Để cho quá trình phát triển đội ngũ giảng viên có hiệu quả có thể sử
dụng phương pháp tiếp cận hệ thống. Mô phỏng theo cách tiếp cận này của
tác giả Harold Kootz, Cyril O’Donell, Heinz Weihrich[9,Tr434]
như: “Sơ đồ 1.1.Hệ thống quản lý nhân sự”.
Phân tích nhu cầu về giảng viên
Nguồn từ bên ngoài
Nguồn nội bộ
Tuyển mộ,lựa chọn, sắp xếp, đề bạtĐào tạo
Phát triển Đánh giá
Chỉ đạo Kiểm tra Mục tiêu,kế hoạch của CSGD
Kế hoạch nhân sự
Số lượng GV cần thiết
Nguồn giảng viên
Theo tác giả Trần Kiểm trong “Khoa học tổ chức và quản lý trong giáo
dục” Có thể tóm tắt 7 hoạt động sau đây trong việc phát triển đội ngũ giảng
viên. [8,Tr326]
1. Kế hoạch hóa nguồn giảng viên. Nhằm bảo đảm nhu cầu nguồn giảng viên luôn được đáp ứng về số lượng và chất lượng. Vấn đề này liên quan chặt chẽ với các trường sư phạm, sư phạm kỹ thuật…..Kế hoạch hóa nguồn giảng viên là công việc hằng năm phải đặt ra công việc cụ thể là:
- Các nhân tố bên trong là các giảng viên cần thiết, các bộ phận cần mở rộng hay thu gọn, việc cử giảng viên đi đào tạo lại (chuẩn hóa hoặc nâng cao trình độ…).
- Các nhân tố bên ngoài như là tính hấp dẫn của cơ sở giáo dục trong việc thu hút nhân lực bên ngoài vào làm giảng viên, đặc điểm của thị trường lao động ….
Kế hoạch hóa nguồn giảng viên phải thỏa mãn 3 yêu cầu quan trọng đó là: - Có tính tương lai.
- Có tính hành động (các giải pháp thực hiện kế hoạch). - Có chủ thể thực hiện.
Quy trình kế hoạch hóa nguồn giảng viên bao gồm các bước
Bước 1: Phân tích tình hình sử dụng đội ngũ giảng viên hiện có Bước 2: Dự báo nhu cầu nguồn lực giảng viên
Bước 3: Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên và thông qua kế hoạch
Bước 4: Đề ra giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển giảng viên
2. Công tác tuyển dụng:
- Thông báo chỉ tiêu, yêu cầu của cơ sở giáo dục đối với các ứng viên dự tuyển (Nêu các tiêu chuẩn cụ thể đặc biệt là tiêu chuẩn về phẩm chất năng lực bao gồm trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm).
- Lập danh sách, hồ sơ các ứng viên tương ứng với kế hoạch nhân sự.
3. Chọn lựa
Bao gồm việc xem xét các hồ sơ, các cuộc khảo sát, trắc nghiệm, thẩm định, đánh giá các ứng viên do những người quản lý trực tiếp tiến hành. Họ sẽ là người lựa chọn cuối cùng và sử dụng người được lưa chọn. Việc đánh giá phải theo chuẩn khách qua, công khai, công bằng. Có như vậy thì những giảng viên được lựa chọn sẽ thấy tự hào vì mình xứng đáng và sẽ có động lực trong công tác sau này.
Các nguyên tắc cụ thể trong tuyển chọn giảng viên
Nguyên tắc tương ứng Nguyên tắc cơ cấu Nguyên tắc cụ thể
Cán bộ, giảng viên phải đáp ứng yê cầu công việcXác định chức danh giảng viên ứng với phẩm chất năng lựcCơ câú cán bộ cân đối lâu năm mới trẻTạo ê kíp trong công tác,trong quản lýBảo đảm bù, trừ bổ sungNăng động, linh hoạtPhát triển
Những nguyên tắc cụ thể trong việc tuyển chọn giảng viên trình bày trong “Sơ đồ 1.2: Các nguyên tắc tuyển chọn giảng viên” [7,Tr327]
.
4. Bố trí sử dụng:
Là quá trình giúp giảng viên mới được tuyển chọn nhanh chóng hòa nhập và thích nghi với yêu cầu của cơ sở giáo dục. Họ sẽ được thông báo mục đích, yêu cầu, chính sách của cơ sở giáo dục và những hành vi được mong đợi của cơ sở giáo dục từ họ.
Xác định nhu cầu đào tạo, phát triển giảng viênXây dựng các mục tiêu cụ thểLựa chọn nội dung chương trình kế hoạch đào tạo
Đánh giá rút kinh nghiệmTiến hành có hiệu quả chương trình đào tạoLựa chọn phương pháp, phương thức, phương tiện
5.Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển:
Nhằm nâng cao năng lực sư phạm của mỗi giảng viên. Việc huấn luyện không gì hiệu quả bằng xuất phát từ công việc thực tế, từ hoạt động giáo dục, giảng dạy hằng ngày của họ để bồi dưỡng họ, việc kiểm tra giảng viên phải nhằm mục đích phát triển giảng viên.
- Các nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên
+ Nguyên tắc đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của giảng viên + Đảm bảo sự đóng góp của cá nhân giảng viên cho cơ sở giáo dục + Lợi ích và tiềm năng của giảng viên phải gắn với cơ sở giáo dục - Chiến lược phát triển giảng viên
+ Chiến lược về cơ cấu + Chiến lược con người + Chiến lược về chuyên môn
- Tiến trình đào tạo, phát triển giảng viên tuân theo mô hình
6. Đánh giá giảng viên.
Các nguyên tắc đánh giá giảng viên căn cứ vào “pháp lệnh công chức năm 2003 và các quyết định 14/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 04/5/2007…”
Sơ đồ1.3: Tiến trình đào tạo, phát triển giảng viên
Nguyên tắc chung: Căn cứ vào mục tiêu; Bảo đảm tính khách quan;
Thường xuyên và hệ thống; Toàn diện.
Nguyên tắc cụ thể: Thống nhất nhân cách, tâm lý, ý thức với hoạt động
giáo dục; Phát triển; Bảo đảm tính lịch sử; Bảo đảm tính toàn diện.
- Các phương pháp đánh giá giảng viên gồm: Nghiên cứu lý lịch, tiểu sử, hồ sơ; Quan sát, trò chuyện, phỏng vấn; Phân tích kết quả hoạt động thực tiễn.
7. Đề bạt, thuyên chuyển
- Thuyên chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu
- Thuyên chuyển lâu dài theo yêu cầu công việc hoặc hợp lý hóa gia đình