Quan tâm nhân vậ tở thế giới nội tâm.

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết lê lựu (Trang 92 - 100)

Con ngời trong sự miêu tả của nhà văn là một trong những tâm điểm mà qua đó phong cách nhà văn đợc bộc lộ sáng rõ. Điều dễ nhận thấy trong sáng tác của Lê Lựu là ông đã thể hiện cái nhìn nhiều chiều về con ngời, về cuộc sống. Xu hớng hớng nội trở thành một nguyên tắc cho việc khám phá những bí ẩn sâu xa trong tâm hồn con ngời. Nhà văn biết cách "biến ngòi bút trở thành một cái lỡi cày để xới thật sâu vào cõi lòng ngời ta", khám phá ra tất cả những gì khó nắm bắt nhất xẩy ra nơi thế giới bên trong của con ngời. "Cái vũ trụ bên trong của con ngời là huyền diệu, là một cõi vô tận, không ngừng khiến ta kinh ngạc". Đôxtôievski từng nói: "Trong chủ nghĩa hiện thực đầy đủ phải tìm thấy con ngời trong con ngời..., miêu tả tất cả chiều sâu tâm hồn con ngời". Nguyên tắc miêu tả "con ngời trong con ngời" ấy đã cung cấp chìa khóa để chúng ta hiểu đợc phơng pháp sáng tạo của nghệ sĩ. Những tác phẩm thành công thờng có xu hớng phá vỡ khuôn khổ đề tài để đi đến khám phá chiều sâu tâm lý và tính cách con ngời. Tôlxtôi cho rằng: "Mục đích chính của nghệ thuật là nói lên đợc sự thật về tâm hồn con ngời, nói lên những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thờng đợc" [Dẫn theo10,240].

Chạm đợc vào mạch ngầm của đời sống bên trong Lê Lựu đã để "nhân vật suy nghĩ, hành động theo sự dẫn dắt nội lực chính của họ hơn là bằng sự chỉ đạo vô hình của của những yếu tố lý tởng bên ngoài"[40, 72]. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Lê Lựu là thế giới gồm nhiều hạng ngời, nhiều thế hệ khác nhau. Do đó, để xây dựng thành công nhà văn đã có quá trình thai nghén, đồng thời có khả năng đồng cảm nhập thân vào các nhân vật thuộc nhiều tầng lớp xã hội. Nhà văn đã vận dụng nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau để xây dựng chúng thành những điển hình sinh động. Và để nhân vật hiện lên nh đang sống thật ông đã sử dụng phơng pháp thần tình là "miêu tả con ngời từ bên trong ra". Hay nói cách khác để thể hiện con ngời một cách đầy đủ, toàn diện thì không thể không mô tả thế giới nội tâm.

Thủ pháp khắc họa tâm lý nhân vật không phải là mới mẻ mà trớc đây cụ Nguyễn Du đã làm một bớc đột phá trong việc đi sâu phân tích tâm lý, nội tâm nàng Kiều. Đến văn học lãng mạn, miêu tả nội tâm nh một thành tựu nổi bật của tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn. Nhà văn Nhất Linh từng nói: "Những cuốn tiểu thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thực cả bề trong lẫn bề ngoài. Diễn tả đợc một cách sinh động các trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyển biến mong manh, tế nhị của tâm hồn... ". Chủ nghĩa hiện thực cũng đã mở ra khả năng to lớn trong việc khám phá tâm lý con ngời. Pêtơrốp cho rằng: "Không thể là một nhà văn hiện thực chủ nghĩa mà lại không phơi bày toàn bộ thế giới nội tâm con ngời trong quan hệ nhân quả bên trong họ, những con ngời sống trong những điều kiện tâm lý và xã hội nhất định"[Dẫn theo 7,196].

Lê Lựu đã vận dụng tài tình các thủ pháp nghệ thuật và tạo cho nó sức sống mới bằng tài nghệ độc đáo của mình. Nhà văn từng nói: "Với tôi thì mỗi nhân vật phải đi đến tận cùng của tính cách và càng đi đến tận cùng tính cách nhân vật càng phải khai thác tận cùng tâm trạng của nó" [42, 87].

Nhà văn ít tả ngoại hình (có chăng cũng chỉ đôi đoạn tả những nhân vật mà ông có dụng ý đặc biệt, chẳng hạn tả Tuyết (Thời xa vắng), bà Nhân, ông Địa (Hai nhà)...). Ông tập trung vào việc xây dựng tính cách nhân vật. Thủ pháp nghệ thuật đợc nhà văn sử dụng chủ yếu là đối thoại và độc thoại nội tâm. Trong đối thoại và độc thoại tính cá thể hóa ở ngôn ngữ của nhân vật đợc bộc lộ rõ nét.

