Những nhân tố ảnh hởng đến sự hình thành phong cách tiểu thuyết Lê Lựu:

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết lê lựu (Trang 46 - 51)

thuyết Lê Lựu:

Sáng tạo văn học là một quá trình ngời nghệ sĩ khổ luyện "cày trên cánh đồng chữ nghĩa". Hạnh phúc chính là khi nhà văn đánh dấu kết thúc cho tác phẩm của mình. Quá trình ấy đòi hỏi ở ngời viết vốn sống, vốn văn hoá dồi dào cùng với tài năng và bản lĩnh vững vàng trong sáng tạo. Một tác phẩm văn học là sự kết hợp của nhiều yếu tố. "Không có tác phẩm chung chung, chỉ có tác phẩm chứa đựng một t tởng nghệ thuật cụ thể nào đấy, thuộc một thể loại nào đấy đợc viết theo một bút pháp, một phơng pháp nào đấy và là sản phẩm của một cá tính sáng tạo, một phong cách nào đấy. Ngoài ra nhà văn dù độc đáo thế nào cũng không hoàn toàn thoát khỏi trình độ nhân văn, kiểu t duy nghệ thuật của một thời đại nào đó và hệ thống thi pháp của thể loại ấy"[61,25].

Với quan niệm, sống hết mình và viết cũng hết mình Lê Lựu đã tạo đợc vị trí trên văn đàn và thật sự trở thành một phong cách tiểu thuyết độc đáo. Ông không dễ dàng chấp nhận sự tầm thờng, nhạt nhẽo, ông biết tạo cho mình một tiếng nói riêng mà không phải nhà văn nào cũng làm đợc. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có cả khách quan và chủ quan. Đó là truyền thống gia đình, điều kiện sống môi trờng tự nhiên, xã hội... những tiền đề t tởng, triết lý sống, bản lĩnh, tài năng nghệ thuật.v.v...

Lê Lựu là con út trong gia đình nghèo có tám anh em, nhng do đói kém bệnh tật nên chỉ còn lại ba ngời. Bố mất sớm vì căn bệnh hiểm nghèo. Tuổi ấu thơ đã phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát... Ông lấy vợ từ lúc 10 tuổi, ngời mà ông "vừa ghét, vừa tức và cha bao giờ dám nhìn thẳng vào mặt chị ta". Làng Mãn Hoà nơi gia đình ông sống lại nằm ở vùng ngoại bối, năm nào nớc cũng lút trắng đồng. Đó là một vùng quê nằm giữa cánh đồng lúa đậm màu chất phù sa của đồng bằng sông Hồng - một vùng đất vốn từ xa đã ngụp lặn trong nghèo đói. Nỗi khổ của gia đình, của làng quê đã in đậm trong tâm trí nhà văn. Tất cả những niềm vui nỗi buồn của làng quê thời kỳ ấy ông đều chứng kiến. Những kỷ niệm hồn nhiên thời ấu thơ đã để lại ấn tợng sâu sắc nhất, theo

đuổi nhà văn suốt cả cuộc đời sáng tác. Bản thân là một ngời ham học nhng gia đình không đủ tiền để ông ăn học. Lớn lên ông tình nguyện vào bộ đội - cũng là nơi để giúp ông trởng thành và có cơ hội học tập lên nữa. Ông vừa trực tiếp tham gia chiến tranh vừa đợc sống trong thời bình. Ông có cái may mắn đợc hít thở trong bầu không khí tâm lý xã hội đặc biệt: không khí đổi mới, đặc biệt là sau Đại hội VI của Đảng (1986). Bầu không khí ấy có tác động rất lớn đến t tởng và cảm hứng sáng tác nghệ thuật của nhà văn. Sau này, ông lại đợc đi nhiều, đợc "nện gót trên nhiều đờng phố lớn của thế giới", đợc sống và tiếp xúc với nhiều nguồn văn hoá: Nga, Mĩ... Tất cả điều đó đã tích luỹ trong ông vốn sống, kinh nghiệm thực tế đầy mình. "Lê Lựu có một vốn sống phong phú, một sự trải đời lọc lõi. Đó là một gã ma mãnh, quái quỷ nhng lại mang một vẻ mặt xuề xoà, chất phác của một gã nhà quê" [32, 78]

Hoàn cảnh gia đình, môi trờng tự nhiên, xã hội... "có tác dụng rất quan trọng đối với việc hình thành t tởng nghệ thuật cũng nh cá tính, phong cách của mỗi cây bút" [59, 131]. Song sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đến những nhân tố chủ quan tạo nên phong cách nhà văn: t tởng tâm hồn, tài năng nghệ thuật, bản lĩnh nghệ sĩ, cá tính sáng tạo của nhà văn...

