Giải pháp tuyển chọn, thuyên chuyển và đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 85 - 91)

- Cơ cấu giáo viên bậc THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh

3.2.4.Giải pháp tuyển chọn, thuyên chuyển và đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên.

d. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học:

3.2.4.Giải pháp tuyển chọn, thuyên chuyển và đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên.

ngũ giáo viên.

+ Công tác tuyển chọn và thuyên chuyển. 3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp :

- Xây dựng kế hoạch tuyển chọn, thuyên chuyển đội ngũ giáo viên là giúp nhà trường khắc phục, bổ sung nhanh chóng tình trạng còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và chưa đồng bộ về cơ cấu, là một công việc quan trọng và cấp thiết hiện nay. Xây dựng được kế hoạch tuyển chọn, thuyên chuyển đội ngũ giáo viên mới sẽ góp phần ổn định và thúc đẩy quá trình phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với tình hình phát triển giáo dục của nhà trường và giúp nhà trường đạt mục tiêu chung.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp:

- Có thông tin chính xác về dự báo số lượng học sinh cuối cấp trường tiểu học trong toàn xã và chỉ tiêu học sinh được tuyển vào các trường THCS để từ

đó có cơ sở khoa học xây dựng kế hoạch tuyển chọn, đánh giá, xếp loại thuyên chuyển giáo viên phù hợp theo tỉ lệ không vượt quá 1.9 giáo viên/ lớp và tỉ lệ giáo viên từng bộ môn.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện:

- Công tác tuyển chọn và thuyên chuyển đội ngũ giáo viên trong giảng dạy phải căn cứ vào các quy định của Bộ GD&ĐT, điều kiện, tâm tư nguyện vọng, trình độ chuyên môn và tình hình thực tế của nhà trường.

- Có kế hoạch bố trí tỉ lệ giáo viên dự phòng để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghỉ ốm, thai sản, sự thay đổi về chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, thiết bị dạy học. Sự thay đổi về tổ chức, cơ cấu nhà trường, nghỉ việc, chuyển vào biên chế, khả năng tài chính để thu hút nhân tài hay các hoạt động khác.

- Để kế hoạch tuyển chọn, thuyên chuyển đội ngũ giáo viên đảm bảo chất lượng và đúng mục đích thì cần phải xây dựng kế hoạch trên nguyên tắc khoa học, có nguyên tắc, có kế hoạch và song song với việc tăng cường thực hiện các chức năng quản lí giáo dục. Cần lưu ý, xác định mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng cụ thể.

+ Đánh giá, xếp loại GV. Mục đích:

- Đây là một công cụ điều khiển quan trọng của nhà quản lí, nó giúp tạo sự liên thông và mối liên kết nhà trường với các cấp quản lí cộng đồng. Người lãnh đạo dùng biện pháp kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên để nhận định thực trạng của chất lượng đội ngũ giáo viên và đồng thời tăng cường trách nhiệm phát triển đội ngũ giáo viên làm cơ sở để đề ra được chính sách phù hợp cho nhà trường.

- Từ thực trạng đã nêu về đội ngũ giáo viên cho thấy nếu không có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên thì sẽ rất dễ rơi vào xu hướng làm việc qua loa, đại khái, coi nhẹ các yếu tố có tính chất bắt buộc đối với giáo viên trong

quá trình làm việc chính vì vậy cần tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá một cách xác đáng việc thực hiện các nội dung, phương pháp giảng dạy, giáo dục, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người GV; giúp đỡ họ nâng cao chất lượng giảng dạy và GD, khuyến khích sự cố gắng vươn lên của GV.

- Kết quả thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của GV sẽ giúp hiệu trưởng cũng như các cấp quản lý giáo dục sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ GV một cách hợp lý. Đồng thời, việc thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của GV cũng sẽ giúp GV nhận thức một cách đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó hình thành ý thức tuân thủ quy định của pháp luật về GD, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động giảng dạy và GD.

