Cảm hứng nhân đạo và sự thức tỉnh ý thức con ngời.

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết lê lựu (Trang 82 - 85)

Mỗi một ngời cầm bút trớc cuộc đời đều thể hiện những quan niệm, t tởng và tình cảm riêng của mình. Coi con ngời với những quy luật vĩnh hằng là đối tợng của văn học Lê Lựu đã thể hiện tinh thần nhân bản, tấm lòng nhân đạo sâu sắc của mình. Ông đi sâu khai thác những số phận, tính cách, tìm đến các nổi niềm riêng t sâu kín, những bi kịch bên trong vốn vẫn thờng bị trùm phủ bởi các sự kiện xã hội hay bị che khuất bởi t tởng thời

đại. Sự tìm tòi đến cái đích xa xôi của nghệ thuật là quá trình nhà văn thể hiện nét riêng phong cách độc đáo của mình trong quan điểm, cách nhìn, thể hiện ở những kiến giải của ông trớc các vấn đề của đời sống hiện thực, đạo đức nhân sinh. Tinh thần dân chủ, sự đổi mới t duy nhìn thẳng vào sự thật đã tạo cơ sở t tởng cho nhà văn. Trên hành trình tìm kiếm và khẳng định những giá trị nhân bản nhà văn đã nhìn sâu vào số phận con ngời và soi xét trong "tổng hoà các mối quan hệ xã hội ". Nhà văn quan tâm đến hạnh phúc cá nhân, nói lên những mơ ớc, khát khao của họ, viết về họ bằng tất cả tấm lòng với mong muốn thức tỉnh ý thức cá nhân, giúp con ngời nhận thức về mình, về cuộc đời. Lê Lu tập trung trớc hết ở sức mạnh khám phá thực tại và sự ý thức về sự thật. Cảm hứng sự thật về hiện thực và con ngời đợc nhà văn tô đậm trong tác phẩm qua từng số phận nhân vật cụ thể ( Thời xa vắng, Sóng ở đáy Sông, Hai nhà, Chuyện làng Cuội....)

Tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân là nền tảng t tởng và cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Lê Lựu. Đi sâu vào những vùng hiện thực nhạy cảm, đi sâu vào những góc khuất trong con ngời, quan tâm đến vận mệnh của họ. Đó là biểu hiện rõ nhất của tinh thần nhân văn. Nhà văn đa đến cho ngời đọc một cái nhìn toàn vẹn và sâu sắc về con ngời. Bởi thế đã đa văn học lên một giá trị mới nh Gorki nói "Văn học là nhân học".

Phần lớn "những tác phẩm hay, có sức lắng đọng sâu trong lòng ngời vẫn là những sáng tác nghiêng về phía các vấn đề khiến con ngời lo lắng, những mặt bất ổn, những nổi đau... Và không phải cứ nổi đau là bôi đen cuộc sống, là xuyên tạc chế độ. Ngợc lại đó là cách giúp con ngời cảnh tỉnh cho mình". Đi vào chiều sâu nội tâm Lê Lựu đã đẩy bi kịch lên cao trào và vì thế t tởng nhân đạo của ông càng trở nên thấm thía hơn, sâu sắc hơn. Cái riêng của Lê Lựu là ông không viết theo lối đi vào các vấn đề xã hội, kinh tế cấp thiết mà ông chỉ nói riêng về con ngời. "Làm thế nào để giúp con ngời nhận thức về mình đầy đủ hơn, từ đó tìm cách sống hợp lý hơn, đấy vẫn là nhiệm vụ thiêng

liêng mà mọi nền văn học chân chính xa nay muốn đảm nhận"[68,320]. Mark từng nói: "Phải làm cho sự áp bức hiện thực trở thành nặng nền hơn bằng cách thêm vào đó cái gì ý thức về sự áp bức, phải làm cho sự nhục nhã trở thành nhục nhã hơn bằng cách công bố sự nhục nhã đó(...) phải làm cho ngời dân biết sợ bản thân mình để làm cho ngời dân mạnh dạn hơn"[Dẫn theo 44,189].

Chỉ có những tác giả tài năng mới tạo nên đợc những tác phẩm có khả năng thoả mãn những nhu cầu tinh thần muôn thuở của con ngời và luôn làm giàu cho tình cảm con ngời. "Có thể nói đến một giá trị thanh lọc (Catharsis) về tình cảm mà những tác phẩm lớn có khả năng mang đến cho nhiều thế hệ. Và nhờ vậy nó góp phần làm lành mạnh hoá đời sống xã hội. Nó củng cố và nhân lên giá trị của cái đẹp, cái tốt, cái thiện, phủ định và góp phần loại trừ cái xấu"[44,205]. Bằng cách đi sâu vào từng số phận con ngời cụ thể trong xã hội Lê Lựu đã phát hiện ở trong đó những cái mới và mô tả nó với một sức mạnh nghệ thuật cao. Đó chính là cách mà Lê Lựu tạo đợc vị trí riêng trên văn đàn với một phong cách nghệ thuật độc đáo.

Chơng 3 Phong cách tiểu thuyết Lê Lựu

Nhìn trên phơng diện hình thức nghệ thuật

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết lê lựu (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w