d, Điều kiện thực hiện
3.2.7. Giải pháp 7: Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng và nhân điển hình tiên tiến.
điển hình tiên tiến.
3.2.7.1. Mục tiêu
Thông qua các hoạt động thi đua trong giảng dạy nhằm phát hiện những cá nhân, tập thể phấn đấu tốt để kịp thời khen thưởng biểu dương, phát huy ưu điểm, nhân điển hình tiên tiến và những cá nhân, tập thể còn hạn chế để giúp đỡ, bồi dưỡng, khắc phục những tồn tại, hạn chế.
Tạo không khí đoàn kết, hăng hái thi đua trong nhà trường; kích thích, động viên tính tự giác tích cực hoạt động của cá nhân, tập thể góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.
3.2.7.2. Nội dung
- Thường xuyên quan tâm tổ chức các phong trào thi đua trong nhà trường mà nòng cốt là phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt”. Bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng trong đánh giá thi đua.
- Thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua để rút ra các bài học kinh nghiệm và đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu về các gương điển hình tiên tiến;
- Việc khen thưởng phải hài hòa với thi đua để xứng đáng với những đóng góp của đội ngũ thầy, cô giáo.
3.2.7.3 Tổ chức thực hiện
Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ CBQL, GV về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác thi đua trong nhà trường để mọi người cùng tự giác, tích cực tham gia.
Tổ chức tốt các phong trào thi đua dạy tốt – học tốt trong nhà trường: hội thi GV dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, thi sử dụng và làm ĐDDH, thi thiết kế bài dạy, bài thực hành điện tử, … với nhiều hình thức phong phú như thi đua theo đợt, theo chuyên đề, thi đua thực hiện chủ đề, chủ điểm năm học.
Chủ động tạo lập quỹ khen thưởng của trường từ các nguồn thu ngoài ngân sách của đơn vị, các nguồn hỗ trợ khác để động viên, khen thưởng xứng đáng các GV đạt thành tích tốt trong các phong trào thi đua của nhà trường.