Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 70 - 76)

- Cơ cấu giáo viên bậc THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh

d. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học:

3.2.3. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

tổ chức họp bình xét tiếp nhận, thuyên chuyển một cách công khai, dân chủ. - Tiếp tục thực hiện chế độ luân chuyển GV từ vùng khó khăn đến vùng có điều kiện thuận lợi hơn kể cả trong huyện và trong tỉnh, sau một thời gian GV đã hoàn thành nhiệm vụ công tác ở vùng khó khăn để động viên GV cố gắng yên tâm công tác tốt.

3.2.3. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũgiáo viên. giáo viên.

3.2.3.1 Mục đích của giải pháp:

Phát triển được đội ngũ có phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng. Có đạo đức, lối sống mẫu mực, để mỗi GV là một tấm gương cho HS noi theo. Không ngừng việc tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để trở thành GV đạt chuẩn về nghề nghiệp của cấp học, góp phần nâng cao chất lượng GD, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

3.2.3.2 Nội dung của giải pháp.

a. Nội dung của đào tạo đội ngũ giáo viên.

- Nâng cao phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị của đội ngũ GV, lòng yêu nghề, yêu ngành, tất cả vì HS thân yêu.

- Nâng cao trình độ, kiến thức cơ bản cho đội ngũ GV.

- Nâng cao kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi. - Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS. - Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng CNTT, ngoại ngữ...

b. Nội dung của bồi dưỡng giáo viên.

Giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là điểm tựa, là tiền đề để tiến hành các hoạt động trong nhà trường. Nhận thức chính trị, mà chủ yếu là nhận thức đường lối chủ trương, định hướng của Đảng, nhà nước về chính trị, kinh tế - xã hội và đặc biệt về sự nghiệp giáo dục sẽ tạo ra cách nhìn nhận cũng như cách tiến hành các hoạt động cụ thể, đồng bộ, đúng hướng và có hiệu quả.

Nghị quyết trung ương III khoá VIII có nêu: "Người cán bộ có phẩm chất chính trị tốt, vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có tinh thần sáng tạo, phấn đấu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, giám đấu tranh với những quan điểm sai trái. Có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn đoàn kết nội bộ, có quan hệ mật thiết với nhân dân. Có năng lực trình độ và sức khoẻ, có phong cách làm việc khoa học, đạt được hiệu quả thiết thực.” [3.tr31]

Để đạt được mục tiêu trên các nhà trường cần phải thực hiện:

Một là: Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm và xác định những nội quy cơ bản trong công tác chính trị tư tưởng của một trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kỳ Anh, giúp cho cán bộ, giáo viên công nhân viên nắm vững đường lối chung và đường lối giáo dục nói riêng. Quán triệt mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng trong công tác quản lý hoạt động của nhà trường.

Làm cho mọi thành viên trong trường hiểu được vị trí, nắm được nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo của trường trong từng thời kỳ để xác định trách nhiệm của mình trong công tác giảng dạy và học tập, xác định được trách nhiệm của công dân, phẩm chất người thầy giáo trong thời kỳ đổi mới. Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, nhất trí, trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau để được thực hiện mục đích chung là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

Quán triệt những quan điểm chiến lược, chính sách mới trong giáo dục - đào tạo, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, sử dụng hiệu quả các phương tiện, công cụ hiện đại để phát huy cao độ tính tích cực của người học, bồi dưỡng cho học sinh những năng lực như: tự học, tư duy sáng tạo, tự đặt vấn đề và giải quyết vấn đề...

Hai là: Tổ chức và tuyên truyền các chủ trương, học tập đường lối của Đảng, các chính sách nhà nước bằng các hình thức phù hợp, cụ thể hoá các nghị quyết, phương hướng, chỉ thị của địa phương và của ngành vào từng công việc cụ thể, gắn liền với trách nhiệm của mỗi cá nhân và tập thể trong nhà trường.