Nhà văn lớn trớc hết là nhà văn có t tởng. Nhờ thế mới tạo nên đợc phong cách nghệ thuật cho mình. Bằng sự tìm tòi, nỗ lực Lê Lựu đã trở thành một trong những nhà văn đầu tiên tham gia vào công cuộc đổi mới của văn học. Từ những suy nghĩ, tình cảm riêng bên trong và trách nhiệm của mình với cuộc đời nhà văn đã không ngừng khám phá, kiếm tìm các phơng diện khác nhau trong đời sống, trong xã hội và ngay trong bản thân con ngời. "Cuộc đời của anh là cuộc đời không bao giờ đợc phép ngừng lăn lộn trong cuộc sống thực tế, không bao giờ ngừng nghiên cứu và quan sát xã hội. Và trong khi chăm chú đọc "cuốn sách khổng lồ" đó anh phải đặt hết tâm hồn và trí tuệ của mình vào, phải tỏ rõ chính kiến và lập trờng của mình trớc mỗi một sự việc, mỗi một hoàn cảnh, mỗi một con ngời" [39]. Một nhà văn chân chính, tài năng phải biết "đau đớn lòng" trớc "những điều trông thấy". Bản thân họ

giống nh "một cái tụ điện có thể thu vào mình tất cả các làn sóng dài hoặc ngắn, cao hay thấp và nổi lên là những sóng điện cực mạnh làm náo động cả cuộc đời họ". Thành công của nhà văn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhng quan trọng nhất vẫn là t tởng - tâm hồn của chính tác giả. Nó nh một tiêu chí quan trọng vừa có ý nghĩa mở đầu vừa có tính chất chỉ đạo. "Nó là cả một bầu tâm huyết của nhà văn đối với cái đẹp của cuộc sống con ngời, là t tởng thấm nhuần tình cảm thẩm mĩ, là nhận thức đầy nhiệt hứng, là sự phát triển thế giới bằng toàn bộ hệ thần kinh cùng rung lên một nhịp". Lê Lựu có một tâm hồn nhạy cảm, biết sống và biết yêu, biết rung động trớc thực tại cũng nh số phận của con ngời. Và vì vậy trong bất cứ tác phẩm nào ngời đọc cũng hình dung đ- ợc điều gì đó mà nhà văn gửi gắm.

Cùng với t tởng, tình cảm phải kể đến tài năng và bản lĩnh của nhà văn.

Tài năng và bản lĩnh là những nhân tố quan trọng tạo nên phong cách riêng cho nhà văn. Tìm tòi, sáng tạo để xác lập cho mình một thế giới nghệ thuật là điều không phải ai cũng làm đợc. Cũng sống trong điều kiện, môi trờng ấy, cũng đi lính, cũng tham gia chiến tranh... song không phải nhà văn nào cũng viết nên tác phẩm và tạo đợc phong cách nh Lê Lựu. Phong cách là dấu hiệu của tài năng. Nó không bao giờ có mặt trong sáng tác của những nhà văn bình thờng, nó không phải là "của cải" của tất cả mọi ngời,không phải có thể ban phát cho bất cứ ai. Không phải nhà văn nào cũng có đầy đủ bản lĩnh để sử dụng pham vi hết sức rộng rãi cho sáng kiến cá nhân, cho sở thích cá nhân. Cũng hiện thực ấy nhà văn có tài năng và bản lĩnh phải biết cách tạo cho mình nét riêng, đặc thù. Bởi vì " nhà văn nào cũng có đặc điểm, nhng đặc điểm mờ nhạt cha đủ, phải là chỗ thật độc đáo không thay thế đợc mới làm nên phong cách... Chỉ cần lặp đi lặp lại đã gọi là đặc điểm, nhng phong cách tuy cũng đòi hỏi sự bền vững, không chấp nhận sự chóng phai mờ nhng phải là sự lặp đi lặp lại một cách đổi mới, bởi vì trong văn học không có phong cách nhàm, nhai lại" 48, 312].

