Quyết định tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty và đề ra các biện pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Giám đốc có quyền điều hành quản lý toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Giám đốc có quyền tuyển dụng và bố trí lao động cũng nhƣ việc đề bạt, khen thƣởng, kỉ luật trong công ty. Giám đốc là ngƣời chịu trách nhiệm toàn diện trƣớc pháp luật và tập thể công nhân viên của mình.

Bộ phận kinh doanh

Tổ chức tiếp thị, nghiên cứu thị trƣờng nhằm đẩy mạnh sản lƣợng tiêu thụ, xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn. Thu hồi công nợ đối với khách hàng.

Bộ phận kế toán – tài chính

- Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kế toán, thống kê ở công ty theo quy định pháp luật và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.

- Phản ánh ghi chép, hạch toán kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật. GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN KINH DOANH BỘ PHẬN KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH BỘ PHẬN QUẢN LÝ SẢN XUẤT

25

- Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống luân chuyển chứng từ có liên quan đến hàng hoá, tài sản vật tƣ tiền vốn, đồng thời tổ chức kiểm tra chứng từ kế toán thống kê ở tất cả bộ phận trong nội bộ công ty.

- Tính toán và trích nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, các quỹ của công ty và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, cổ phiếu và các khoản công nợ phải thu, phải trả theo quy định của pháp luật.

- Xác định và phản ánh chính xác kịp thời đúng chế độ kiểm kê tài sản, chuẩn bị đầy đủ kịp thời các thủ tục và tài liệu cần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát, hao hụt và hƣ hại tài sản đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết, xử lý.

- Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán tài chính và quyết toán công ty theo quy định luật pháp.

- Tổ chức phổ biến và hƣớng dẫn kịp thời các chế độ thể lệ tài chính, kế toán thống kê, thông tin kinh tế cho các bộ phận và cá nhân có liên quan trong công ty để cùng phối hợp thực hiện.

- Tổ chức bảo quản lƣu trữ các tài liệu kế toán, bảo mật các tài liệu thuộc phạm vi mật theo quy định công ty.

- Thực hiện kế hoạch đào tạo và tự đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên tài chính trong công ty, đồng thời tổ chức nghiên cứu, từng bƣớc áp dụng những thành tựu của công nghệ tin học trong công tác tài chính, hạch toán kế toán thống kê của công ty nhằm tăng hiệu năng công tác quản lý và tham mƣu về mặt tài chính đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản trị sản xuất kinh doanh của công ty.

Bộ phận quản lý sản xuất

- Lập kế hoạch tổ chức tuyển dụng và đào tạo cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ và công nhân phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.

- Lập hợp đồng lao động đối với cán bộ – công nhân viên chức và đƣợc ủy nhiệm của Giám đốc ký hợp đồng lao động đối với đối tƣợng là công nhân viên của công ty theo mẫu quy định.

- Nghiên cứu chế độ quản lý và kỷ luật lao động, các định mức lao động, tiền lƣơng. tiền thƣởng, các khoản phụ cấp và các chính sách, chế độ đối với ngƣời lao động, phúc lợi công ích trên cơ sở pháp luật nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả cao nhất. Tổng kết kết quả lao động và thanh toán tiền lƣơng hàng tháng theo phƣơng án lƣơng của công ty.

- Nghiên cứu thực hiện chế độ bảo hộ lao động phù hợp loại hình sản xuất đặc thù của công ty và kiểm tra thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn công ty theo đúng quy định của chính phủ ban hành.

26

- Dựa vào chiến lựợc kinh doanh của công ty, lập kế hoạch sản xuất, quản lý việc thực hiện sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản.

- Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, phòng gian bảo mật, bảo vệ bí mật công nghệ, bảo vệ tài sản, bảo đảm đƣợc an ninh trật tự, an toàn cho sản xuất và hoạt động kinh doanh của công ty.

- Thực hiện công tác kiểm soát nghiêm ngặt phòng chống cháy nổ, an toàn cho sản xuất, cho con ngƣời, cho tài sản công ty.

- Nghiên cứu tham mƣu cho Giám Đốc, theo dõi, quản lý, chăm lo sức khoẻ và thực hiện công tác cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên chức luôn gắn bó với công ty và kích thích thúc đẩy sản xuất kinh doanh luôn phát triển.

- Ghi nhận, lập kế hoạch cung cấp nguyên liệu theo kế hoạch tháng, phục vụ cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh và theo dõi, quản lý, bảo dƣỡng, sửa chữa các loại vật tƣ thiết bị, tiện nghi thuộc khu vực hành chính và quản lý của công ty.