Đưa nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức vào nội dung các buổi sinh hoạt của tổ, chi đoàn, hội đồng... Uốn nắn những tư tưởng lệch lạc phiến diện, đồng thời giáo dục thông qua việc giảng dạy các môn văn hoá. Xây dựng mạng lưới tuyên truyền (bảng tin, phát thanh, báo tường, tập san, khẩu hiệu, nội quy.)

Phối hợp chặt chẽ hoạt động chuyên môn với các hoạt động Công đoàn của đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ, hội cha mẹ học sinh.

Ba là: Chú trọng công tác giáo dục truyền thống tốt đẹp, tự hào về dân tộc, quê hương. Có ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ý thức học tập để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thông qua các kỳ sinh hoạt theo chủ đề kỷ niệm các ngày lễ lớn, với nhiều hình thức: mít tinh, toạ đàm, dạ hội, văn nghệ, thể thao... vừa mang tính thi đua lành mạnh, vừa mang tính giáo dục cao. Tổ chức tốt các cuộc thi tìm hiểu về các vấn đề mà xã hội đang quan tâm, tăng cường ý thức công dân trong các cuộc vận động của các tổ chức xã hội, ý thức quan tâm đến những vấn đề bức xúc trong cuộc sống cộng đồng dân tộc, khu vực thế giới.

Bốn là: Xây dựng mối đoàn kết, bầu không khí dân chủ thực sự trong các nhà trường, tạo nên môi trường sư phạm lành mạnh, ý thức tự giác, phấn

đấu nâng cao chất lượng mọi mặt nói chung và chuyên môn nghiệp vụ nói riêng.

2) Bồi dưỡng năng lực sư phạm.

Đây là một yêu cầu cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng giáo viên. Năng lực sư phạm bao gồm: năng lực tổ chức quá trình dạy học và tổ chức quá trình giáo dục. Tri thức khoa học sâu rộng là nền tảng của năng lực sư phạm. Người giáo viên phải có tri thức khoa học sâu rộng, vững chắc để từ đó phát triển năng lực sư phạm. Do vậy cần tập trung bồi dưỡng những nội dung cơ bản sau:

Thường xuyên cung cấp cho giáo viên những điều chỉnh, hoặc đổi mới trong nội dung hoặc phương pháp giáo dục và dạy học của từng mặt giáo dục, của từng môn học trong chương trình. (Ví dụ: Thực hiện tích hợp, lồng ghép giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục môi trường, giáo dục pháp luật…). Hoặc đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực thiết kế giáo án môn học, năng lực ra đề thi, chấm thi, trả bài.

Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực ứng xử các tình huống trong giảng dạy và giáo dục.

Đối với giáo viên chủ nhiệm, cần bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động tập thể, năng lực thuyết phục, cảm hoá học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý toàn diện các hoạt động giáo dục trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn trong tập thể học sinh, là người trực tiếp giáo dục học sinh, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công bằng, khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng của học sinh trong lớp. Do đó giáo viên chủ nhiệm cần rèn luyện kỹ năng vận dụng các tri thức khoa học giáo dục vào thực tiễn sinh động và đa dạng trong quá trình giáo dục học sinh của mình.

- Bồi dưỡng về công nghệ dạy học hiện đại.

Dạy học là dùng phương tiện để trao đổi kiến thức, một trong những phương tiện mang lại hiệu quả cao là CNTT. Ứng dụng tốt CNTT sẽ giúp cho giáo viên rút ngắn được khoảng cách và thời gian để lượng hóa kiến thức đến với HS. Xu hướng đổi mới của công nghệ dạy học ở Việt Nam; những công nghệ dạy học hiện đại đã được áp dụng ở Việt Nam vào chuyên môn của nhà trường.

