Giải pháp thực hiện công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên THCS.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 64 - 67)

- Cơ cấu giáo viên bậc THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh

3.2.1.Giải pháp thực hiện công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên THCS.

d. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học:

3.2.1.Giải pháp thực hiện công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên THCS.

thực đồng thời đem lại hiệu quả cao trong công việc thực hiện các chức năng quản lý.

3.2. Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS ở huyện KỳAnh, tỉnh Hà Tĩnh. Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Cách trình bày trong mỗi giải pháp: - Mục đích của giải pháp

- Nội dung của giải pháp

- Cách thức thực hiện giải pháp

3.2.1. Giải pháp thực hiện công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ giáo viênTHCS. THCS.

3.2.1.1 Quy hoạch đội ngũ GV:

Để đảm bảo phát triển đội ngũ GV thì số lượng và cơ cấu đội ngũ là việc cần quy hoạch đầu tiên. Quy hoạch nhằm chuẩn bị cho đội ngũ trong tương lai. Việc quy hoạch đội ngũ GV thực chất là dự đoán nhu cầu giáo viên cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.

a) Mục đích của giải pháp.

Căn cứ vào chiến lược phát triển giáo dục của huyện trong từng giai đoạn để xác định chính sách quy hoạch mạng lưới trường lớp của cấp THCS trong toàn huyện và kế hoạch phát triển GD theo từng giai đoạn, để có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV một cách cụ thể nhằm:

- Xây dựng và phát triển đầy đủ về số lượng và hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo của nhà trường, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu của ngành.

- Các trường THCS xây dựng được quy hoạch đào tạo giáo viên, bố trí giảng dạy một cách cơ bản, cân đối được giữa số lượng và chất lượng đội ngũ trước mắt và lâu dài.

- Nhanh chóng khắc phục sự bất cập về cơ cấu GV của các bộ môn, của từng vùng miền nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ.

b) Nội dung của giải pháp.

* Căn cứ để xây dựng quy hoạch.

- Việc quy hoạch đội ngũ GV THCS của huyện phải được xem xét một cách thấu đáo, thận trọng, trong quá trình thực hiện phải đảm bảo về số lượng, cơ cấu bộ môn, về trình độ đào tạo; đảm bảo được tính vùng miền và sự tiếp nối của các thế hệ.

- Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phải có tính đón đầu sự phát triển giáo dục THCS.

- Thực trạng đội ngũ giáo viên của huyện Kỳ Anh.

- Từ quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV đã được xây dựng và phê duyệt phân bổ kế hoạch ĐTBDGV cho từng năm học, từng giai đoạn cho các nhà trường, cụ thể cho từng bộ môn.

c) Tổ chức thực hiện giải pháp.

Để quy hoạch có tính bền vững, không rơi vào tình trạng manh mún thì cần phải thực hiện theo quy hoạch phát triển của Tỉnh đối với bậc THCS.

- Tuyên truyền và thực hiện tốt Nghị định số 132 của Chính phủ về việc tinh giảm biên chế và giải quyết GV thừa thiếu ở các vùng miền theo Quyết định số 3850/QĐ của UBND Tỉnh Hà Tĩnh ngày 25 tháng 07 năm 2013.

- Thực hiện việc cân đối giữa các vùng miền để đảm bảo công bằng, những giáo viên có trình độ tốt, nhiệt tình trong công tác, đồng bộ về cơ cấu, khắc phục tình trạng các vùng khó khăn không có giáo viên cốt cán; chấm dứt tình trạng một GV công tác đến khi nghỉ hưu ở một trường thuận lợi.

Để thực hiện công việc điều chuyển nhằm cân bằng đội ngũ đảm bảo cho những GV vùng khó khăn có nguyện vọng về xuôi được đáp ứng, chúng ta thực hiện theo lộ trình điều chuyển. Việc điều chuyển phải cân đối đảm bảo hai hướng đó là đi và về. Đi bao nhiêu năm thì được về gần nhà ? Đi đến nơi đâu? Độ dài của cung đường.

Việc điều chuyển phải thực hiện theo các bước sau:

-Ra quyết định và quy chế điều chuyển, quy chế này phải được thông qua, góp ý của toàn thể cán bộ GV, NV trong toàn huyện (Tổ chức cho ký cam kết thực hiện quy chế ở trong từng CS giáo dục.)

-Tuyên truyền, khuyến khích, động viên tinh thần những GV ở các trường thuận lợi đi nghĩa vụ ở vùng khó khăn.

-Có chế độ chính sách đãi ngộ cho các vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. -Lấy thông tin ở các trường trong vùng khó khăn mà GV có nguyện vọng về vùng có điều kiện thuận lợi.

-Lấy thông tin những trường có điều kiện thuận lợi (Ai có tinh thần đi nghĩa vụ vùng khó khăn)

-Sau khi lấy được thông tin những GV có nguyện vọng điều chuyển, từ đó thực hiện kế hoạch điều chuyển và phương án hai chiều, phương án thay thế.

Ví dụ: Hiện tại có 30 giáo viên ở bộ môn Toán cần về công tác ở các vùng thuận lợi (Những GV này đã công tác từ 5 năm trở lên đối với nam từ 4 năm trở lên đối với nữ theo nghị định 116/2006 của Thủ tướng Chính Phủ), vậy phải điều động 30 GV ở vùng thuận lợi lên vùng khó khăn.

• Các căn cứ để thực hiện:

+ Căn cứ số GV có nguyện vọng về vùng thuận lợi; số GV phải điều đến vùng khó khăn.

+ Nơi cần đến của 30 GV có nguyện vọng. + Nơi cần đến của 30 GV phải điều chuyển.

+ Xác định để cân đối đi và về (xác định số GV giỏi để bổ sung đều giữa các trường).

+ Lập các loại hồ sơ (Cam kết thực hiện nhiệm vụ; Cam kết đúng thời gian đi và về; quảng đường nơi đến, bán kính khi về).

+ Thời gian đi nghĩa vụ. + Điều kiện đi nghĩa vụ.

- Phân công giảng dạy, bố trí sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, tránh trường hợp không công bằng trong việc đảm bảo theo quy định của luật GD.

- Trước khi lập quy hoạch phải điều tra cơ bản toàn diện về GV, phải xác định mặt mạnh, mặt yếu của từng GV.

- Quy hoạch cần được trao đổi và thống nhất ý kiến trong trường và phòng GD&ĐT, nhất là những dự định quan trọng như đề bạt, đi học, thuyên chuyển...

Quy trình thực hiện giải pháp:

- Trong quá trình thực hiện phải xây dựng chiến lược, sứ mệnh, tầm nhìn của ngành GD trong toàn huyện và mục tiêu, kế hoạch phát triển của từng nhà trường về xây dựng đội ngũ trong từng giai đoạn và lâu dài. Thực hiện những nội quy quản lý cán bộ, công chức được quy định trong pháp lệnh công chức.

- Thực hiện phân cấp quản lý giáo viên một cách rõ ràng, chi tiết đối với từng đơn vị. Kiên quyết xóa bỏ lối quản lý hành chính hóa với giáo viên.

- Phân loại GV hàng năm phải thực hiện đúng theo đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Từ đó có kế hoạch điều chuyển hay bố trí giáo viên đúng theo năng lực, trình độ tay nghề.

- Các cơ sở GD hàng năm phải chịu trách nhiệm thống kê dự báo quy mô phát triển trường lớp, quy mô đội ngũ đạt chuẩn, trên chuẩn, chưa đạt chuẩn và chưa qua đào tạo; chất lượng đội ngũ: Xuất sắc, Khá, Trung bình, Yếu kém.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 64 - 67)