Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế công nghiệp Long An (Trang 36 - 39)

giảng viên.

Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển GD-ĐT nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên nói riêng có ý nghĩa quan trọng.

Bởi GD-ĐT là một phân hệ trong hệ thống KT-XH. Trong quá trình phát triển GD-ĐT luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau trong hệ thống KT-XH, tuy nhiên, thực tiễn công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên không thể đưa tất cả các nhân tố ảnh hưởng vào quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên mà chỉ xem xét để đưa vào một số nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xây dựng và phát triển của đội ngũ giảng viên.

* Các nhân tố khách quan

Bước vào thời kỳ đổi mới, xu thế hội nhập khu vực và thế giới đòi hỏi Đảng và nhà nước tích cực đổi mới về chiến lược, sách lược trong đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Nước ta gia nhập tổ chức WTO là một thách thức đồng thời cũng là cơ hội cho giáo dục phát triển.

* Những yếu tố chủ quan

- Đội ngũ giảng viên“Giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng của

giáo dục và được xã hội tôn vinh, giảng viên phải có đủ đức tài” [8,28]. Nhà trường phải thường xuyên quan tâm phát triển tài lực nhân cách người thầy, điều đó thể hiện ở các mặt:

+ Người thầy giáo phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành đào tạo.

+ Người thầy giáo phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, kiến thức sư phạm nghề nghiệp vững chắc, năng lực thực hành thành thạo, hiệu quả.

- Cán bộ quản lý GD-ĐT có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề vững chắc. Người cán bộ QL cần phải: 1/Thực hiện mục tiêu GD-ĐT của cơ sở GD bằng cách giao nhiệm vụ cho người dưới quyền sao cho phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hiệu quả; 2/Chịu trách nhiệm đảm bảo các mục tiêu đào tạo của nhà trường, được thực hiện một cách chuẩn xác, khoa

học và đúng kế hoạch; 3/Khả năng thích ứng, nhạy cảm, nhanh nhạy và vận dụng cái mới trong công tác quản lý; 4/Triển khai công việc phải hướng dẫn cụ thể, giám sát, kiểm tra, đánh giá trong quá trình hoạt động.

+ Bảo đảm chu trình quản lí:

 Kế hoạch hoá.

 Tổ chức thực hiện.

 Điều hành.

 Kiểm tra giám sát, điều chỉnh phân tích, tổng kết, rút kinh nghiệm.

Thực hiện tốt các vấn đề sau: Nâng cao nhận thức đối với việc sử dụng thiết bị; tổ chức sử dụng thiết bị dạy học tuân thủ các yêu cầu chung từ kế hoạch chung đến các kế hoạch phân theo tổ bộ môn, khoa; cung ứng đầy đủ và kịp thời; đào tạo nhân viên chuyên môn; xây dựng môi trường sư phạm, bảo đảm thuận lợi.

Kết luận chương 1

Cơ sở lý luận của việc phát triển đội ngũ giảng viên được thể hiện ở sự

xác định tầm quan trọng của vấn đề này trong bối cảnh đất nước đang trong

giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước đó là ở quan điểm của

tư tưởng Hồ Chí Minh, ở sự định hướng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta và đặc biệt là định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2020, chỉ thị 40 ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, chỉ thị đã nêu rõ mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục,

đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Ngoài ra muốn xây dựng được các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên của một cơ sở giáo dục đòi hỏi phải có các phương pháp khoa học và trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng hiện nay của vấn đề đó. Muốn đánh giá được thực trạng phải có hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy định mục tiêu cần thiết.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế công nghiệp Long An (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w