Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 28 - 30)

Kỳ Anh đã từng là một huyện nghèo nhất của tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng CNH- HĐH, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đạt được những thành tựu đó là nhờ Kỳ Anh đã khai thác có hiệu quả những tiềm năng sẵn có, tranh thủ thu hút được các nguồn lực trong, ngoài tỉnh và quốc tế, đặc biệt là thế mạnh về vị trí địa lý: Nằm trên trục đường giao thông Bắc Nam, đường bờ biển dài 63 km, có cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 5 đến 15 vạn tấn. Khu vực cảng biển nước sâu này có đầy đủ tiềm năng và lợi thế cho việc hình thành một khu kinh tế tổng hợp, năng động, hiệu quả, có tầm cỡ quốc tế. Có quốc lộ 12 nối cảng Vũng Áng - cửa khẩu ChaLo đến nước bạn Lào và Đông Bắc Thái Lan, v.v... Với lợi thế này, Kỳ Anh đã thu hút nguồn FDI đứng đầu cả nước (2008), Kỳ Anh đang đứng trước những vận hội lớn thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Với tiềm năng và thực trạng kinh tế của huyện trong thời kỳ đổi mới có ý nghĩa rất lớn làm cơ sở để xây dựng những chính sách, kế hoạch, điều chỉnh phát triển kinh tế hợp lý tạo điều kiện để nền kinh tế của huyện hội nhập vào quá trình phát triển chung của tỉnh Hà Tĩnh và của cả nước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm đạt trên 11%. Thu nhập bình quân đầu người từ 2.815.000 đồng năm 2009 lên 4.520.000 đồng năm 20012. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực: Nông nghiệp từ 53,2%

giảm xuống 42%; thương mại - dịch vụ từ 33% tăng 39,2%; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng từ 13,8% tăng lên 18,8%.

Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 5,4%; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 22%/ năm; thương mại - dịch vụ, du lịch giá trị bình quân hằng năm tăng16,3%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện Kỳ Anh tăng từ 27 tỷ năm 2009 lên 51 tỷ năm 2012. Kinh tế phát triển đã nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Văn hoá, xã hội

Toàn huyện có 33 xã và 1 thị trấn trong đó có 24 xã là xã miền núi. Dân số hơn 17 vạn người, phân bố không đều, các xã miền núi địa hình rộng, dân cư thưa thớt. Toàn huyện có 1,5 vạn người theo đạo Thiên Chúa, một số xã có tỷ lệ người theo đạo Thiên Chúa cao như: Kỳ Hà, Kỳ Khang, Kỳ Lợi, Kỳ Châu, Kỳ Thịnh... Nhưng tất cả đều đoàn kết chung sức xây dựng Kỳ Anh ngày càng phát triển.

Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được Đảng bộ và nhân dân Kỳ Anh triển khai một cách rầm rộ và mang lại kết quả khá cao: trên 60% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá”, 2 xã, 46 làng, 21 cơ quan được công nhận danh hiệu “Đơn vị văn hoá cấp tỉnh”.

Ở Kỳ Anh, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đã có nhiều tiến bộ, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và nâng cấp. Công tác bảo vệ, chăm sóc và GD trẻ em được chú trọng.

Đời sống nhân dân Kỳ Anh trong những năm qua đã có bước cải thiện đáng kể. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm còn 10,38%, trên 70% lao động có việc làm ổn định. Trong 5 năm qua, xây dựng “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, “Quỹ vì người nghèo” được gần 13 tỷ đồng.

Huyện Kỳ Anh đã được UBMT Tổ quốc Việt Nam ghi công và UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w