Các phơng diện biểu hiện của phong cách.

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết lê lựu (Trang 41 - 46)

Nói phong cách là nói đến quy luật nghệ thuật của nhà văn nhằm chỉ những đặc điểm riêng có tính thống nhất, bền vững trong tổ chức nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Phong cách là những dấu hiệu cơ bản biểu hiện tổng hòa trên mọi yếu tố tạo ra tác phẩm nh: t tởng, đề tài, cảm hứng, nhân vật, thể loại, ngôn ngữ... "Có bao nhiêu yếu tố tạo thành tác phẩm thì có ngần ấy yếu tố cho phong cách từng nhà văn thể hiện"[8, 6].

Phong cách nhà văn biểu hiện trớc hết trên cảm hứng và quan niệm về con ngời và hiện thực rồi sau đó là khả năng và những đặc điểm đặc sắc khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật để thể hiện cảm hứng và quan niệm ấy. Phong cách là nơi kết tinh tài năng và cốt cách của một ngòi bút. "Phong cách và cá tính của một nhà văn không phải là cái gì khó hiểu. Đó là biểu hiện khác nhau của mỗi nhà văn khi xây dựng chủ đề, nhân vật, trong khi vận dụng hình tợng nghệ thuật và ngôn ngữ văn học". Đó còn là kết quả đào luyện lâu dài của nhà văn trong quá trình lăn lộn với đời sống, xây dựng về t tởng và rèn luyện về nghệ thuật. Nhà văn nào cũng có đặc điểm riêng nhng không phải ai cũng có phong cách. "Trên cơ sở độc đáo và bền vững phong cách phải có phẩm chất thẩm mỹ, có thể đem lại cho ngời đọc một sự hởng thụ mĩ cảm dồi dào"[48,312]. Phong cách chủ yếu đợc biểu hiện trên các phơng diện: Sự lựa chọn đề tài, chủ đề, t tởng tác phẩm, cảm hứng chủ đạo, nhân vật, ngôn ngữ...

Sự lựa chọn đề tài là một trong những nét biểu hiện rõ phong cách nhà văn. Đề tài là phơng diện khách quan của nội dung tác phẩm: đó là các hiện t-

ợng đời sống đợc mô tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. "Đề tài trong tác phẩm là một phơng diện trong nội dung của nó, là đối tợng đã đợc nhận thức, lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trờng của t tởng, quan niệm của nhà văn"[74,98]. Hiện thực đời sống có muôn màu muôn vẻ, phong phú và đa dạng đòi hỏi ngời viết phải biết nhìn nhận, nắm bắt những vấn đề nổi bật, những vấn đề thực sự trở thành "ám ảnh" nghệ thuật, từ đó đào sâu tìm tòi "khơi những nguồn cha ai khơi và sáng tạo những gì cha có". Bởi văn học không chấp nhận sự nhạt nhẽo đơn điệu, lặp lại. Tác phẩm văn học vốn là kết quả phản ánh đời sống khách quan thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn cho nên nhà văn không thể không in dấu riêng trong cách cảm, cách nghĩ, mô tả của mình vào tác phẩm.

Giai đoạn 1945 - 1975, cả nớc hớng về cuộc chiến tranh dành độc lập dân tộc. Đề tài chủ yếu trong văn học là đề tài chiến tranh cách mạng, lịch sử dân tộc. Ngời ta viết nhiều về hạnh phúc mà ít đề cập đến những bi kịch. Sau 1975 chiến tranh lùi vào quá khứ, cuộc sống cần đợc nhìn nhận một cách bao quát, nhiều chiều hơn. Nhà văn cũng đợc tự do sáng tạo theo đúng nghĩa, đợc nói thẳng, nói thật. Thế nên, đề tài đạo đức thế sự đời t là mảnh đất thu hút mạnh mẽ nhất sức sáng tạo của ngời cầm bút. Trên lãnh địa rộng lớn của hiện thực đời sống mỗi nhà văn đều lựa chọncho mình một mảng sáng tác riêng tùy vào cách nhìn, quan niệm và cá tính sáng tạo của mỗi ngời.