3.1.2.1. Đối thoại.

Đối thoại là một hình thức ngôn từ, một phơng tiện thể hiện mối liên hệ giữa các nhân vật. Thông qua đối thoại nhà văn để nhân vật tự bộc lộ tính cách, phẩm chất cũng nh bản chất xã hội. Nhà văn không áp đặt t tởng của mình cho nhân vật. Gia tăng tính đối thoại và sự cọ xát giữa các nhân vật, ông đã tạo ra môi trờng thuận lợi để nhân vật tự bạch, tự nói lên nguyên tắc sống

và ứng xử của mình. Rất nhiều cuộc thoại sinh động của đầy đủ các hạng ngời trong xã hội xuất hiện trong tác phẩm. Thời xa vắng khoảng 50 cuộc đối thoại,

Sóng ở đáy sông 94 đối thoại, Chuyện làng Cuội 103 đối thoại... Các cuộc thoại diễn ra khá liên tục và rất nhiều cuộc kéo dài. Qua lời thoại của nhân vật nhiều vấn đề của xã hội cũng đợc đặt ra và giải quyết.

Đây là cuộc đối thoại giữa ông Hà - vị chủ tịch rất đợc tỉnh, huyện và nhân dân kính nể, với bà con nông dân- những ngời vốn quen tâm lý nô lệ làm thuê trong Thời xa vắng:

- Tôi cha thấy ai cấm dân chúng đi làm kiếm miếng ăn nh chính quyền hiện nay. Tởng giải phóng rồi không phải kìm kẹp, ai ngờ.

- Thật không ai ngờ cả tuần nay không ai họ thuê, cả nhà phải ăn cháo cám mà ông còn tiếc thân phận của một ngời bị rẻ rúng, ế ẩm đến thế.

- Độ một tháng nữa không ai thuê mớn cũng không ai bắt tôi phải bỏ việc đó.

- Chính quyền sẽ bắt ông phải ở nhà. - Thế chính quyền này là phát xít à ?

- Không. Vì không là phát xít mới không cho phép ai đợc quyền chết đói, chết rét, chết lúc nào không ai hay.

- Tôi còn sức lực, tôi phải làm thuê làm mớn kiếm ăn, không ai bắt tôi đợc. - Ông còn sức lực thật không ?

- Sao lại không ?

- Thế thì càng tốt. Tôi sẽ bắt ông ở nhà.

- Gia đình tôi chết đói thì ai chịu trách nhiệm.

- Chính quyền xã này sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm...

Nhà văn đã thể hiện đợc tính cá thể hóa cao độ trong lời thoại của nhân vật và phát hiện ra phong cách, ngôn ngữ riêng của mỗi ngời.

Sau đây là cuộc đối thoại giữa Toàn - một gã thợ điện ma mãnh và Châu cũng là một cô gái thành thị sành sỏi, sau khi anh ta bàn cô "giải quyết" hậu quả tình yêu của họ, ở chơng VIII của tác phẩm:

- Không. Anh phải làm đúng nh lời hứa. Anh sẽ là ngời chồng chính thức của em.

- Bình tĩnh đã nào. Cha đợc đâu. - Anh còn sợ gì ?

- Anh không sợ nhng việc gì cũng phải tỉnh táo mới giải quyết đợc. - Em vẫn chờ sự tỉnh táo của anh đấy.

- Vậy thì hãy cứ nghe anh ta làm nh lần trớc đã.

- Không đợc. Anh biết tính em rồi. Em sẽ không để anh tiếp tục đánh lừa em nữa đâu.

- Thế thì em định làm gì đấy ?

- Em sẽ bắt anh phải làm đúng lời hứa với em từ xa đến giờ. - Nếu không gì sao ?

- Không có trờng hợp ấy.

- Hừ...ừ... Khi yêu thì thằng con trai nào chả hứa đợc đủ mọi điều. - Anh nói gì thế ?

- Anh bảo rằng cánh đàn ông sẵn sàng kéo cả mặt trời xuống cho ngời yêu chơi khi họ phải hứa hẹn...

Ngời đọc có thể hình dung đợc diện mạo, tính cách của nhân vật thông qua điệu bộ, cử chỉ. Chẳng hạn gã thợ điện là "một tay tài tử, phóng đãng, chim gái thành thần". "Hắn lu manh nhng rất tuyệt diệu... Hắn đểu giả nhng có sức hút khủng khiếp"[32,85].

