25.0 0.0 7 Bố trí thời gian để phân tích sư phạm bài dạy 56.0 32.0 12

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện noỏng hét, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào sivone ruevaibounthavy (Trang 48 - 52)

d, Điều kiện thực hiện

75.025.0 0.0 7 Bố trí thời gian để phân tích sư phạm bài dạy 56.0 32.0 12

7 Bố trí thời gian để phân tích sư phạm bài dạy 56.0 32.0 12.0

Nghiên cứu hồ sơ quản lý của HT và phó HT chuyên môn, tổ trưởng và trao đổi với HT các trường THCS huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào chúng tôi nhận thấy Ban giám hiệu các trường đều có kế hoạch dự giờ GV thường xuyên, cụ thể HT 2 tiết/ tuần; phó HT 3 tiết/ tuần và giáo viên 1 tiết/ tuần. Có quy định tổ chuyên môn hàng tháng phải tổ chức thao giảng rút kinh nghiệm. Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý dự giờ và thao giảng của GV trong tổ của mình. Tất cả GV đều có sổ dự giờ (in sẵn các phiếu dự giờ theo hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy của Bộ, sau khi dự giờ phải có ghi chép đầy đủ các nội dung, quá trình diễn ra của tiết học và nhận xét đánh giá tiết dạy, rút ra được những ưu điểm của đồng nghiệp để học tập và các hạn chế để khắc phục.

Bên cạnh đó, sau dự giờ việc phân tích sư phạm bài học rất quan trọng, giúp GV thấy được những ưu điểm, hạn chế trong tiết dạy để có hướng khắc

phục tuy nhiên qua trao đổi với một số CBQL và TT, GV thừa nhận việc góp ý chỉ diễn ra một chiều, người dự giờ chỉ tập trung nhận xét ưu khuyết điểm và đánh giá xếp loại tiết dạy mà chưa cùng GV tìm phương án nâng cao chất lượng tiết dạy, chưa nêu bật được những cố gắng của GV so với lần dự giờ trước hoặc vẫn còn chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp hoặc đôi khi không góp ý… Thêm vào đó thời gian bố trí để phân tích sư phạm bài dạy còn ít nên phần nào hạn chế tác dụng của việc dự giờ, chưa thật sự động viên khích lệ GV và quan trọng hơn là chưa làm tốt nhiệm vụ tư vấn thúc đẩy.

Việc không thường xuyên dự giờ đột xuất, chủ yếu dự giờ theo kế hoạch định kỳ cũng cho thấy dễ làm nảy sinh các hiện tượng đối phó từ phía giáo viên như: chỉ chuẩn bị kỹ khi có người dự giờ, chọn bài dễ để dạy hay “dạy nháp” trước, … Do đó việc quản lý giờ dạy trên lớp của GV chưa thật sự là hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng dạy học trong nhà trường.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các HT trường THCS huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào cũng đã rất quan tâm đến các biện pháp quản lý dự giờ và phân tích sư phạm bài học đã thực hiện tương đối tốt các biện pháp tuy nhiên cần có biện pháp khuyến khích GV tập trung đóng góp ý kiến, phân tích sư phạm bài dạy để học tập lẫn nhau; tăng cường việc bố trí thời gian để phân tích sư phạm bài dạy nhiều hơn để nâng cao tác dụng của việc dự giờ.

2.3.3.5. Thực trạng quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

Công tác quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH được cho ý kiến thông qua mức độ thực hiện ở bảng 2.9:

Bảng 2.9: Thực trạng công tác quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH

Số

TT Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng Mức độ thực hiện

TX (%) KTX (%) KTH (%)

1 Tổ chức cho CBQL-GV nghiên cứu, quán triệt yêu

cầu đổi mới PPDH 89.0 11.0 0.0

2 Chỉ đạo, tổ chức cho GV thực hiện đổi mới PPDH 81.0 13.0 6.0 3 Yêu cầu GV hướng dẫn HS phương pháp tự học 75.0 25.0 0.0 4 Cung cấp điều kiện để GV thực hiện đổi mới PPDH 77.0 23.0 0.0 5 Chỉ đạo GV đổi mới cách kiểm tra đánh giá học

sinh 81.0 19.0 0.0

6 Tổ chức thao giảng, nhân điển hình các tiết dạy tốt

theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy 75.0 19.0 6.0 7 Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện

đổi mới PPDH 63.0 31.0 6.0

Kết quả khảo sát cho thấy các ý kiến đều thống nhất và đánh giá cao mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các biện pháp quản lý của HT trong quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH.