Nói đến phong cách là nói đến bản lĩnh, sở trờng, kinh nghiệm, thói quen ở mỗi ngời. Phơng pháp vạch ra những nguyên tắc chung nhng mỗi nhà văn lại có cách đi của riêng mình. Bản lĩnh, tài năng sẽ đem lại cho ngời viết khả năng cao nhất để thực hiện trách nhiệm cao quý của mình và trong nghệ thuật cũng chính nó là cái sẽ đem lại cho anh ta một khuôn mặt riêng không trộn lẫn đợc. Lê Lựu có đợc cái tài riêng, có năng lực xuất sắc và độc đáo trong sáng tạo. Đó cũng chính là cái duyên của nhà văn với văn học. Tài năng ấy là sự kết hợp của những năm tháng trãi nghiệm, tìm tòi học hỏi cùng với phơng châm sống thật với mình, hết lòng với mình của ông. Cuộc sống đã tạo cho ông có những tích lũy cần thiết cho sáng tạo, giúp cho con mắt tinh tờng của ông có thể nhìn nhận và nắm bắt tình đời. Và rồi "trong những việc phồn tạp của cuộc đời biết nhận lấy việc nào là việc có ý nghĩa, có đặc sắc, mới đem nêu dệt ra, nhân đấy kết cấu thành truyện". Tài năng là kết quả của nhiều nguyên nhân nhng tựu trung đó là quá trình phát triển và hoàn thiện năng lực bẩm sinh qua môi trờng, học tập, rèn luyện"[13, 93]. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bản chất giàu cảm xúc, khả năng quan sát rộng rãi, tinh tế, khả năng tởng tợng, liên tởng độc đáo, vốn sống phong phú, năng lực trí tuệ sắc bén và một trí nhớ tốt. Lê Lựu không chỉ có tài quan sát mà còn biết nắm bắt cái chân xác của những con ngời và các vấn đề trong thời đại mình. Đó là lý do giải thích vì sao cùng sống trong môi trờng, cùng hít thở chung bầu không khí xã hội nhng không phải nhà văn nào cũng tạo đợc phong cách. Nữ văn sĩ Pháp GioócGiơ Xăng đã từng nói: "Nghệ thuật không phải là một năng khiếu có thể phát triển mà không cần mở rộng kiến thức về mọi mặt. Cần phải sống, phải tìm tòi, phải xào nấy lại rất nhiều, phải yêu rất nhiều và chịu mọi đau khổ, và đồng thời không ngừng kiên trì làm việc"[dẫn theo 74].

Cá tính sáng tạo của nhà văn là một nhân tố quan trọng trong việc tạo thành phong cánh. Bởi cá tính sáng tạo là "biểu hiện rực rỡ của các phạm trù cái chủ quan, cái cá biệt, cái không lặp lại trong tài năng của nghệ sĩ". Đó là

"tổng hòa mọi đặc điểm về t tởng, nghệ thuật trong sáng tác", là "biểu hiện tính độc đáo của thế giới quan của nhà văn ". " Cá tính là cơ sở để tạo thành phong cách nghệ thuật có tính cá nhân. Đó là những chỗ độc đáo về t tởng cũng nh nghệ thuật có phẩm chất thẩm mỹ đợc thể hiện trong sáng tác của các nhà văn nhằm giúp phân biệt nhà văn này với nhà văn khác"[72,66]. Cá tính sáng tạo biểu hiện tập trung ở cái nhìn nghệ thuật độc đáo, ở cách cảm nghĩ của nhà văn có khả năng đề xuất những nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật mới mẻ, tạo thành một ngôn ngữ nghệ thuật mới trong việc biểu hiện những nội dung mới của đời sống và t tởng "[74,30]. Sự thật của cuộc sống trong tác phẩm nghệ thuật không thể tồn tại bên ngoài cách nhìn thế giới của cá nhân. Cách nhìn này vốn có ở mỗi nghệ sỹ thực thụ"[35]. Cái nhìn của nhà văn càng tỉnh càng thâm nhập sâu vào thực chất của sự vật, những khái quát nghệ thuật, những khám phá sáng tạo càng lớn. Không thể có phong cách nghệ thuật nếu nhà văn không đa đến cho ngời đọc một quan niệm mới mẻ, táo bạo về thế giới và con ngời. Phong cách là sự kết hợp nhiều yếu tố, lẽ đơng nhiên sự độc đáo trong phong cách không nằm ngoài sự thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Bằng tác phẩm cùa mình Lê Lựu đã thể hiện một cách rõ nét sự kết tinh tất yếu của một tài năng và tâm huyết dồn tụ suốt cuộc đời. Để tạo đợc phong cách và khẳng định mình trên văn đàn không thể không có vai trò của cá tính sáng tạo. Bởi cách này hay cách khác, nhà văn nào cũng tự biểu hiện mình trong tác phầm, "Văn thế nào ngời thế ấy". Và bản chất của một phong cách văn học đã là cái nhìn nghệ thuật thì cái nhìn ấy phải mang tính cá nhân của con ngời văn hóa, lịch sử cụ thể.

Trên cơ sở quan niệm về phong cách và những biểu hiện của nó, cùng với việc tìm hiểu nhân tố hình thành nên phong cách, chúng tôi tiến hành khảo sát phong cách tiểu thuyết Lê Lựu trên phơng diện nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng sáng tạo) và hình thức biểu hiện (nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu, giọng điện, ngôn ngữ...) để bớc đầu tìm ra những đặc điểm cơ bản trong

tiểu thuyết Lê Lựu - một nhà văn đợc coi là có dấu ấn phong cách đậm nét trong văn học đơng đại.

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết lê lựu (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w