Giải pháp 3: Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên ở các trường THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện noỏng hét, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào sivone ruevaibounthavy (Trang 68 - 71)

d, Điều kiện thực hiện

3.2.3. Giải pháp 3: Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên ở các trường THCS

chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên ở các trường THCS

3.2.3.1 Mục tiêu

Công tác bồi dưỡng GV là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý trường học, nó quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường vì vậy đẩy mạnh xây dựng đội ngũ GV có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, chuẩn về trình độ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.

Nâng cao vị thế và uy tín của GV và phấn đấu là tấm gương về đạo đức, tự học, sáng taọ cho HS nói theo

3.2.3.2 Nội dung

- Cải tiến việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chung của nhà trường và nội dung cần bồi dưỡng của mỗi CBQL, GV với trọng tâm bồi dưỡng là những vấn đề mà CBQL, GV còn yếu, còn thiếu.

- Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết toàn diện của CBQL, GV trên các lĩnh vực: chính trị xã hội, chuyên môn – nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ…. Qua đó giúp GV theo kịp sự phát triển và yêu cầu của xã hội đối với nhà trường trong việc thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay.

- Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích, động viên GV tự giác thực hiện với kết quả cao nhất

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

- HT cần đánh giá đúng tình hình thực trạng chuyên môn của đội ngũ CBQL, GV. Mỗi CBQL, GV tự xác định yêu cầu bồi dưỡng của bản thân về nội dung cần bồi dưỡng, mức độ cần đạt. Trên cơ sở đó HT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường gồm các mặt:

+ Những nội dung bồi dưỡng.

+ Đối tượng bồi dưỡng tương ứng với từng nội dung. + Kết quả cần đạt sau khi bồi dưỡng.

+ Các biện pháp hỗ trợ, động viên + Thời gian tiến hành.

+ Người chỉ đạo bồi dưỡng.

+ Phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng của HT.

Căn cứ vào yêu cầu tình hình thực tế của các tổ, nhóm khác nhau trong nhà trường mà HT có thể giao cho tổ, nhóm hay cá nhân GV những hoạt động bồi dưỡng khác nhau.

- Tổ chức bồi dưỡng với những hình thức linh hoạt, đa dạng, phong phú:

+ Bồi dưỡng thông qua các hoạt động chuyên môn:

* Tổ chức cho GV dự giờ, thăm lớp lẫn nhau trên tinh thần học hỏi chia sẽ kinh nghiệm.

* Tổ chức chuyên đề về PPDH với các nội dung đa dạng như: thực nghiệm phương pháp giảng dạy mới, phương pháp giải quyết các bài khó, phương pháp dạy một số thể loại bài của các bộ môn, công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu kém, chuyên đề về sử dụng phương tiện dạy học,… (một số chuyên đề có thể mời chuyên gia về trường nói chuyện trao đổi)

* Tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm với giáo viên các trường bạn. * Đầu tư tổ chức có hiệu quả các buổi thao giảng, hội giảng, tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp nhằm rút kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ. Tổ chức phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm của GV dạy giỏi của đơn vị và các trường bạn.

+ Bồi dưỡng thường xuyên:

* Đề cử GV đi dự học các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ do Phòng GD&TT, Sở GD&TT, Bộ GD&TT tổ chức. Tạo

điều kiện thuận lợi cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ (đại học, sau đại học) theo kế hoạch.

* Tập trung giúp đỡ GV mới ra trường, GV xếp loại trung bình về chuyên môn, nghiệp vụ bằng các hình thức: kèm cặp giúp đỡ, tăng cường trao đổi và dự giờ rút kinh nghiệm.

* Căn cứ vào trình độ, khả năng chuyên môn và nhu cầu, điều kiện của mình, mỗi CBQL, GV đăng ký các nội dung tự bồi dưỡng theo kế hoạch giảng dạy của cá nhân đã dự kiến đầu năm. Cách làm này hiệu quả và tận dụng được thời gian của từng cá nhân, vì mỗi người ngoài nhu cầu chung còn có nhu cầu riêng như ngoại ngữ, tin học…

Tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của cán bộ, GV theo kế hoạch đăng ký đầu năm. Để thực hiện tốt công tác này cần xây dựng lực lượng kiểm tra có đủ năng lực gồm lãnh đạo nhà trường, các tổ trưởng, một số GV giỏi: phân công trách nhiệm cụ thể, thực hiện đúng lịch kiểm tra thường xuyên, định kỳ và tổ chức đánh giá chính xác kết quả bồi dưỡng của GV, tiến hành sơ kết, tổng kết theo học kỳ, năm học.

- Các biện pháp hỗ trợ:

Xây dựng đội ngũ cốt cán về chuyên môn ở tất cả các bộ môn của nhà trường bao gồm những GV giỏi, có năng lực về chuyên môn, làm nhiệm vụ tư vấn và giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi về CSVC và thời gian cho GV học tập, nghiên cứu các nội dung bồi dưỡng: thư viện cần trang bị đầy đủ sách tham khảo các loại, có phòng đọc sách cho GV, có máy tính nối mạng Internet, phân công chuyên môn, sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, cải tiến lịch họp, lịch công tác dành thời gian cho GV tự học đi sâu vào chuyên môn.

Xây dựng quỹ phát triển đội ngũ từ các nguồn thu ngoài ngân sách của trường quỹ tương trợ học tập từ nguồn đóng góp của giáo viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL, GV có thể vay mượn kinh phí để tham gia học tập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện noỏng hét, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào sivone ruevaibounthavy (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w