Để giảng dạy và GD HS, đội ngũ GV phải là những nghệ sỹ, những nhà sư phạm giỏi có kiến thức về kỹ năng sư phạm như: Tổ chức, quản lý hoạt động dạy - học; tổ chức các hoạt động GD; tổ chức các hoạt động ngoại khoá…

3) Bồi dưỡng năng lực chuyên môn.

Năng lực chuyên môn là nền tảng, là đòn bẩy của năng lực sư phạm. "Có bột mới gột nên hồ", vì vậy muốn có năng lực sư phạm tốt phải có năng lực chuyên môn vững vàng. Năng lực chuyên môn hay trình độ chuyên môn bao gồm nhiều yếu tố như:

- Kiến thức khoa học về bộ môn và các kiến thức liên quan. - Phương pháp giảng dạy bộ môn với từng bài, kiểu bài. - Sự sáng tạo, khả năng đúc rút và phổ biến kinh nghiệm.

- Khả năng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về chuyên môn cho mình và đồng nghiệp.

- Chất lượng bài dạy, giờ dạy. - Chất lượng học tập của học sinh.

Do đó, bồi dưỡng năng lực chuyên môn là bồi dưỡng những nội dung sau:

+ Thường xuyên cung cấp những tư liệu, tài liệu, thiết bị cần thiết liên quan đến nội dung kiến thức và phương pháp giảng dạy bộ môn.

+ Phát huy, ủng hộ sự sáng tạo của giáo viên trong giảng dạy. Đặc biệt là hiện đại hoá phương pháp giảng dạy.

+ Tạo điều kiện để giáo viên đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy.

+ Bồi dưỡng khả năng nắm bắt mục đích yêu cầu từng bài, kiểu bài; có đủ và vững vàng kiến thức để dạy tất cả các khối lớp.

+ Đánh giá đúng chất lượng giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập của học sinh.

- Bồi dưỡng kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.

Tự rèn luyện liên tục để nâng cao kỹ năng, kỹ xảo nghề.

Tổ chức cho GV thường xuyên luyện tập giảng dạy. Tăng cường thực hành, hợp tác với các trường theo vùng miền và toàn huyện.

Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn để tham gia các kỳ thi GV dạy giỏi cấp tỉnh, cấp toàn quốc.

- Bồi dưỡng về nghiên cứu khoa học, sáng tạo.

Coi công tác nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ của đội ngũ GV, tăng cường tổ chức nghiên cứu khoa học, đề tài cần tập trung và giải quyết những vấn đề bất cập của nhà trường như: công nghệ thông tin, đội ngũ GV, chất lượng đào tạo...

4) Bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ.

Trong xu thế toàn cầu hoá, các nước đang mở rộng hợp tác và hội nhập, đặc biệt bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão, ngoại ngữ và tin học đang trở thành thứ vũ khí không thể thiếu được đối với sự hợp tác và phát triển. Ở nước ta phong trào học ngoại ngữ và tin học đang dấy lên rầm rộ. Vì vậy việc bồi dưỡng tin học và ngoại ngữ là hết sức quan trọng.

Việc bồi dưỡng kiến thức tin học và ngoại ngữ ngay từ đầu các năm học cần lên kế hoạch từng tháng, từng học kỳ nội dung bồi dưỡng ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ GV. Có thể bồi dưỡng theo nhiều hình thức như: Tổ chức

lớp mời giáo viên về lĩnh vực này để giảng dạy; tự mua tài liệu để nghiên cứu; mỗi tháng một lần tổ chức viết 5-10 cách sử dụng...

- Bồi dưỡng về hiểu biết chung.

Tạo điều kiện cho GV được bồi dưỡng thêm về các lĩnh vực khác như: Lý luận chính trị, kiến thức pháp luật, bảo vệ môi trường, tệ nạn xã hội, kiến thức về văn hoá chung, về giá trị nhân văn…

Tạo điều kiện cho GV hiểu biết các loại hình trên thế giới, tạo tính cộng đồng cao trong đội ngũ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w