Bên cạnh việc lựa chọn đề tài, ở mỗi tác phẩm nhà văn đều ít nhiều thể hiện mình trong đó. Thông qua tác phẩm nhà văn muốn gửi gắm t tởng, tình cảm, suy nghĩ của mình về nhân sinh, thế sự. Vì vậy, t tởng bao trùm trong tác phẩm cũng là phơng diện biểu hiện rõ phong cách của nhà văn. Nhà văn không chỉ "Viết cái gì" mà còn "Viết để làm gì". Tức qua tác phẩm của anh ta toát lên những t tởng cơ bản nào. Mỗi ngời viết đều có sở trờng này, sở đoản nọ cho nên cách đa vấn đề, nhìn nhận nó cũng khác nhau. Cách nói chỉ là hiện tợng bên ngoài, điều quan trọng là cái mạch t tởng bên trong, là

"sự nhận thức lý giải và thái độ đối với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm, cũng nh những vấn đề nhân sinh đặt ra ở trong đó"[74, 326].

T tởng tác phẩm ở đây không đơn thuần là ý đồ t tởng mà nhà văn muốn thể hiện mà là điều tác phẩm muốn "nói" với độc giả. Ngời đọc có thể nắm bắt t tởng tác phẩm thông qua những lời thuyết minh trực tiếp của nhà văn hay của nhân vật chính - khi nhân vật đó trở thành "nhân vật nhà văn", "nhân vật t t- ởng". Song nhân vật đó không phải là cái "giá" để nhà văn treo lên đó những t tởng, khái niệm khô khan của lý trí, nhà văn không biến nhân vật thành ngời phát ngôn đơn thuần. T tởng tác phẩm vẫn đợc "bộc lộ" qua logic miêu tả của nhà văn, hoà thấm khắp chi tiết của thế giới hình tợng sống động trong nội dung cụ thể của tác phẩm.

T tởng tác phẩm chịu sự quy định của thế giới quan, kinh nghiệm, vốn sống, sự hiểu biết và tài năng của nhà văn. Vì vậy, "tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là nơi khẳng định những t tởng sâu sắc, mới mẻ, về cuộc sống qua sức mạnh truyền cảm của nghệ thuật"[74,327]. Một tác phẩm hay phải là một tác phẩm mang nội dung t tởng sâu sắc. Nội dung t tởng ấy là sự thể hiện tinh vi cảm hứng sáng tác. Quá trình ngời nghệ sĩ sáng tạo không phải bao giờ cũng có đợc ngay cảm hứng, mà nó chỉ xuất hiện khi tình cảm, t tởng đạt đến đỉnh cao, đó là sự "thăng hoa của tâm linh" thôi thúc nhà văn. Có thể nhắc đến cảm hứng phê phán trong văn học hiện thực 1930-1945 với những tài năng bậc thầy nh Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng... Cảm hứng ngợi ca lại là cảm hứng nổi bật trong văn xuôi 1945 - 1975 với những cây bút tiêu biểu nh Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Anh Đức... Đến văn xuôi sau 1975, cảm hứng thế sự đời t, cảm hứng về hiện thực và con ngời bao trùm trong rất nhiều tác phẩm của các tác giả: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khắc Trờng, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Chu Lai, Nguyễn Việt Hà, Phạm Thị Hoài.v.v...

Cảm hứng chủ đạo chính là "trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt trong tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một t tởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của ngời tiếp nhận"[74, 38]. Nó chi phối đến cách lựa chọn và xây dựng nhân vật. Nhân vật là sự biểu hiện khả năng chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật cùng với t tởng, lý tởng thẩm mĩ của nhà văn về con ngời.

