Giải pháp 2: Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động dạy học, tăng cường quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy của G

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện noỏng hét, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào sivone ruevaibounthavy (Trang 66 - 68)

d, Điều kiện thực hiện

3.2.2.Giải pháp 2: Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động dạy học, tăng cường quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy của G

học, tăng cường quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy của GV

3.2.2.1. Mục tiêu

Đảm bảo cho đội ngũ GV có đủ điều kiện để thực hiện tốt chương trình giảng dạy theo quy định của Bộ GD &TT. Nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của GV theo điều lệ trường trung học đã quy định. Đưa hoạt động chuyên môn vào nề nếp, kỷ cương.

3.2.2.2. Nội dung

- Tổ chức cho CBQL, GV học tập nghiên cứu nhiệm vụ năm học các văn bản chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý giáo dục, những yêu cầu về thực hiện nội dung chương trình, về phương pháp giảng dạy, …

- Hướng dẫn thực hiện xây dựng các kế hoạch quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS:

+ Kế hoạch quản lý hoạt động dạy học của HT, phó HT

+ Kế hoạch quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn + Kế hoạch hoạt động dạy học của GV.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện

- Hàng năm HT phối hợp với phó HT căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ của năm học, những thuận lợi và khó khăn của nhà trường để xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học ngay từ đầu năm học. Nội dung cơ bản của kế hoạch phải nêu rõ mục tiêu hoạt động dạy học, nhiệm vụ trọng tâm, công việc cụ thể và các biện pháp quản lý gắn liền với thời gian cụ thể hàng tháng, tuần của năm học. Trong kế hoạch cần ưu tiên cho những nội dung trọng tâm trong từng giai đoạn của năm học, có như vậy khi thực hiện quản lý theo kế hoạch mới phát huy được hiệu quả của từng biện pháp.

- Tổ chức triển khai kế hoạch cho các tổ trưởng để đóng góp ý kiến và thống nhất thực hiện các tổ trưởng chuyên môn căn cứ vào kế hoạch của nhà trường và tình hình thực tế của tổ, của bộ môn để xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giảng dạy của tổ phù hợp với kế hoạch chung của nhà trường.

- HT chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn triển khai kế hoạch của trường, tổ chuyên môn cho GV và hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch giảng dạy của cá nhân. Kế hoạch của cá nhân GV phải phù hợp với kế hoạch chung của nhà trường và căn cứ vào tình hình thực tế các lớp học, đối tượng học sinh mình phụ trách. Kế hoạch của GV phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau:

+ Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu phấn đấu của GV

+ Kế hoạch giảng dạy của từng bài theo từng tuần cùng với các phương tiện trang thiết bị, ĐDDH cần sử dụng trên cơ sở phân phối chương trình của bộ môn do Bộ quy định; lịch tổ chức thực hành thí nghiệm

+ Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, định kỳ để đánh giá kết quả học tập của HS

+ Kế hoạch hoạt động ngoại khóa (phụ đạo HS yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi, làm ĐDDH, tổ chức tham quan thực tế, …)

+ Kế hoạch dự giờ đồng nghiệp, tự bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ trong đó nêu rõ thời gian, nội dung bồi dưỡng, kết quả đạt được.

- Kế hoạch dạy học của GV phải được góp ý và thống nhất chung của nhóm hoặc tổ bộ môn đối với từng khối lớp và phải được ký duyệt.

- Tăng cường quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học của GV thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp thường xuyên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện noỏng hét, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào sivone ruevaibounthavy (Trang 66 - 68)