5. Các trung tâm/ viện trực thuộc:
3.1. Các nguyên tắc đề xuất các giải pháp
3.1.1 Đảm bảo tính pháp chế
Các biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên nói chung, đội ngũ trường Đại học Kinh tế Công Nghiệp Long An nói riêng cần tuân thủ từ nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế, tức là dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đảm bảo tính pháp chế cần dựa vào các văn bản của Đảng và Nhà nước về quản lí và phát triển đội ngũ nhà giáo:
- Chỉ thị số 40 CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.
- Nghị định số 37/2004/QH 10 ngày 3-2-2004 của Quốc hội về giáo dục. - Quyết định số 73/2005/QĐ-TTG ngày 06- 4-2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị định số 37/2004/QH11 khoá XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục.
- Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02-11-2006 của Chỉnh phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
- Luật giáo dục của Quốc hội năm 2013
- Quyết định số 09/2005/QĐ-TTG ngày 11-01-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010".
3.1.2. Đảm bảo tính khoa học
- Các giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đề xuất phải
đảm bảo tính khoa học. Đảm bảo tính khoa học có nghĩa là các giải pháp đề xuất phải hợp lý, khách quan, chính xác, tin cậy.
- Tính khoa học thể hiện ở quan điểm và tư duy hệ thống, tôn trọng quy luật khách quan, lý luận gắn với thực tiễn. Tính khoa học của quản lí xuất phát từ các qui luật của các quan hệ quản lí trong quá trình hoạt động của tổ chức bao gồm những quy luật kinh tế, công nghệ, xã hội.
- Tính khoa học đòi hỏi các nhà quản lí phải nắm vững những quy luật liên quan đến hoạt động của tổ chức với hàng loạt qui luật; kinh tế, tâm lí - xã hội, công nghệ, qui luật quản lí...
- Nắm vững hệ thống lí luận về quản lí. Mặt khác, đòi hỏi các nhà quản lí phải biết vận dụng các phương pháp đo lường, định lượng hiện đại.
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn
- Các giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên đề xuất phải đảm bảo tính
thực tiễn có nghĩa là bám sát mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác phục vụ dạy học của nhà trường trong từng thời điểm.
- Đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên của nhà trường phải căn cứ vào, số lượng cán bộ giảng viên, cơ cấu đội ngũ, phương thức quản lí, cấu trúc bộ máy, trình độ học vấn, phù hợp về cơ cấu độ tuổi, giới, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, dân tộc...
- Đảm bảo về số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Sự đồng bộ thể hiện ở từng vị trí, từng đơn vị, từng bộ môn, từng ngành học trong nhà trường; ở phẩm chất năng lực toàn diện của đội ngũ giảng viên (năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, lối sống, bản lĩnh chính trị...
3.1.4. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm đối tượng
- Các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên phải phù hợp với đặc điểm đối tượng có nghĩa là phát huy hết mọi tiềm năng của đội ngũ giảng viên (năng lực chuyên môn, nghiệp vụ), phân công, bố trí giảng dạy ở từng lớp, khoa, ngành nghề...một cách phù hợp để phát huy hiệu quả.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên phải dựa trên cơ sở phát huy năng lực, trí tuệ của lực lượng đội ngũ giảng viên hiện có, đồng thời đẩy nhanh tiến độ tuyển dụng lực lượng giảng viên mới theo đúng qui trình tuyển dụng, kết hợp hài hoà với việc đào tạo và bồi dưỡng nhằm đạt mục tiêu đào tạo của nhà trường.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên phải đồng bộ, đảm bảo về số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu (các Tổ chuyên môn, khoa, ngành nghề, phòng ban, giới tính,).
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi
Các giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đề xuất phải đảm bảo tính khả thi nghĩa là có khả năng thực hiện được trong điều kiện cụ thể cho phép của trường Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An ở những thời điểm cụ thể.