Khái niệm và các phơng diện biểu hiện của phong cách 1 Khái niệm phong cách.

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết lê lựu (Trang 38 - 41)

2.1.1. Khái niệm phong cách.

Phong cách là một thuật ngữ đợc dùng rộng rãi không chỉ trong nghệ thuật mà còn trong các ngành khoa học khác của đời sống do tính năng và bản chất của từ này. ở đề tài này chúng tôi quan tâm đến phạm trù phong cách nghệ thuật, khác với phong cách đợc dùng trong ngôn ngữ học. Trong phạm vi nghệ thuật phong cách vẫn đợc hiểu theo nhiều nghĩa: phong cách tác giả (phong cách cá nhân nhà văn), phong cách một thể loại văn học (phong cách tác phẩm), phong cách trào lu, trờng phái văn học, phong cách của một thời đại. Phong cách có thể đợc hiểu nh là một cái gì thuộc về ý thức nghệ thuật hay thuộc về nhãn quan của nhà văn, cũng có thể hiểu là đặc điểm riêng trong

hệ thống phơng tiện biểu đạt của nhà văn[82, 11]. Bàn về vấn đề này có rất nhiều ý kiến. Có quan niệm cho rằng phong cách biểu hiện ở hình thức, có quan niệm lại cho rằng phong cách biểu hiện ở nội dung, cũng có khi biểu hiện ở cả nội dung và hình thức tác phẩm nh Likhashốp từng nói: "Phong cách không những là hình thức của ngôn ngữ mà đó còn là nguyên lý mỹ học của kết cấu thống nhất tất cả nội dung và hình thức tác phẩm".

M. Khrapchencô (1904 - 1986) - Nhà lý luận văn học xuất sắc của Nga cho rằng phong cách biểu hiện những đặc điểm hình thức nhng những đặc điểm này có nguồn gốc trong ý thức nghệ thuật của nhà văn, tức là hình thức mang tính nội dung. Ông nói: "Mỗi một nhà văn có tài đều đi tìm những biện pháp và những phơng tiện độc đáo để thể hiện những t tởng và hình tợng của mình (...) Nếu nh dùng một công thức vắn tắt thì phong cách cần phải đợc định nghĩa nh thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tợng đối với cuộc sống, nh thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả" [33, 152]. Phong cách thờng đợc định danh là những kiểu lựa chọn, là những đặc điểm hay những dấu hiệu hình thức đợc khẳng định bởi cái nhìn độc đáo hay ý thức nghệ thuật của nhà văn.

Theo Phan Ngọc "phong cách là một cấu trúc hữu cơ tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả... Nó chứa đựng một cái nhìn đối với hiện thực"[62,22]. Phong cách là những gì làm nên đặc sắc riêng của mỗi ngời. Tuy nhiên cần phân biệt cái riêng làm nên đặc sắc, làm nên tinh túy, song cũng có cái riêng chỉ là sự khác ngời, khác đời một cách thuần túy.

Các tác giả trong Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa một cách khá trọn vẹn, bao quát: "Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ chỉ sự thống nhất tơng đối ổn định của hệ thống hình tợng của các phơng tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của nhà văn... Phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật. Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách,

chỉ những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có đợc phong cách. Cái nét riêng ấy thể hiện ở tác phẩm và đợc lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau giữa nhà văn này và nhà văn khác"[74, 213]. Nói đến phong cách là nói đến những đặc trng độc đáo, có ý nghĩa thẩm mỹ và mang tính quy luật, thể hiện qua hệ thống sáng tác của nhà văn.

Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tạo đều cố gắng tìm cho mình một lối đi riêng, một phong cách không trộn lẫn. Sẽ không có những khái niệm về phong cách trở thành chuẩn mực chung cho tất cả. ở đây, ngời viết không đa ra quan niệm riêng mà trên cơ sở tham khảo các quan niệm về phong cách và từ thực tế nghiên cứu về khái niệm này, cũng là để phù hợp với phạm vi đề tài tác giả luận văn chỉ chọn một quan niệm phù hợp để từ đó khảo sát, tìm hiểu phong cách tiểu thuyết Lê Lựu - nhằm khẳng định giá trị nghệ thuật đích thực và vị trí của nhà văn trên lộ trình văn học.

Suy cho cùng, "phong cách của một nhà văn là vấn đề cái nhìn, nhng cái nhìn ấy toát lên từ tất cả các yếu tố hình thức và nội dung của tác phẩm, từ hệ thống hợp nhất các tri giác về thực tế tiêu biểu đối với nhà văn và phơng pháp nghệ thuật của nhà văn ấy. Nghĩa là cần đợc tiếp cận với tính cách một hệ thống cụ thể về hình thức và nội dung; toát lên từ một cấu trúc hữu cơ tất cả các kiểu lựa chọn"[82,15].

"Nhà văn chân chính sáng tác theo quy luật cái đẹp và phong cách chính là chỗ độc đáo về t tởng cũng nh nghệ thuật có phẩm chất thẩm mỹ thể hiện trong tác phẩm"[40, 30]. Nghiên cứu về phong cách của nhà văn cần tìm hiểu nét riêng, độc đáo có tính thống nhất và bền vững trong tổ chức nội dung và hình thức tác phẩm của nhà văn đó. "Hình thành trên cơ sở mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức, phong cách không phải là một thực thể cụ thể mà là thứ thần sắc, linh hồn ẩn hiện một cách vừa cụ thể vừa trừu tợng nơi các thao tác nghệ thuật của nhà văn ".

Phong cách nghệ thuật-nét riêng của nhà văn không phải là một cái gì "nhất thành bất biến" mà nó luôn vận động biến đổi. Vì viết văn là một hoạt động sáng tạo, mà sáng tạo lại luôn đòi hỏi sự đổi mới. Điều này đợc giải thích bởi nhiều nguyên nhân. Song "dẫu đổi mới nh thế nào thì phong cách vẫn vận động trên cơ sở thống nhất, khiến cho tác phẩm của nhà văn dù có những nét khác nhau vẫn là của ông ta chứ không phải của ai khác"[60].

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết lê lựu (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w