- Trong quá trình kiểm tra, đánh giá cần phát hiện những biểu hiện, chiều hướng vi phạm các quy định chuyên môn để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, điều chỉnh và tìm biện pháp khắc phục; kiểm tra đánh giá cũng đồng thời phát hiện những giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt tình, có tâm huyết làm hạt nhân cho các hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy; quá trình kiểm tra đánh giá giúp GV có ý thức và tăng cường cho công tác chuyên môn nghiệp vụ đầu tư có hiệu quả từ đó nâng cao hiệu quả giờ dạy; giúp đội ngũ quản lí có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại hay bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho từng đối tượng cụ thể.

Nội dung của việc đánh giá giáo viên.

- Thanh tra hoạt động giảng dạy, giáo dục của GV là một trong những nội dung hoạt động của thanh tra giáo dục đã được quy định tại Nghị định số 101/2002/NĐ-CP, ngày 10/12/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục: Thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của thanh tra giáo dục, thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của GV phổ thông là nhiệm vụ và thẩm quyền của thanh tra Sở GD&ĐT và thanh tra Phòng GD&ĐT. Thường có hai hình thức thanh tra, kiểm tra đó là:

- Thanh tra, kiểm tra bất thường khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giáo dục hoặc khi có khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm quy chế chuyên môn của giáo viên.

Ở đây chúng tôi chỉ tập trung vào thanh tra, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch. Cụ thể là :

+ Kiểm tra kế hoạch thực hiện các công việc của từng GV. + Kiểm tra hồ sơ, sổ sách đã được quy định đối với GV. + Kiểm tra theo dõi việc thực hiện giờ lên lớp của GV. + Kiểm tra việc thực hiện sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.

+ Tiến hành dự giờ thăm lớp để đánh giá đúng khả năng giảng dạy của từng GV qua đó rút kinh nghiệm về chuyên môn.

- Tính chính xác là một yêu cầu quan trọng và được coi là một nguyên tắc của hoạt động thanh tra giáo dục. Nhà trường cần đề ra những văn bản quy định cụ thể về việc thực hiện quy chế chuyên môn, nền nếp soạn giảng của giáo viên. Những văn bản này phải dựa trên các văn bản hiện hành của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT và sở GD&ĐT về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của giáo viên và được công khai hóa về nội dung những vấn đề được kiểm tra để giáo viên được biết. Kết luận, đánh giá GV trong hoạt động thanh tra, kiểm tra phải làm rõ tình hình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của GV; chỉ rõ ưu điểm, nhược điểm, xác định trách nhiệm của người GV được thanh tra; xem xét, đề xuất xử lý nếu họ sai phạm. Đặc biệt qua thanh tra, kiểm tra sẽ xếp loại GV, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của GV.

- Cán bộ thanh tra phải trung thực, khách quan trong việc xem xét hồ sơ, quan sát, tìm hiểu, nhận xét đánh giá kết quả giảng dạy và giáo dục của GV, đảm bảo ổn định về nền nếp kiểm tra, đánh giá, triển khai và làm đủ, làm đúng các yêu cầu của các tiêu chí đã đặt ra trước khi kiểm tra, đánh giá. Muốn vậy, cán bộ thanh tra phải xuất phát từ thực tế khách quan, có sự hiểu biết về

chính trị, pháp luật, am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ để có thể độc lập trong suy nghĩ và hành động.

- Công khai, dân chủ là bản chất của chế độ ta, là yêu cầu quan trọng và trở thành một nguyên tắc trong hoạt động thanh tra GD. Điều này đòi hỏi cán bộ thanh tra phải công khai thực hiện các nội dung thanh tra, kiểm tra, phải tham khảo ý kiến từ nhiều đối tượng khác nhau đối với GV được thanh tra và thông báo kết luận thanh tra cho các GV được thanh tra để nghe ý kiến phản hồi của họ.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT thì nội dung thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của một GV chủ yếu nhằm vào việc thực hiện nhiệm vụ của GV đã được ghi trong Điều lệ trường Trung học. Cụ thể khi thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên THCS, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên tập trung vào các nội dung sau đây: Trình độ nghiệp vụ, việc thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả giảng dạy, giáo dục, việc thực hiện công tác khác.

