Các giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế công nghiệp Long An (Trang 73 - 75)

5. Các trung tâm/ viện trực thuộc:

3.2. Các giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An

Kinh tế Công nghiệp Long An

3.2.1.Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên về vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Đại học, Cao đẳng

3.2.1.1 Mục đích của giải pháp

Thường xuyên và liên tục làm cho mọi thành viên trong nhà trường (đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí, người phục vụ) nhận thức đầy đủ, đúng đắn về quản lí phát triển đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết định sứ mệnh của nhà trường; yếu tố quyết định nâng cao chất lượng dạy học.

Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên là yêu cầu hoàn toàn khách quan của công cuộc đổi mới, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.

3.2.1.2 Nội dung của giải pháp

- Bằng nhiều hình thức khác nhau, kết hợp với các tổ chuyên môn, khoa, phòng làm cho mọi thành viên trong nhà trường hiểu sâu sắc về ý nghĩa tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên (vì sao phải phát triển? Phát triển đội ngũ giảng viên bao gồm những vấn đề gì? Điều kiện cần và đủ cho sự phát triển).

- Tổ chức cho CBQL cán bộ, giảng viên, nhân viên nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, Ngành.

- Nắm vững luật giáo dục, điều lệ trường Đại học, Cao đẳng...tạo ra nền tảng tư tưởng và nhận thức đúng đắn về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên.

- Tổ chức cho CBQL cán bộ, giảng viên, nhân viên học tập các quyết định, nghị quyết, thông tư, chỉ thị của Quốc hội, Nhà nước, Ngành về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trong giai đoạn hiện nay một cách kịp thời, hiệu quả, thiết thực.

3.2.1.3 Cách thức thực hiện giải pháp

- Tuyên truyền, tổ chức các hội thảo các hội thảo khoa học chuyên đề về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên.

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý.

- Xác định mục tiêu cần vươn tới, các chỉ tiêu, tiêu chí, giải pháp và cách thức tiến hành bồi dưỡng và đào tạo để đội ngũ cán bộ giảng viên thích ứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch từng bước, từng giai đoạn trước mắt và lâu dài trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của nhà trường có chất lượng và hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra đánh giá sự quản lý phát triển đội ngũ giảng viên theo kế hoạch năm học, quý, hoặc học kỳ.

- Rút ra bài học lý luận và thực tiễn về nhận thức quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường đến tận mỗi giảng viên.

- Làm cho đội ngũ giảng viên không ngừng rèn luyện tự học, tự nâng cao năng lực chuyên môn - nghiệp vụ, đạo đức, phẩm chất, lối sống hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình; khắc phục những yếu kém để vươn lên.

- Đối với các mã ngành công nghệ và kinh tế, thường xuyên, duy trì tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở cấp khoa, cấp trường cho sinh viên.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Rà soát lại tiêu chuẩn, quy định trách nhiệm đối với mọi thành viên trong nhà trường.

- Cần coi trọng công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên nhất là đào tạo - bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.

- Xem xét chế độ ưu đãi đối với đội ngũ giảng viên, đảm bảo đúng, đủ, công bằng để họ yên tâm công tác, hứng thú trong công tác.

- Thường xuyên, tuyên truyền, để mọi thành viên trong tổ chức hiểu sâu sắc quản lí phát triển đội ngũ giảng viên là công tác quan trọng có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong quá trình phát triển của nhà trường.

- Cán bộ quản lí, các cấp ủy Đảng, chính quyền là người tiên phong, mẫu mực nhận thức và thực hiện việc quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trong lời nói cũng như việc làm.

- Nhận thức về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên được thể hiện trong kế hoạch năm học của các khoa, ban trực thuộc (có thời gian, nội dung, hình thức, sản phẩm).

- Nhận thức về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên được xem là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi giảng viên, mức độ đánh giá rèn luyện của mỗi sinh viên.

- Đối với các cuộc thi cấp trường cần coi đó là hoạt động nghiệp vụ sư phạm, cần có kinh phí hỗ trợ phù hợp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế công nghiệp Long An (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w