Châu cũng là một cô gái cá tính và đầy tham vọng. Bởi thế khi sống chung với Sài sự cọc cạnh mới bộc lộ rõ. Sau đây là một trong những cuộc đối thoại giữa Sài và Châu - đó là những "mắt xích" tạo nên bi kịch trong cuộc sống gia đình Sài:

- Nớc canh đâu thế em nhỉ ? - Còn nớc canh không em ? - Đổ cho lợn rồi.

- Em nói gì thế ?

- Nói gì ? Tởng không về đổ cho lợn nó ăn rồi. ...

Trong Sóng ở đáy sông, vấn đề mâu thuẫn thế hệ, sự đối lập giữa cái cũ truyền thống và cái mới... cũng đợc nhà văn khắc họa rất sống động thông qua đối thoại giữa nhân vật ông Đại và con trai. Nhà văn đã khắc họạ nét bản chất của nhân vật qua giọng đều đều, lạnh tanh, giọng nhỏ mà nhạt đến tàn nhẫn, cứ từng nhát, từng nhát một:

- Chủ nhật sau tôi lấy vợ. Cới ở khách sạn Lục Hải Thông. Tôi đặt 50 suất quan khách. Tôi lo mọi việc. Khoản ngân khố cậu đảm đơng cho tôi.

- Cậu cha nghĩ đến việc đó. Chỉ có loại mạt hạng mới cới vợ ở khách sạn. Mà cái khách sạn Tàu ăn chơi đàng điếm ấy thì lại không thể đem nhau đến đấy mà cới.

- Tôi đã đặt rồi.

- Cho nên mọi việc cậu không có bổn phận phải lo gì cho con. - Tôi cũng đã dự liệu cậu sẽ nói thế.

- Tính toán kỹ lỡng vậy là rất tốt.

- Tôi đã tính không bằng 2/3 phí tổn cho thằng Nam.

- Nhng tiền không phải nớc biển. Cha đầy một tháng phải đổ vào đấy hai khoản lớn nh thế.

- Cậu còn nhiều séc ở nhà băng. - Không phải để làm việc đó. - Cậu phải làm.

- Cậu phải làm đấy.

- Cậu nhất quyết không làm.

- Cậu biết tính tôi. Từ bé tôi không thích nói nhiều. - Cậu cũng nh anh. Không bao giờ dài dòng.

- Cậu quên những tài khoản của mợ chuyển sang tên cho tôi ở nhà Banque Francaise de L'indochina.

- Cậu biết anh đứng tên. Nhng cậu cũng biết anh không có quyền. - Không ngờ một viên chức nh cậu mà không thạo luật.

- Luật nào cũng phải có trên dới, có tôn ti trật tự, anh hiểu không ? - Trên dới, tôn ti trật tự ? Cậu hỏi mấy đứa trẻ nhà quê này xem chúng nó sinh ra có phải từ cái tôn ti trật tự nhà này không ?...

Cũng chính cái giọng đều đều nhát một ấy sau này ông đã từ bỏ con mình và đuổi nó ra khỏi nhà lúc nửa đêm ma to gió lớn để đẩy con đến bi kịch suốt cả một đời.

Nhà văn đã thể hiện đợc sự thay đổi trong cách nói năng của nhân vật theo sự phát triển của tính cách và sự thay đổi môi trờng sống cũng nh thay đổi địa vị xã hội. Chẳng hạn nhân vật Núi, khi còn là đứa con ngoan khác với khi đã bị đuổi ra khỏi nhà. Đặc biệt khi trở thành kẻ sống lang bạt kỳ hồ anh lại nói với bố bằng cái giọng "lạnh đến rợn tóc gáy". Đây là đoạn đối thoại giữa Núi và ông Đại:

- Phải hôm nay. Không có hôm khác nhé. - Cậu còn bận.

- Bận cũng ở đây.

- Tôi không ở, anh làm gì.

- Tôi vặn cổ ông chứ còn làm gì...

Có thể dẫn ra rất nhiều dạng thức đối thoại của đầy đủ các hạng ngời trong xã hội mà con mắt tinh tờng của nhà văn đã quan sát và ghi lại đợc. Chính ngôn ngữ đối thoại thờng gây ra đợc những tình huống bất ngờ và tạo

cảm giác thực của đời sống. Điều này vừa thể hiện khả năng nắm bắt thực tế nhanh nhạy của nhà văn, vừa thể hiện tài năng của một phóng viên vốn quen ghi tốc ký những lời nói năng trong cuộc sống thực hàng ngày. Nhờ đối thoại mà độc giả hình dung đợc rõ ràng những con ngời những tính cách khác nhau. Đồng thời các vấn đề đặt ra trong tác phẩm đợc xem xét, nhìn nhận dới nhiều góc độ khác nhau.