- Thực hiện báo cáo định kỳ các công tác nghiệp vụ của phòng theo quy định của công ty.

* Nhận xét chung về cơ cấu tổ chức của công ty: Nhìn chung cơ cấu tổ chức quản lí chung của công ty đƣợc xây dựng dựa theo chức năng hoạt động hiệu quả, phù hợp với tình hình chung của công ty, cơ cấu tổ chức của công ty có mối liên hệ mật thiết với nhau, có tác động qua lại giữa các bộ phận. Đồng thời công ty nên bổ sung thêm bộ phận quản lý nhân sự để thuận tiện cho việc theo dõi khả năng và năng lực của đội ngũ công nhân viên của công ty và tách bộ phận kế toán – tài chính thành hai bộ phận riêng biệt để giảm bớt công việc cho bộ phận kế toán và dễ dàng kiểm soát tài chính của công ty.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức 3.4.1 Sơ đồ tổ chức

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

KẾ TOÁN TRƢỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN - CÔNG NỢ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KẾ TOÁN KHO KẾ TOÁN LƢƠNG THỦ QUỸ

27

Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, với quy mô này phòng kế toán đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Kế toán trƣởng và sự chỉ đạo của Giám đốc. Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ quản lý và thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán thống kê trong toàn công ty nhằm thực hiện chức năng cung cấp thông tin cho Ban Giám đốc và các cơ quan chức năng. Số nhân sự trong phòng kế toán gồm 6 ngƣời: Kế toán trƣởng, kế toán thanh toán – công nợ, kế toán kho, kế toán lƣơng và thủ quỹ.

3.4.2 Chức năng, nhiệm vụ

Kế toán trƣởng: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc công ty trong việc quản lý, điều hành, tổ chức và chỉ đạo công tác kế toán toán công ty, thực hiện tốt trách nhiệm đƣợc giao. Ngoài ra kế toán trƣởng phải chịu trách nhiệm các kết quả kế toán của công ty, lập sổ báo cáo với cơ quan thuế.…

Kế toán thanh toán – công nợ: Có nhiệm vụ hằng ngày lập các chứng từ thu, chi và theo dõi tình hình thanh toán giữa nội bộ công ty, giữa công ty với các đối tác kinh doanh và Nhà nƣớc.

Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán tình hình tăng, giảm và trích khấu hao TSCĐ của công ty.

Kế toán kho: Có nhiệm vụ thực hiện ghi chép và theo dõi việc nhập, xuất, kiểm kê,…các vật tƣ, hàng hóa, thành phẩm trong kho.

Kế toán lƣơng: Có nhiệm vụ tổ chức chấm công, lập bảng tính lƣơng, trích các khoản bảo hiểm, các khoản phụ cấp cho các cán bộ công nhân viên trong công ty.

Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ chuyển tiền, thu tiền, xuất tiền khi có chứng từ, hóa đơn hợp lệ và lập báo cáo kết quả tăng, giảm lƣợng tiền trong kỳ cho kế toán trƣởng.

* Nhận xét chung về cơ cấu bộ máy tổ chức kế toán của công ty: Mô hình tổ chức công tác kế toán của công ty đang áp dụng phù hợp, mỗi bộ phận kế toán làm việc độc lập tạo điều kiện thuận lợi để kiểm tra, giám sát. Các bộ phận kế toán đều có nhiệm vụ và chức năng riêng vì vậy rất hiệu quả trong công tác kế toán, nhƣng gây khó khăn cho việc xử lý chứng từ vì phải thông qua nhiều bộ phận, không kip thời cho viêc thông báo thông tin cần thiết và công ty nên lập thêm bộ phận kế toán quản trị để lập các báo cáo cần thiết và cung cấp các thông tin kịp thời cho bộ phận kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

3.4.3 Chế độ kế toán và hình thức kế toán

- Chế độ kế toán: Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ tài chính.

28

- Hình thức ghi sổ: Nhật kí chung bao gồm sổ nhật kí chung, sổ cái tổng hợp và sổ cái chi tiết. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh sẽ đƣợc phản ánh vào sổ nhật kí theo thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của các nghiệp vụ đó.

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Hình 3.3: Sơ đồ hình thức nhật ký chung

Ghi chú:

- Ghi hằng ngày:

- Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: - Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung:

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã đƣợc kiểm tra đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinhđƣợc ghi vào các sổ, the kế toán chi tiết liên quan.

Trƣờng hợp đơn vị mở sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3,5,10,… ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lƣợng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào

Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặt biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận tại công ty tnhh sản xuất băng keo mu (Trang 34)