- Cơ cấu giáo viên bậc THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh
d. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học:
2.5.1 Thực hiện các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viênTHC Sở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Đặt vấn đề:
Trước yêu cầu đổi mới của thời kỳ hiện đại, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên bậc THCS, việc đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên, những người quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy và học trong nhà trường THCS là vô cùng cần thiết. Mặt khác, thông qua kết quả chất lượng giáo dục hằng năm để phân tích, đánh giá công tác quản lý dạy học ở các trường THCS, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
2.5.1 Thực hiện các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS ởhuyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
a. Thực trạng về công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên THCS:
Công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên THCS trong những năm qua, huyện Kỳ Anh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những bất cập.
- Về quản lý cơ cấu đội ngũ giáo viênTHCS:
Do công tác dự báo quy mô trường lớp và quy hoạch đội ngũ còn chậm, chưa thực sự đáp ứng kịp thời với những diễn biến thực tiễn nên việc điều động giáo viên có lúc chưa hợp lý. Hầu hết các trường chưa có quy hoạch cụ thể về xây dựng đội ngũ giáo viên cho trường mình mà chờ đợi cấp trên nên tăng thêm những điều bất hợp lý về vấn đề này.
Việc điều động thường có quyết định khi đã vào năm học mới nên dẫn đến tâm lý chờ đợi, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Chưa kể đến một bộ phận giáo viên luôn có tâm lý lo âu đến lượt phải đi tăng cường cho các trường miền núi.
Tình trạng thừa thiếu cục bộ giữa các trường là điều dễ nhận thấy: Các giáo viên không đồng đều theo quy định. Giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán, giáo viên có trình độ chuyên môn cao không đồng đều. Số lượng giáo viên đạt chuẩn tuy tỷ lệ cao song giáo viên đào tạo hệ không chính quy vẫn
còn nhiều. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều giáo viên còn lúng túng khi lên lớp, nhất là những bài giảng thực hành.
Các trường trung tâm có tỷ lệ giáo viên cao và ít có biến động, gây ra tình trạng già hóa đội ngũ và tâm lý an phận thủ thường. Các trường ở những địa phương khó khăn như: THCS Kỳ Lạc, Kỳ Tây, Kỳ Trung, Kỳ Sơn, Kỳ Thượng thường thiếu giáo viên có trình độ chuyên môn tốt. Mặt khác, giáo viên ở những trường này thường thuộc những người điều động tăng cường từ nơi khác đến nên luôn có tâm lý đây là nơi làm việc tạm thời không phát huy hết năng lực bản thân vì thế chất lượng giảng dạy không cao.
- Về đội ngũ quản lý: Một thực tế cho thấy số cán bộ quản lý các nhà trường THCS huyện Kỳ Anh trong những năm qua chưa hề có nghiệp vụ quản lý mà chỉ khi được bổ nhiệm mới được cử đi học các lớp ngắn hạn, toàn huyện mới có 01 giáo viên có trình độ thạc sĩ quản lý GD. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc bám lớp, bám trường nên chất lượng dạy và học chưa đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, số cán bộ quản lý có trình độ tin học, ngoại ngữ theo chuẩn hiệu trưởng mới được ban hành năm 2010 – 2011 chưa đạt yêu cầu, chưa theo kịp với chủ trương đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục của ngành.
b. Thực trạng về việc bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên THCS
Cần giải quyết một nghịch lý đã và đang tồn tại: Vừa thừa lại vừa thiếu giáo viên. Những lúc khó khăn, tiêu chí số một là phải có đủ giáo viên đứng lớp, ngành giáo dục phải đào tạo nhanh các lớp ngắn hạn để đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp thiết. Cùng thời điểm khó khăn ấy, hầu hết đội ngũ giáo viên này lại bám lớp, bám trường, một lòng gắn bó với nghề dạy học.
Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong bối cảnh toàn cầu và hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu nhằm thúc đẩy sự đổi mới toàn diện và mạnh mẽ của giáo dục ở tất cả các bậc học, cấp học.
