Tăng cường kiểm tra đánh giá sự phát triển của đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế công nghiệp Long An (Trang 88 - 91)

5. Các trung tâm/ viện trực thuộc:

3.2.6. Tăng cường kiểm tra đánh giá sự phát triển của đội ngũ giảng viên

3.2.6.1. Mục đích của giải pháp

- Tăng cường kiểm tra - đánh giá sự phát triển của đội ngũ giảng viên là một khâu quan trọng trong hoạt động quản lí để đạt mục tiêu đã đề ra.

- Kiểm tra - đánh giá nhằm tạo ra động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học, thoả mãn nhu cầu học tập của người học, đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực.

- Kiểm tra - đánh giá giúp lãnh đạo, cán bộ quản lí của nhà trường có được những thông tin chính xác về những vấn đề đạt được về phát triển đội ngũ giảng

viên, những vấn đề chưa đạt được, trên cơ sở đó điều chỉnh, ngăn ngừa, hoặc tiếp tục phát huy trong quá trình thực hiện mục tiêu của nhà trường đã đề ra.

- Kiểm tra - đánh giá giúp bộ môn, khoa, tổ có cơ sở đáng tin cậy để phân loại đội ngũ giảng viên, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết các chế độ chính sách phù hợp với đội ngũ giảng viên trong điều kiện của nhà trường.

- Đối với giảng viên, kiểm tra - đánh giá giúp giảng viên thấy được mặt mạnh, mặt hạn chế của bản thân họ trong từng thời kỳ, thời điểm để họ phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.2.6.2. Nội dung của giải pháp

- Đánh giá cần có các thông số: số lượng giờ dạy, loại hình giờ dạy (chính quy, tại chức, trình độ, dạy trong khoa, ngoài khoa, dạy học ở các cơ sở khác ngoài trường, chất lượng, hiệu quả dạy học) chất lượng thiết kế bài dạy, thực hiện giảng dạy trên lớp, chất lượng ra đề thi, kiểm tra, hình thức đánh giá người học, giúp đỡ đồng nghiệp, sinh hoạt chuyên môn...

- Đánh giá tay nghề của giảng viên cần căn cứ vào những biểu hiện: năng lực sư phạm, thái độ tích cực trong giờ dạy, mức độ hứng thú, phương pháp dạy học, kỹ năng xử lí tình huống, hiệu quả quá trình lên lớp.

- Đánh giá hoạt động tự học, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn - nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học. Hoạt động này cần căn cứ vào đánh giá theo các thông số sau: ngắn hạn, dài hạn, nâng cao trình độ, chuẩn hoá, đào tạo lại; thời gian bồi dưỡng, kết quả đạt được, số công trình khoa học đã công bố, số bài viết trên các tạp chí, thông tin khoa học, số lần được mời tham gia hội thảo, hội nghị khoa học (từ cấp trường trở lên)...

- Đánh giá về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tham gia các hoạt động cộng đồng trong trường và ngoài trường.

Hoàn thiện, củng cố, nâng cao đổi mới tổ chức hội đồng kiểm tra đánh giá của nhà trường phù hợp với điều kiện mới.

Hội đồng đánh giá xây dựng kế hoạch, các chuẩn mực tiêu chí đánh giá dựa trên các quy định, cơ sở pháp lý của Đảng, Nhà nước, Ngành, tỉnh và của nhà trường.

Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra - đánh giá ngay từ đầu năm học (mỗi giảng viên nắm vững kế hoạch kiểm tra đánh giá trong toàn bộ năm học).

Hội đồng chuyên môn, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao cùng với các khoa, bộ môn tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra - đánh giá các bộ phận theo phân cấp quản lí.

Kiểm tra ở cấp khoa, Tổ theo kế hoạch hoặc đột xuất thông qua các hình thức và kênh sau:

+ Thông qua các bộ phận chức năng kiểm tra hồ sơ, sổ sách

+ Thông qua nhận xét của đồng nghiệp, bằng phản biện của đồng nghiệp, phiếu dự giờ, sinh hoạt chuyên môn...

+ Tổ chức cho sinh viên đánh giá giảng viên.

Sau kiểm tra, hội đồng chuyên môn tổ chức rút kinh nghiệm và kết luận đối với từng trường hợp cụ thể.

Thường xuyên tổ chức thi giảng viên giỏi, dạy giỏi nhằm đẩy mạnh phong trào "thi đua dạy tốt học tốt", kết hợp với khen thưởng xứng đáng đối với giảng viên có thành tích trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

- Ban Giám hiệu, phòng đào tạo và các bộ phận liên quan quan tâm, thường xuyên đôn đốc, giám sát, quản lí kiểm tra đánh giá và kết quả kiểm tra.

- Hội đồng, thành viên đánh giá phải là những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có uy tín.

- Kiểm tra - đánh giá phải thường xuyên, đảm bảo chính xác, khách quan, vô tư, công bằng; Kiểm tra - đánh giá toàn diện, mang tính phát triển. Mỗi cá nhân được kiểm tra - đánh giá ít nhất 2 lần/năm.

- Kết hợp đồng bộ các hình thức kiểm tra đánh giá (lý thuyết, thực hành, vấn đáp) trong đó coi trọng và đề cao thực hành.

- Kiểm tra - đánh giá phải có chuẩn tiêu chí trong từng nội dung được kiểm tra - đánh giá. Kiểm tra - đánh giá phải gắn với một giá trị nào đó (uốn nắn, sửa chữa, định hướng thực hiện mục tiêu đã đề ra, xếp loại, khen thưởng, tăng bậc lương trước thời hạn, đề bạt) ...

Do khuôn khổ thời gian thực hiện luận văn nên các giải pháp được đề tài đề xuất chưa có điều kiện thử nghiệm đầy đủ. Tuy nhiên, bước đầu để thăm dò, kiểm chứng độ tin cậy, sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, đề tài đã tiến hành thăm dò bằng phiếu hỏi các đối tượng:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế công nghiệp Long An (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w