Giải pháp bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 67 - 70)

- Cơ cấu giáo viên bậc THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh

3.2.2.Giải pháp bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên.

d. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học:

3.2.2.Giải pháp bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên.

- Nhằm tạo ra một hệ thống giáo dục được bố trí, sắp xếp có khoa học để xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục theo từng yêu cầu chất lượng của thời đại.

- Đảm bảo được sự ổn định và phát triển về số lượng, chất lượng GD cho hiện tại và tương lai; việc bố trí giáo viên kiêm nhiệm các tổ chức trong nhà trường như: Bí thư chi bộ Đảng; Chủ tịch công đoàn; Tổ trưởng chuyên môn; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Đội TNTP Hồ Chí Minh; Thư ký; Thanh tra... Nếu bố trí hợp lý sẽ phát huy hết mọi tiềm năng của đội ngũ.

- Sử dụng giáo viên theo đúng trình độ chuyên môn, ngành nghề được đào tạo, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của dạy học.

+ Thực hiện chuẩn hoá, nâng cao trình độ chuyên môn, sư phạm của đội ngũ giáo viên dạy nghề theo quy định của pháp luật và từng bước tiếp cận chuẩn nghề nghiệp giáo viên dạy nghề khu vực và thế giới.

- Việc bố trí, sắp xếp phù hợp với mọi vấn đề phát triển của địa phương như Kinh tế, chính trị - xã hội của huyện Kỳ Anh.

3.2.2.2 Nội dung của giải pháp: a. Phân công đội ngũ cốt cán:

- Hiệu trưởng các trường THCS thực hiện nhiệm vụ đầu mỗi năm học là bổ nhiệm GV vào các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt là trưởng các bộ phận như: Thư ký hội đồng, Tổ trưởng chuyên môn, Tổ phó chuyên môn, trưởng các ban (Ban thi đua khen thưởng và kỷ luật, Ban văn thể ....) khi bổ nhiệm phải căn cứ vào các yêu cầu: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có đạo đức tư cách tốt, có uy tín với đồng nghiệp, có khả năng điều hành tốt nhiệm vụ được phân công. Việc bổ nhiệm phải tuân thủ quy chế dân chủ trong nhà trường như: Bầu cử,chỉ định. Việc lựa chọn hình thức thuộc thẩm quyền của người cán bộ quản lý được quy định các văn bản pháp luật về giáo dục.

- Chú trọng việc bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn là người quản lý các thành viên trong tổ, tham mưu cho Ban Giám hiệu đánh giá nhận xét về năng lực, sở trường công tác của từng GV, cùng với ban thi đua khen thưởng để đề xuất khen thưởng vào các đợt trong năm học. - Người tổ trưởng chuyên môn phải trực tiếp lên kế hoạch hoạt động tuần, tháng và năm; dự giờ thăm lớp của GV, kiểm tra các loại hồ sơ của các thành viên trong tổ. ngoài ra người tổ trưởng phải thường xuyên đốc thúc, động viên GV tăng cường tự học và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

- Tổ trưởng chuyên môn là người phải làm nổi bật màu sắc chuyên môn của tổ, phải tạo ra các phong trào tự học để nâng cao trình độ cho các thành viên.

b. Sử dụng đội ngũ giáo viên.

- Tuân thủ nghiêm túc định mức lao động của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của Bộ của Sở GD & ĐT, của phòng GD & ĐT.

- Phù hợp với trình độ đào tạo của GV. - Phù hợp với trình độ lành nghề của GV. - Tuân thủ tính kế thừa trong khi phân công.

- Cân nhắc đến năng lực công tác và phẩm chất cá nhân của từng GV. - Xuất phát từ yêu cầu bảo đảm chất lượng đào tạo và lợi ích của HS. Bố trí xem kẽ GV giỏi và GV yếu, GV cũ và GV mới.

3.2.2.3 Cách thức thực hiện giải pháp.

- Phòng GD&ĐT tham mưu để tuyển chọn, sử dụng GV theo Thông tư liên tịch số 35 của Bộ GD&ĐT và Bộ nội vụ về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức.

- UBND huyện và phòng GD&ĐT cần phân cấp mạnh cho các đơn vị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 67 - 70)