Chất lượng GD đang là điểm nóng được xem xét hơn lúc nào hết. Điều này tất yếu dẫn đến việc rà soát lại chất lượng đội ngũ giáo viên – yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Vì đội ngũ giáo viên còn nhiều yếu kém, bất cập. Sự bất cập do nhiều lý do, chủ quan và khách quan.
Trước những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay thì chỉ kinh nghiệm giảng dạy thôi chưa đủ mà cần phải có sự nhiệt tình, lòng quyết tâm và vốn tri thức mới về khoa học cơ bản cũng như về phương pháp sư phạm hiện đại. Đó là những yếu tố cơ bản để làm nên sự nhanh nhạy và thích ứng trong việc tiếp thu tinh thần đổi mới. Những điều ấy, thế hệ sinh viên được đào tạo chính quy trong các trường sư phạm hiện nay được trang bị khá tốt, bởi chương trình đào tạo đã cập nhật hơn trước, môi trường kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật phát triển hơn trước. Đáng tiếc rằng, ở rất nhiều địa phương, lực lượng giáo viên trẻ mới ra trường như thế chưa bố trí được công việc. Trong khi đó, quá trình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông đang gặp không ít khó khăn, mà khó khăn nhất là những cản trở được tạo nên bởi chính đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, chất lượng còn nhiều yếu kém và bất cập. Với những giáo viên yếu kém về phẩm chất cũng như về chuyên môn nghiệp vụ, quá trình tiếp cận và dạy theo chương trình mới chẳng những khiến họ vất vả, căng thẳng thêm mà còn để lại những ảnh hưởng tiêu cực đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục các bậc học, cấp học.
Mặc dù tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn bậc THCS ngày càng được nâng cao hơn nhưng vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa đạt mức chuẩn đào tạo tối thiểu, do đó chưa đáp ứng những yêu cầu về công cuộc đổi mới đang diễn ra. Hơn nữa, giữa bằng cấp và năng lực thực tiễn cũng có một khoảng cách.
Theo đó, trên cơ sở đánh giá xếp loại một cách công bằng, khách quan, những đối tượng ở trong diện tinh giảm sẽ được giải quyết theo hướng: Đi học nâng cao trình độ nếu có đủ điều kiện; chuyển sang công tác khác phù hợp với khả năng bản thân; nghỉ hưu trước thời hạn nhưng vẫn hưởng đủ
lương cơ bản.
Tuy nhiên, đây là vấn đề nhạy cảm vì liên quan đến vấn đề con người, nhất là tri thức đã gắn bó với quá trình không ít khó khăn gian khổ để xây dựng sự nghiệp giáo dục dân tộc. Nếu tiến hành nóng vội và áp đặt sẽ tạo ra sự bất bình trong dư luận. Nếu thiếu sự thống nhất giữa các ban ngành trong một địa phương thì chẳng những không thực hiện tốt chủ trương của chính phủ mà còn gây ra những xáo trộn lớn trong đội ngũ giáo viên. Vấn đề là làm thế nào để thống nhất nhận thức trong và ngoài ngành giáo dục theo yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
Công tác bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên là một vấn đề bức thiết cần phải làm ngay. Tuy nhiên, công tác này còn vấp phải những khó khăn, những rào cản:
Thứ nhất, vấn đề nhận thức, tư tưởng của đội ngũ giáo viên: Vấn đề là giải thích cho họ hiểu sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng GD và sự thay thế đội ngũ sao cho chuẩn hóa để đáp ứng yêu cầu đó. Việc tiến hành thực hiện phải xây dựng đề án, chỉ đạo các ngành cùng tham gia và làm thật công bằng, khách quan từ cơ sở đi lên chứ không được áp đặt từ trên xuống.
Thứ hai, về kinh phí: Vấn đề tinh giảm biên chế giáo viên luôn đi đôi với việc đảm bảo chế độ chính sách một cách kịp thời. Do vậy nguồn lực tài chính là vấn đề cần được tính đến một cách thấu đáo.
