Khái quát về tình hình giáo dục và giáo dục bậc trung học cơ sở.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 30 - 34)

a. Quá trình phát triển:

Những năm tháng chiến tranh ác liệt chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân Kỳ Anh nói chung, ngành Giáo dục nói riêng đã kiên cường bám lớp, bám trường “Dù khó khăn đến đâu cũng tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”. Nhiều cô giáo đã trở thành “Ba đảm đang”, “Ba sẵn sàng” trên bục giảng. Và biết bao thầy giáo đã tự nguyện lên đường nhập ngũ, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc: Tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miền nam ruột thịt;

có nhiều đồng chí đã hy sinh, có đồng chí thương binh trở về tiếp tục công tác trên mặt trận trồng người.

Khi hòa bình lập lại, lịch sử sang trang, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội. Bước đầu với bao khó khăn, đói cơm rách áo chồng chất, ngành Giáo dục Kỳ Anh vẫn ghi dấu ấn bởi những tấm gương gắn bó, tận tụy, tâm huyết với ngành. Thực hiện nghị quyết của Đảng về Giáo dục đào tạo, hệ thống giáo dục phát triển mạnh, đều khắp toàn vùng miền, nhiều loại hình trường lớp được áp dụng tốt như trung tâm giáo dục thường xuyên, trường bổ túc văn hóa, các loại hình lớp ghép, lớp xóa mù chữ được áp dụng phù hợp điều kiện hiện tại và đạt hiệu quả cao. Hệ thống giáo dục phổ thông hoàn thiện và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập trong nhân dân. Cùng với sự đi lên không ngừng của dân tộc, hàn gắn sau những năm tháng đau thương mất mát của chiến tranh, ngành Giáo dục Kỳ Anh ngày càng bước những bước đi vững chắc, phong trào xã hội hóa giáo dục ngày càng cao. Phòng và Công đoàn ngành đã gắn bó cùng phối hợp trong mọi lĩnh vực, đánh giá sát đúng tình hình đội ngũ, những bất cập, vướng mắc cần tháo gỡ, xác định nhiệm vụ trọng tâm: nâng cao chất lượng dạy và học; tổ chức các chuyên đề thiết thực, các cuộc thi giáo viên dạy giỏi để giáo viên nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm… Từ phong trào này, ngành đã có nhiều giáo viên đạt thủ khoa trong các kỳ thi cấp tỉnh và toàn quốc. Nhiều đồng chí trở thành cốt cán

chuyên môn của Sở trong việc truyền đạt chuyên đề về phương pháp mới. Cũng từ phong trào này, những SKKN hay, những đồ dùng dạy học có tính thiết thực được ứng dụng hiệu quả… Các đơn vị tiên tiến và tiên tiến xuất sắc ngày càng tăng, số học sinh giỏi quốc gia, tỉnh, huyện ngày càng tăng, nhiều đoàn viên là cán bộ quản lý được công nhận là chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, cấp cơ sở. Số giáo viên giỏi tỉnh, huyện tăng hằng năm. Trong những năm tiếp theo, nhiệm vụ của giáo dục ngày càng lớn lao, đào tạo ra những sản phẩm đặc thù: nguồn lao động trí thức cho xã hội, đáp ứng thời kỳ hiện đại. Ngành giáo dục Kỳ Anh sẽ tiếp tục đạt được những thành quả cao hơn. b. Những thành tựu:

Kỳ Anh là huyện có phong trào GD phát triển khá sớm. Nối tiếp truyền thống hiếu học của cha ông, trong hơn 60 năm nền GD cách mạng, GD Kỳ Anh đã viết nên trang sử vàng với những mốc son chói lọi:

Tháng 12/1948 Kỳ Anh là huyện đầu tiên trong tỉnh hoàn thành cơ bản việc xoá nạn mù chữ.

Năm 1976, Kỳ Anh là huyện đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh và là huyện thứ 2 trong toàn quốc hoàn thành phổ cập bổ túc văn hoá cấp I cho cán bộ và nhân dân trong độ tuổi 14 đến 40.

Năm 1980, hoàn thành phổ cập cấp II- bổ túc văn hoá cho cán bộ, Đảng viên dưới 40 tuổi và đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Năm 1986, hoàn thành phổ cập cấp I cho trẻ em trong độ tuổi 11 đến 14. Năm 1992, hoàn thành phổ cập GD tiểu học và xoá mù chữ trong độ tuổi 15 đến 35.

Năm 2001, hoàn thành phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi. Năm 2002, hoàn thành phổ cập GD THCS.