Nhân vật cũng là một trong những phơng diện biểu hiện rõ nét phong cách của nhà văn, đánh dấu sự trởng thành của nhà văn. Bởi đó là nơi tập trung sâu sắc quan niệm, cách nhìn của nhà văn về con ngời. "Nhân vật văn học là con ngời cụ thể đợc miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phơng tiện văn học"[76,61]. Ngời ta có thể thấy sự có mặt và làm nên phong cách Nguyễn Công Hoan là một thế giới nhân vật đông đúc với đủ hạng ngời của mọi tầng lớp trong xã hội: từ phu phen, thợ thuyền, nhà văn, nhà giáo, nhà báo... từ bọn quan lại cờng hào đến thế giới thuộc tầng đáy của xã hội: cô đầu, kép hát, gái điếm, ăn xin, con sen, đứa ở... Còn với Nguyên Hồng, thế giới nhân vật trong tác phẩm của ông là những ngời lao động nghèo khổ dới đáy cùng của xã hội...

Nhân vật thờng gắn với chủ đề, cốt truyện của tác phẩm. Gorki nhà văn Nga vĩ đại đã có lần khuyên một nhà văn trẻ: "Anh hãy bỏ nghề viết đi. Đấy không phải là việc của anh... Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con ngời cho sinh động mà đấy lại là điều chủ yếu"(Dẫn theo Xâytlin - Lao động của nhà văn). Hà Minh Đức cũng từng nói, nhân vật "chính là phơng tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tợng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại ngời nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực"[13,102]. Và mỗi nhà văn đều có sở trờng, sở đoản riêng nên có khi xây dựng nhân vật này thì hay nhng ở nhân vật khác lại dở. Vì vậy, dẫu viết trên nhiều thể loại thì cũng chỉ đặc biệt thành công ở một thể loại nào đó mà thôi. Chẳng hạn, nói đến Nguyễn

Công Hoan ngời ta nghĩ tới "một đời văn lực lỡng" với thể loại truyện ngắn. Nói đến Vũ Trọng Phụng ngời ta nghĩ đến "ông vua phóng sự đất Bắc Kỳ"... Lê Lựu khởi nghiệp từ truyện ngắn nhng thật sự thành công và gây đợc tiếng vang lại ở thể loại tiểu thuyết. Bởi nh ông nói: "tiểu thuyết hợp và dễ với tôi hơn", "tiểu thuyết nói đợc nhiều hơn".

Bên cạnh các phơng tiện: đề tài - chủ đề, t tởng tác phẩm, nhân vật, hệ thống thể tài... thì giọng điệu và ngôn ngữ cũng là "một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn" [74, 186]. Nói nh Gorki "ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học". Giọng điệu là một hình thái hoạt động ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mĩ, giúp nhà văn xây dựng những hình tợng văn học, tái hiện lời nói và thế giới t tởng của con ngời. Bên những "trang giấy trớc đèn" ngời thợ thủ công ấy - nhà tiểu thuyết "bằng cách thức tài nghệ riêng biệt của mình phải đập từng chữ ra để tìm cho đợc cái nghĩa nguyên thuỷ của nó, rồi lại bằng cách thức riêng biệt không ai giống ai và không thể bắt chớc đợc đem ghép những con chữ ấy lại với nhau thành câu, đoạn, thành chơng, cuối cùng trở thành một thứ có cả thể xác và tâm hồn: một tác phẩm văn học" [58, 193].

Bằng vốn sống và sự hiểu biết bao giờ nhà văn cũng tìm cho mình một cách thức thể hiện riêng. Sự tìm tòi về mặt ngôn ngữ là một trong những ph- ơng diện biểu hiện tính riêng của nhà văn. "Mỗi con chữ đều có sức sống của nó, đều chứa đựng trong đó hồn cốt, tình điệu của nhà văn", "chữ nghĩa của nhà văn có thể vợt ra ngoài dự đồ sáng tạo và nổi sóng tạo nên những ám ảnh sâu sắc trong lòng ngời đọc"[12]. Sẽ không thể có phong cách nghệ thuật nếu nhà văn không đa đến cho ngời đọc một quan niệm mới mẻ, táo bạo về thế giới và con ngời. Trong hệ thống các yếu tố tạo nên phong cách thì giọng điệu chủ thể đóng vai trò nổi bật. Nó tạo nên cái "nốt" riêng trong hệ thống thanh quản của nhà văn nh Tuốcghêniép đã từng nói.

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết lê lựu (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w