Thứ ba, là về cơ chế chỉ đạo và điều hành: Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng trong và ngoài ngành GD trong quá trình giải quyết, sự thấu hiểu đồng bộ trong cơ chế quản lý nhân sự là một vấn đề được lưu ý một cách thỏa đáng.
c. Thực trạng về công tác bồi dưỡng giáo viên THCS
Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Anh đã rất quan tâm tới việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS. Vì đội ngũ giáo viên thực sự là đội ngũ tri thức. Việc tiếp nhận những thông tin kinh tế xã hội đất nước được họ thu nhận qua nhiều
kênh thông tin như báo nói, báo hình và các loại báo chí mà cơ quan đặt mua, vì vậy, đội ngũ giáo viên đều nắm được tình hình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước và của địa phương. Tuy nhiên nhìn nhận góc độ vận dụng hiểu biết về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương để liên hệ với bài giảng thì vẫn còn hạn chế. Đội ngũ giáo viên trẻ còn phụ thuộc vào kiến thức sách vở nhưng ít kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy. Nếu sắp xếp thì giờ không hợp lý thì họ cũng ít cơ hội để mở rộng bài giảng, để liên hệ thực tế, điều đáng lưu ý là hiện nay tiếng nói giáo viên, đề xuất những biện pháp thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường là chưa đồng đều và chưa có cơ hội. Mặt khác nhiều giáo viên có ý buông xuôi, phó mặc cho các nhà quản lý. Các hình thức bồi dưỡng như tập huấn, hội thảo chuyên đề, chuyên đề thiết thực theo cụm trường… Nội dung tập huấn bám sát vào đổi mới phương pháp, cách thức triển khai cũng đa dạng: Vừa thuyết trình vừa viết bài thu hoạch vừa dạy thể nghiệm, nhằm tăng cường bồi dưỡng những kỹ năng sư phạm của giáo viên, kỹ năng giáo dục học sinh, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng…
Tuy nhiên, trong quá trình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS vẫn còn tồn tại nhiều điều bất cập:
- Nhận thức của giáo viên trong quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng còn mang tính chất đối phó, mang tính chất ép buộc, chưa xem đây là cơ hội để mở mang kiến thức và trình độ nghiệp vụ sư phạm cho mình. Vì vậy, dẫn tới tình trạng thông tin một chiều, còn thờ ơ trong các cuộc thảo luận…
- Đội ngũ giảng viên chưa đồng bộ, thiếu kinh nghiệm chuyển tải nên chưa tạo được niềm tin và sức thuyết phục đối với đội ngũ giáo viên, chưa tạo được niềm say mê trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho đội ngũ.
Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn đội ngũ giảng viên hợp lý và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ này một cách hiệu quả.
ngành, khó áp dụng đối với địa phương.
- Chưa chú trọng đối với việc đánh giá kết quả tập huấn, kết quả bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
d. Thực trạng công tác đánh giá xếp loại sàng lọc và tuyển chọn đội ngũ giáo viên THCS.
Trong những năm qua, Phòng Giáo dục đào tạo huyện Kỳ Anh đã chú trọng công tác đánh giá xếp loại, tuyển chọn và sàng lọc đội ngũ giáo viên trong đó có đội ngũ giáo viên THCS. Thực hiện việc phân cấp tuyển dụng theo Quyết định số 62/2007/QĐ-BG&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, công tác tuyển chọn và sàng lọc đội ngũ giáo viên ở huyện Kỳ Anh được giao về phòng Nội vụ chịu trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho UBND huyện. Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Anh cũng đã triển khai các quy chế đánh giá xếp loại giáo viên một cách kịp thời, đảm bảo tính dân chủ, công bằng, khách quan. Phòng GD cũng đã có tham mưu tích cực đối với UBND huyện trong việc tuyển dụng, sàng lọc đội ngũ giáo viên các bậc học. Bên cạnh đó thì công tác này, trong những năm qua, còn tồn tại nhiều bất cập.
Về công tác đánh giá xếp loại giáo viên ở một số đơn vị còn mang tính hình thức nể nang, đối phó cho nên hiệu quả chưa cao. Một vài cơ sở đánh giá xếp loại còn mang tính chủ quan, chưa thường xuyên, liên tục, chưa đảm bảo tính công bằng, dân chủ.