Từ năm 2001 – 2008, giáo dục huyện Kỳ Anh đã thành công trong phong trào khuyến học, khuyến tài, trung tâm học tập phát triển mạnh và đưa lại nhiều hiệu quả thiết thực cho Giáo dục huyện nhà. Cũng tại thời điểm này

nhiều cuộc vận động lớn của ngành GD được thực hiện như xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học. Trong các cuộc vận động đã tuyên dương được 7.820 gia đình hiếu học, 68 dòng họ khuyến học.

Tháng 10 năm 2007 đã được Trung ương hội khuyến học Việt Nam tặng 4 cờ thi đua xuất sắc và 3 bằng khen, Ban thường vụ Tỉnh ủy tặng 1 bằng khen và UBND Tỉnh tặng 5 bằng khen.

Từ năm 2008 -2013 có 2 trường THCS được nhà nước tặng cờ thi đua của Chính phủ.

Nhiều năm qua, ngành GD Kỳ Anh là đơn vị tiến tiến xuất sắc cấp tỉnh, được nhà nước tặng thưởng 12 huân chương các hạng. Ba nhà giáo được Nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú. Đặc biệt, trường THCS Kỳ Tân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

Ngoài hệ thống trường phổ thông, mầm non, huyện Kỳ Anh còn có các trung tâm: Trung tâm GD thường xuyên có các lớp bổ túc THCS và THPT; trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp làm nhiệm vụ dạy nghề, dạy văn hoá cho HS phổ thông. Các trung tâm học tập cộng đồng được xây dựng hầu khắp các xã, đã giúp cho người dân nâng cao năng lực, nhận thức, phát triển sản xuất.

Song song với việc phát triển quy mô hệ thống trường lớp, ngành GD Kỳ Anh chú trọng đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện. Đó là việc tạo điều kiện để GV nâng cao trình độ, hưởng ứng tích cực cuộc vận động thực hiện “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” trong trường học; phong trào đúc kết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học, cải tiến phương pháp giảng dạy, tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học, thao giảng, thăm lớp dự giờ được tổ chức thực hiện sôi nổi, có chất lượng trong các trường học.

Những năm gần đây, phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia phát triển mạnh. Đến nay (06/2013), toàn huyện có 32 trường mầm non, 32 trường

tiểu học, 13 trường THCS được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Một số trường đang tập trung xây dựng CSVC theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá.

Nhờ việc đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt, cùng với các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”; “ Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”; Cuộc vận động “ Hai không với 4 nội dung”; cuộc vận động “ Mỗi Thầy Cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”, tích cực cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cấp CSVC, trang TBDH mà chất lượng GD huyện Kỳ Anh ngày càng tăng lên. Tỷ lệ tốt nghiệp hằng năm ở bậc tiểu học đạt trên 99%, cấp THCS đạt từ 95-98%. Số HS giỏi tỉnh hằng năm tăng: Bậc tiểu học năm học 2012-2013: 103 em, 179 em, Cấp THCS dần giành được thứ hạng cao của tỉnh, Không chỉ quan tâm đến chất lượng văn hoá mà các hoạt động GD đạo đức, GD truyền thống, giáo dục thể chất, GD quốc phòng, GD môi trường, pháp luật... được đẩy mạnh. Bởi vậy, trong các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống, pháp luật, môi trường do các ngành, các cấp phối hợp tổ chức, HS Kỳ Anh đã giành được những giải cao: giải nhất cuộc thi: “Trường em XANH- SẠCH- ĐẸP”; giải nhất cuộc thi tìm hiểu 50 năm nền GD cách mạng trên quê hương Hà Tĩnh...; Ở hội khoẻ Phù Đổng và các cuộc thi về điền kinh, thể thao toàn tỉnh thường niên, đoàn vận động viên HS Kỳ Anh liên tục giành giải nhất toàn đoàn...

Tuy đạt được những thành tựu kể trên, song GD Kỳ Anh đang đứng trước những thách thức và tồn tại những hạn chế lớn cần phải khắc phục: Chất lượng dạy học tuy đã có bước phát triển song chưa đồng đều giữa các vùng. Một bộ phận nhỏ giáo viên tuổi cao, sức khoẻ yếu, đào tạo theo lối học kê nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Tỷ lệ đạt chuẩn của giáo viên tiểu học còn thấp. GV THCS không đồng bộ nên một số giáo viên dạy chéo môn. Phòng học còn thiếu nhiều ở bậc mầm non và tiểu học. Nhiều trường THCS thiếu phòng học bộ môn, thiết bị dạy học; các tài liệu liên quan đến công tác học tập và trao đổi kinh nghiệm rất hạn chế. Đến nay có những trường vẩn không đủ điều kiện để áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học; công tác quản lý ở một số trường chậm đổi mới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 30 - 34)

w