- Cơ cấu giáo viên bậc THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh
d. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học:
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG G
Sơ đồ 3.1. Nội dung bồi dưỡng GV.
- Hình thức bồi dưỡng GV:
Bên cạnh việc xây dựng nội dung thích hợp, cần phải đa dạng hoá các loại hình bồi dưỡng GV như: Bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, tự học tập, tự bồi dưỡng cá nhân, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng tại trường, tổ chức xêmina, hội thảo, hội giảng, tham quan thực tế, viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu đề tài có hướng dẫn…
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG GV
Phẩm chất, chính trị, đạo đức
Bồi dưỡng năng lực sư phạm
Bồi dưỡng năng
lực chuyên môn Bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ. Phẩm chất người công dân Phẩm chất của nhà giáo Phẩm chất đội ngũ GV Công nghệ dạy học hiện đại Kiến thức chuyên môn Kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp NC KH sáng tạo Ngoại ngữ, tin học Hiểu biết chung
+ Bồi dưỡng ngắn hạn.
Hàng năm nhà trường phải dựa trên nhu cầu thực tế đội ngũ GV, tập trung khắc phục những điểm yếu của đội ngũ để đáp ứng được nhu cầu phát triển đào tạo của nhà trường trong từng năm học, cần tiến hành bồi dưỡng ngắn hạn. Nội dung bồi dưỡng ngắn hạn có thể là:
- Bồi dưỡng ngắn bố trí theo các chuyên đề nhất định. - Nội dung bồi dưỡng có tính thiết thực cho đội ngũ GV. - Bồi dưỡng kỹ năng dạy học, GD và tri thức mới.
- Tổ chức mời các chuyên gia, GVG, những nhà sư phạm có kinh nghiệm.
+ Bồi dưỡng đào tạo dài hạn:
Dựa trên cơ sở về nhu cầu số lượng, đối tượng và hình thức bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng - đào tạo dài hạn phải được xây dựng cho nhiều năm. Cần có sự phân loại GV để xác định nhu cầu cần bồi dưỡng cho từng loại.
- Cán bộ quản lý nhà trường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, năng lực quản lý.
- Đội ngũ GV bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ. - Bồi dưỡng theo kế hoạch đã định trước.
+ Tự học, tự bồi dưỡng cá nhân.
Mỗi giáo viên phải chủ động xây dựng kế hoạch tự học, bồi dưỡng về đổi mới PPDH, về chuyên môn nghiệp vụ. Trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường là hướng dẫn GV tự phân tích, đánh giá hoạt động sư phạm, tư vấn để giúp GV tự tìm ra các vấn đề cần tập trung giải quyết. Vai trò của tác động quản lý thể hiện ở chỗ khẳng định hoặc bổ sung vào những ý kiến tự đánh giá của GV và những vấn đề GV tự lựa chọn. Cần định hướng cho GV lựa chọn các vấn đề thiết thực với hoạt động tự bồi dưỡng.
- Tổ chức để GV tự trình bày, chính thức hoá kế hoạch tự bồi dưỡng. Tổ chức tốt các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV như: nhóm tự học, phân công theo dõi, giúp đỡ nhau trong nhóm. Sắp xếp thời gian hợp lý để tự học
tự bồi dưỡng, chủ động tìm đọc sách báo, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, tạo thói quen tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức.
- Nội dung bồi dưỡng đáp ứng được yêu cầu cá thể hoá trong học tập, đáp ứng được sự cập nhật kiến thức, rèn luyện ý thức vươn lên.
Tự học, tự bồi dưỡng là hình thức chủ đạo mà người cán bộ quản lý phải quan tâm đến và có kế hoạch, yêu cầu cụ thể đối với từng GV.
+ Bồi dưỡng thường xuyên.
+ Chọn cử những GV cốt cán tham gia các lớp tập huấn để tiếp cận thông tin mới, kiến thức mới nhằm cải tiến những bài giảng không còn phù hợp, đổi mới phương tiện và PPDH. Sau đó tổ chức bồi dưỡng cho GV tại trường.
+ Bồi dưỡng theo chu kỳ nhất định hàng tháng, hàng quý, hàng năm… 5) Bồi dưỡng tại trường.
Mời chuyên gia hoặc GV của trường điểm trong và ngoài tỉnh để bồi dưỡng cho GV những kiến thức cần thiết, thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường.
6) Xêmina, hội thảo, hội giảng.
Tập trung vào các nội dung khoa học mà nhà trường đang nghiên cứu, những nội dung đang giảng dạy nhằm nhằm cải tiến nội dung và PPGD - học. Các nội dung về tổ chức và quản lý quá trình đào tạo cũng cần được tổ chức xêmina, thảo luận để tìm ra các giải pháp tốt. Nội dung các xêmina, hội thảo cần: - Tổ chức hội giảng để GV tự thể hiện đầy đủ năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn của mình, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tìm ra những GV tiêu biểu tài năng, thực sự là những tinh hoa của nhà trường.
- Tổ chức hội thảo định kỳ theo chuyên đề như: đổi mới phương pháp, phương tiện dạy - học; quản lý và GD HS chậm tiế sẽ giúp cho GV bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng và làm giàu kinh nghiệm dạy học. Hình thức này nếu
khai thác và phát huy tốt sẽ biến quá trình bồi dưỡng chuyên đề thành quá trình tự bồi dưỡng.
7) Tổng kết viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu đề tài khoa học hoặc sáng tác cho phong phú, đa dạng mô hình, làm đồ dùng dạy học, tham quan thực tế.
- Tạo điều kiện cho GV phát huy những sáng kiến kinh nghiệm.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, giúp GV xác định đề tài, xác định đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Tạo điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần để họ thực hiện công việc này.
- Tổ chức cho GV tự làm đồ dùng dạy học theo các nhóm bộ môn. - Cử GV đi tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm với các trường ở trong và ngoài nước.
- Khi có điều kiện, cử GV tham gia hội giảng chuyên đề để GV giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đây cũng là cơ hội để GV tự khẳng định và lượng được sức mình nhằm tự hoàn thiện mình hơn về nhân cách và tri thức.
Hình thức bồi dưỡng đa dạng, GV cần phải giỏi cả lý thuyết và thực hành để có thể khai thác và phát huy tính sáng tạo của HS trong học tập.
Hình thức bồi dưỡng GV được cụ thể hoá bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 3.2. Hình thức bồi dưỡng GV