Về công tác sàng lọc, tuyển chọn: Có những trường chưa căn cứ vào đánh giá xếp loại để sàng lọc đúng đối tượng mà còn theo cảm tính cho nên chưa tạo được sự đồng thuận trong tập thể; có những thời điểm việc tuyển dụng chưa đặt ra tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Vì thế, mỗi năm ở huyện Kỳ Anh có hàng chục con em tốt nghiệp ở các trường cao đẳng và đại học sư phạm với tấm bằng khá, giỏi nhưng đến nay hàng trăm giáo sinh trẻ vẫn chưa có cơ hội để tham gia tuyển dụng, mặc dù họ rất cần công việc và công việc cũng rất cần những con người như họ.
Bên cạnh công tác tuyển chọn còn tồn tại quá nhiều bất cập thì công tác sàng lọc giáo viên cũng diễn ra thiếu hiệu quả. Trong đề án của UBND huyện Kỳ Anh yêu cầu phải làm tốt công tác sàng lọc giáo viên theo tinh thần tinh giảm biên chế đối với các đối tượng không chuẩn bằng cấp, yếu về chuyên môn nghiệp vụ và năng lực, phẩm chất. Đề án này đã được triển khai trong toàn ngành giáo dục huyện Kỳ Anh nhưng hiệu quả thấp, chỉ mới sàng lọc được các đối tượng chưa chuẩn về đào tạo, còn các đối tượng yếu về chuyên môn và vi phạm quy chế chuyên môn thì chưa sàng lọc được. Bởi vì việc đánh giá, xếp loại giáo viên chưa thực sự khách quan, chính xác do còn nể nang và thiếu tinh thần trách nhiệm.
e. Thực trạng về công tác luân chuyển giáo viên:
Vấn đề luân chuyển giáo viên là một bài toán mà ngành phải giải quyết từ suốt hàng chục năm nay. Tuy vậy, phòng GD Kỳ Anh đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai các công văn kịp thời theo từng thời điểm năm học. Qua nghiên cứu nội dung một số công văn tôi nhận thấy việc điều động, luân chuyển có tính công khai, đảm bảo thời gian tiến độ cho năm học mới. Đặc biệt, công tác này vừa đảm bảo hành lang pháp lý vừa đảm bảo quy hoạch trường lớp, vừa đảm bảo tỷ lệ giáo viên, nguyện vọng giáo viên, đầu tư cho các trường miền núi và trường khó khăn, luân chuyển theo yêu cầu và ổn định lâu dài. Điều này đã thể hiện sự nỗ lực lớn của các cấp các ngành huyện Kỳ Anh, đảm bảo tính công bằng cho đội ngũ. Bởi vì luân chuyển cán bộ có thời hạn, có nghĩa là hết thời hạn sẽ được bố trí công tác tại địa điểm phù hợp. Một điều nữa là thời gian qua, sinh viên sư phạm được bao cấp nhưng khi ra trường không chịu đi công tác vùng sâu, vùng xa nhưng vì không có luật nên không xử lý được. Nếu được luật hóa thì sẽ xử lý đơn giản hơn nhiều, chí ít thì nếu không chịu sự phân công mà làm việc trái nghề thì phải hoàn lại kinh phí đào tạo. Mặt khác, số giáo viên công tác lâu năm ở miền núi, họ đã chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện sống, sinh hoạt, giảng dạy nên nguyện vọng
chuyển về vùng thuận lợi của họ là chính đáng, cần phải có sự chia sẽ của toàn ngành. Song quá trình thực hiện công tác này còn nhiều tồn tại như sau:
- Cấp học THCS, giáo viên được chia theo từng bộ môn, số người trong diện luân chuyển thì chuyên môn không phù hợp, người có chuyên môn phù hợp lại không thuộc diện luân chuyển, cho nên đã phần nào tạo nên sự thừa thiếu cục bộ trong sắp xếp, bố trí đội ngũ.