Những hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế công nghiệp Long An (Trang 67)

5. Các trung tâm/ viện trực thuộc:

2.4.2. Những hạn chế

Số lượng cán bộ giảng viên trẻ ngày càng đông, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường chưa đồng đều. Phần nhiều đội ngũ chưa có văn bằng 2 khi nhà trường bổ sung chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng. Đội ngũ đáp ứng các ngành nghề đào tạo mới đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế địa phương, khu vực còn thiếu. Mối quan hệ giữa giáo dục nghề nghiệp với thực tiễn chưa thực sự gắn kết chặt chẽ. Sử dụng, phương tiện dạy học hiện đại chưa thực sự hiệu quả, một bộ phận giảng viên còn ngại khó, ngại khổ, chưa thực sự tìm tòi, đổi mới. Phương pháp dạy học còn chậm đổi mới so với sự phát triển của xã hội. Thiết bị dạy học không đồng bộ dẫn tới tính hiệu quả thấp. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học vào thực tiễn sản xuất chưa được nhiều, chủ yếu phục vụ dạy và học. Một số giảng viên không quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học. Đội ngũ giảng viên phần nhiều được đào tạo tại các trường sư phạm, số giảng viên đáp ứng nhu cầu đào tạo các ngành kỹ thuật lại thiếu, gây tình trạng mất cân đối.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên chưa thực sự gắn với chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong những năm trước mắt và lâu dài nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho tỉnh, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một tỉnh có nền kinh tế đang phát triển về mọi mặt so với các tỉnh lân cận và cả nước, ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ về công tác tại trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế công nghiệp Long An (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w