Đổi mới phương pháp dạy học là tiến hành cải tiến, hoàn thiện và kết hợp một cách sáng tạo các phương pháp dạy học hiện đang sử dụng để phát huy tính tích cực chủ động của HS trong học tập nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học. Hiện nay các trường đã và đang thực hiện giảm tải nội dung chương trình theo hướng dẫn của Bộ và tích cực đổi mới PPDH. Với kết quả khảo sát trên cho thấy phần lớn HT đã ý thức được tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH nên đã thường xuyên tổ chức cho GV học tập nghiên cứu các PPDH mới trong nhà trường.

Qua nghiên cứu hồ sơ quản lý của HT, kế hoạch chuyên môn của phó HT, sổ sinh hoạt tổ chuyên môn của tổ trưởng ở một số trường THCS cho thấy hầu hết HT các trường đều quan tâm chỉ đạo, tổ chức cho GV nắm vững yêu cầu đổi mới PPDH. Tổ chức tốt các buổi thao giảng kết hợp chuyên đề về việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong giảng dạy sao cho

phù hợp với đối tượng HS của trường. Song song đó HT các trường cũng quan tâm chỉ đạo đổi mới cách kiểm tra đánh giá HS cho phù hợp.

Tuy nhiên trong thực tế việc tạo điều kiện cho GV được tiếp cận, thực hành, sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại vẫn còn ở mức độ hạn chế. Hầu hết các trường chỉ cử một vài GV nòng cốt tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy, vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực do Sở tổ chức rồi về báo cáo lại tại trường, chưa mời các chuyên viên về báo cáo, tập huấn cho GV toàn trường. Ngoài các lý do khách quan như: hạn chế về mặt thời gian, kinh phí hạn hẹp, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới thì còn có lý do chủ quan là HT. Việc CBQL, TT, GV đánh giá kết quả thực hiện việc tạo điều kiện để GV đổi mới PPDH chưa tốt cũng đã phản ánh điều này. Nó xuất phát từ sự thụ động, thiếu năng lực điều hành của một số HT, vẫn còn tâm lý ỷ lại trông chờ vào cấp trên mà chưa có biện pháp hữu hiệu khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất để thực hiện đổi mới PPDH. Qua trao đổi thực tế với một số CBQL, TT, GV cho thấy một số HT vẫn còn chỉ đạo chung chung, chưa phát huy hết vai trò của tổ trưởng chuyên môn, thực hiện đổi mới PPDH còn mang tình hình thức, chủ yếu là trong các tiết thao giảng, vẫn có GV còn mang tư tưởng làm chiếu lệ, đảm bảo chỉ tiêu mà chưa thực sự xem đây là nhu cầu thiết yếu của bản thân để nâng cao chất lượng và tay nghề. Bên cạnh đó việc thực hiện kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện đổi mới PPDH cũng chưa được quan tâm thực hiện tốt.

Từ kết quả trên cho thấy HT các trường THCS ở huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào cũng đã rất quan tâm đến các biện pháp quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH của GV và thực hiện khá tốt các biện pháp. Tuy nhiên cần phải có những biện pháp để khuyến khích GV tự giác đổi mới PPDH và xem đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường.

Quản lý đổi mới PPDH phải đi đôi với việc chỉ đạo GV hướng dẫn HS phương pháp học tập, khảo sát công tác quản lý việc hướng dẫn HS học tập tại các trường THCS huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10: Thực trạng công tác quản lý việc hướng dẫn HS học tập

Số

TT Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng Mức độ thực hiện

TX (%) KTX (%) KTH (%) 1 Tổ chức cho CBQL-GV nghiên cứu, quán

triệt yêu cầu hướng dẫn HS phương pháp học 83.0 17.0 0.0 2 Kiểm tra việc hướng dẫn học sinh phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pháp của GV trong các giờ lên lớp 44.0 44.0 12.0 3

Kiểm tra GV chú ý đến các đối tượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu, kém trong giờ dạy một cách thích đáng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện noỏng hét, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào sivone ruevaibounthavy (Trang 48 - 52)