Sau khi tiến hành xong các công việc nêu ở trên thì đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên trao đổi thêm với lãnh đạo của trường, tổ trưởng chuyên môn để tham khảo thêm ý kiến về đánh giá GV được thanh tra. Thanh tra gặp gỡ GV để tìm hiểu thêm hoàn cảnh và ý tưởng riêng của GV về chuyên môn trong giảng dạy, giáo dục, thực hiện quy chế chuyên môn, thu thập thông tin từ nhiều nguồn, xử lý thông tin khoa học để kết luận chính xác, khách quan. Trên cơ sở đó đánh giá, xếp loại giáo viên, xác định yêu cầu bồi dưỡng đối với từng giáo viên để phát huy mặt mạnh, khắc phục những hạn chế và nêu kết luận xếp loại GV đó theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

- Nhà trường cần có nguồn kinh phí thỏa đáng để động viên, khen thưởng giáo viên có thành tích tốt trong các phong trào thi đua.

Tiến hành đánh giá, phân loại GV theo các tiêu chí. + Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.

+ Sức khỏe. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc phân loại GV phải rõ 4 mức độ: Giỏi, khá, đạt yêu cầu và không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo tiêu chí đã nêu ở trên. Trên cơ sở đánh giá phân loại GV, kiên quyết không bố trí đứng lớp đối với GV xếp vào loại: GV giảng dạy yếu kém; GV sức khỏe yếu, không đảm bảo được số tiết dạy quy định. Riêng GV phẩm chất yếu, vi phạm pháp luật, vi phạm tệ nạn ma túy sẽ tùy mức độ nặng, nhẹ để không bố trí đứng lớp hoặc đưa ra khỏi ngành. GV yếu kém thì giải quyết theo việc theo NĐ 132 của Chính phủ, hoặc chờ nghỉ hưu và theo QĐ 206 của UBND Tỉnh Hà Tĩnh, hoặc bố trí nhiệm vụ khác trong nhà trường nhưng không hưởng phụ cấp ưu đãi theo NĐ 244.

Tổ chức thực hiện.

- Có kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo từng năm học. Đầu năm học, tổ chức các buổi học tập nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT; tìm hiểu về quy định, quy chế chuyên môn, phân phối chương trình, đồng thời duy trì chế độ trực hàng ngày để nắm vững việc thực hiện chuyên môn của GV. Tổ chức các hoạt động kiểm tra chuyên đề chuyên môn mỗi học kỳ một lần đối với giáo viên và tổ chuyên môn.

- Xây dựng quy chế chuyên môn, quy định của cơ quan và đưa việc thực hiện các quy định thành các tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua cá nhân; quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra.

- Phát động các đợt đăng ký thi giờ tốt, thao giảng, dự giờ vào các thời điểm trọng tâm của từng kỳ học.

- Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra GD.

- Bố trí thời gian và CSVC, kinh phí phục vụ trong quá trình thực hiện. Khen thưởng bằng vật chất để khuyến khích, động viên những GV thực hiện tốt quy chế chuyên môn, đảm bảo ngày giờ công lao động.

Tóm lại việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại GV nhằm mục đích để bản thân GV đó cũng như các cấp QLGD biết được năng lực, trình độ chuyên môn cũng như ý thức, tinh thần trách nhiệm làm việc của GV, từ đó nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và GD, giữ vững kỷ luật, khuyến khích sự cố gắng của GV. Vì vậy, việc thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành theo đúng quy trình, thận trọng và cụ thể. Các kết luận của thanh tra phải xác thực, kiến nghị của thanh tra phải sát thực tế và khả thi đối với GV và nhà trường, giúp GV có ý thức tu dưỡng đạo đức, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; giúp nhà trường điều chỉnh việc phân công và tạo điều kiện làm việc cho GV đó. Như vậy, việc thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của GV thật sự trở thành một giải pháp quan trọng trong việc phát triển đội ngũ GV.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 85 - 91)