3.1.2.2. Độc thoại nội tâm.

Độc thoại nội tâm đóng vai trò chủ yếu trong phơng thức trần thuật. Nó trở thành một "thủ pháp nghệ thuật có hiệu qủa trong quá trình tự ý thức của nhân vật". Lê Lựu cũng lấy cách miêu tả nhân vật từ bên trong làm chính. Đời sống bên trong của con ngời là một "thế giới vô cùng phức tạp và tinh vi, nó vô hình nhng lại có ý nghĩa nhất và có tầm quan trọng quyết định đối với nhân cách của ngời ta"[81].

Độc thoại nội tâm đợc biểu hiện dới nhiều hình thức phong phú: Lời phát biểu của nhân vật, lời tác giả nhng vận dụng từ vựng và giọng nói nhân vật..., dới nhiều dạng khác nhau: th từ, ghi nhật ký, đối thoại với ngời vắng mặt, tự đối thoại với mình, dòng ý thức .v.v... Chính "nhờ cái trò gián điệp kỳ ảo là lối độc thoại nội tâm mà chúng ta biết rất nhiều điều về chúng ta"[37]. Văn hào Nga Tôlstôl cũng nhờ khả năng đi sâu vào "phép biện chứng tâm hồn" mà có thể khắc họa rất rõ tính cách của từng con ngời trong một khối l- ợng nhân vật đồ sộ của tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình.

"Độc thoại nội tâm là tiếng nói, ý nghĩ thầm kín bên trong tâm hồn, là sự tự đối diện với chính mình của con ngời" [7, 205]. Dĩ nhiên, không phải nhân vật nào cũng có độc thoại nội tâm mà chỉ những nhân vật có sự ý thức, có suy nghĩ, cách cảm riêng mới có những độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm trong tác phẩm của Lê Lựu cũng rất phong phú: Có khi nhân vật suy t về con ngời, về cuộc đời, cũng có khi là sự "tự phê", tự ý thức nhìn nhận, đánh giá lại mình. Bởi thế có thể thấy đóng góp lớn lao của Lê Lựu về phơng diện này là kiểu nhân vật "nhận thức lại" nh Sài (Thời xa vắng), Núi (Sóng ở đáy sông)...

Nhà văn phát hiện ở nhân vật nhiều hình thức độc thoại: ghi nhật ký, tự lục vấn mình, đối thoại với ngời vắng mặt... Với Giang Minh Sài, khi nỗi cô đơn thấm thía đến tận tâm can mà không có ngời để chia sẻ, anh đã tìm đến nhật ký nh một ngời bạn vô hình để tâm sự và cũng để nhớ những ngày tháng đã qua - những ngày trong nỗi đau triền miên của nỗi bất hạnh "ngời tôi yêu không bao giờ tới đợc, kẻ tôi ghét không đợc phép lánh xa". Sau này, khi cuộc sống gia đình thất bại Sài cũng đã nhiều lần suy t, chiêm nghiệm, đối mặt với chính mình để nhìn nhận lại những năm tháng qua: "Nhiều lúc anh thấy tự ái, mình không còn là mình. Xử sự việc gì cũng không phải là của mình, vì mình, tự mình quyết định", "anh cũng thấy khó chịu đến nghẹt thở nhng cũng phải nén". Trớc thực tế cuộc đời và những bi kịch đang xảy ra "cổ anh nh có gì chặn ngang thấy khó thở, không tài nào chợp mắt đợc dù rất mệt mỏi... anh cảm thấy nh hụt hơi, nh lại bớc vào những trận bom, những lần đái vào bi đông để lấy nớc uống". Anh "không có ý định xé đôi hạnh phúc của mình, bao nhiêu nỗi day dứt dằng xé chồng chéo trong tâm can anh suốt đêm để đa đến một quyết định "không thể tiếp tục cuộc sống không phải là mình".

Nhân vật Núi (Sóng ở đáy sông) cũng nhiều lần độc thoại nội tâm. Có khi tự mình chất vấn, nhận xét về cuộc đời mình, có khi tâm sự với con nhng là để nói nỗi lòng của mình, cũng có khi đối thoại ngầm để bộc bạch suy nghĩ của mình... Nhà văn nh thấy đợc nhân vật trãi qua hết cảm giác này đến cảm giác khác.

Thể hiện tâm lý nhân vật qua hình thức th từ cũng là đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Lê Lựu. Trong rất nhiều tác phẩm đã thấy sự xen kẽ các

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết lê lựu (Trang 92 - 100)