Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong trường trung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 90 - 96)

- Về chất lượng học sinh giỏ

3.2.5. Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong trường trung

chất, phương tiện dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

XHHGD các THPT trong huyện Cao Lãnh là huy động và tổ chức các lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân được tham gia đóng góp, xây dựng nhà trường .Từ đó tạo được phong trào mọi người, mọi tầng lớp xã hội cùng tham gia công tác giáo dục, xây dựng môi trường học tập, nếp sống văn minh, lành mạnh, xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho trường THPT.

Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp như vậy, một nội dung quan trọng của công tác XHHGD là huy động sự đóng góp của nhân dân và các nguồn tài chính từ bên ngoài, nhằm tăng cường CSVC cho các nhà trường. Cụ thể là để cải tạo và nâng cấp khuôn viên trường lớp khang trang, tiện dụng hơn, mua sắm thêm các phương tiện, trang thiết bị, đồ dùng học tập phục vụ cho dạy học được đầy đủ và hiện đại hơn theo tiêu chí của trường chuẩn quốc gia, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở các trường THPT trong huyện Cao Lãnh, nhất là các trường ở địa bàn nông thôn, các phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu hiện nay.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

Thực chất XHHGD THPT là tổ chức một hệ thống các hoạt động của một quá trình phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục với mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp để vận động các tầng lớp nhân dân tham gia đắc lực và có hiệu

quả vào sự nghiệp giáo dục của năm trường THPT: THPT Cao Lãnh 1; THPT Cao Lãnh 2; THPT Thống Linh; THPT Kiến Văn; THCS – THPT Nguyễn Văn Khải trong huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Nói đến tổ chức sự phối hợp là nói đến vai trò quản lý để tạo nên cơ chế phối kết hợp trong mối quan hệ giữa các bộ phận trong sự vận hành của cả hệ thống nhằm đạt tới hiệu quả của hoạt động XHHGD THPT.

Phối hợp chặt chẽ là cơ chế được vận hành hợp lý, thống nhất trong một cấu trúc hoạt động của công tác XHHGD THPT, dưới sự điều hành của Hội đồng giáo dục.

Tham gia nói theo nghĩa hẹp, đó là sự đóng góp công sức, tiền của, gia tăng kinh phí, hay chủ trương giải pháp, biện pháp... Chẳng hạn như các cá nhân gia đình, dòng họ, các tổ chức đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp... đóng góp tiền học phí, xây dựng các công trình, xây dựng CSVC trường lớp, xây dựng các quỹ, các thiết kế giáo dục.

Cộng tác là cùng góp sức làm chung một công việc nhưng không thực hiện chung một trách nhiệm. Sự cộng tác có khi còn mang tính thời vụ theo từng công việc. Chẳng hạn: nhà trường cộng tác với Trung tâm thể dục thể thao để tổ chức Hội Khỏe Phù Đổng hằng năm hoặc tập huấn chuyên môn cho đội ngũ giáo viên thể dục.

Các hình thức phối hợp làm công tác XHHGD THPT trên đây có những khía cạnh, mức độ khác nhau tùy thuộc vào trình độ, sự tự nguyện, tự giác, khả năng, điều kiện riêng của các lực lượng xã hội và tính chất của từng hoạt động xã hội.

Chủ trương XHHGD đang phát huy tác dụng trong thực tế cuộc sống và đã góp phần quan trọng làm cho giáo dục thực sự trở thành sự nghiệp của toàn dân. Mấu chốt của công tác XHHGD THPT là huy động được các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục, huy động được các nguồn lực giáo dục. Đây là một phạm trù rộng bao gồm cả các yếu tố nhân lực, vật lực, tài lực tăng cường cho giáo dục.

Huy động nguồn nhân lực là huy động sức người cho giáo dục, vận động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục theo các nội dung, chương trình của bậc THPT, đóng góp cả trí và lực cho giáo dục. Bên cạnh tham gia đóng góp sức người vào việc tôn tạo, nâng cấp và xây mới khuôn viên trường học, cải tiến trang bị thêm các phương tiện phục vụ day học. Hiện nay ngành giáo dục của cả nước đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong giáo dục nhằm xây dựng một nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Để công cuộc đổi mới giáo dục này thành công, cần tới sự đóng góp trí tuệ, sức lực của toàn xã hội, cả những người làm trong và ngoài ngành giáo dục. Qua đổi mới phương pháp dạy học, các bậc cha mẹ học sinh, các nhà giáo, các tầng lớp nhân dân có ý kiến nhận xét, đánh giá những chỗ hay và chưa hay, hiến kế, đóng góp ý kiến dạy học sao cho phù hợp, sinh động thu hút học sinh nâng cao chất lượng giáo dục.

Huy động vật lực là ủng hộ và tạo các điều kiện vật chất hỗ trợ cho các trường THPT về nguồn vật lực đó là: đất đai dành để xây dựng trường, lớp, sân chơi, bãi tập, vườn thực vật... cho học sinh, cho các trường làm thí nghiệm, thực hành với các môn Sinh học, Kỹ thuật nông nghiệp. Ngoài ra "vật lực" còn là những hỗ trợ về thiết bị dạy và học: máy tính, nhạc cụ, phương tiện loa đài, máy truyền hình... Do vậy, huy động được thêm các nguồn vật lực trên để cho học sinh sớm có điều kiện học tập cập nhật thông tin và khoa học công nghệ là việc làm bức thiết trong điều kiện hiện nay.

Huy động tài chính cho giáo dục là vận động những khoản đóng góp có tính chất tự nguyện cho các đơn vị giáo dục để chi vào việc cải thiện cơ sở vật chất cho nhà trường, trợ giúp cho học sinh nhất là học sinh nghèo vượt khó, tặng thưởng cho các học sinh giỏi, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, góp phần khuyến học và tài trợ cho các hoạt động giáo dục trong các trường THPT, đặc biệt là đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Công tác XHHGD thực chất là huy động toàn xã hội tham gia cùng làm giáo dục. Song sự huy động này nếu "thả nổi" không có sự chỉ đạo xuyên suốt từ lãnh đạo cấp trên xuống thì sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên sẽ không đem lại kết quả mà có khi còn làm mất đi sự ổn định, cân bằng của quá trình quản lý. Bởi vậy, cần phải có những nguyên tắc khi tổ chức các hoạt động đó tuỳ theo mức độ khác nhau.

Tính hiệu quả của việc thực hiện huy động các lực lượng xã hội vào công tác XHHGD THPT là phải xuất phát từ mục tiêu của giáo dục đào tạo, của việc nâng cao chất lượng dạy và học của cấp học này. Vì vậy các phong trào hoạt động của công tác XHH phải đem lại kết quả thiết thực, tránh phô trương hình thức.

Tính pháp lý được đặt trong yêu cầu của sự quản lý. Không thể tùy tiện, ngẫu hứng trong việc huy động và tổ chức các nguồn lực cho công tác XHHGD THPT. Tính pháp lý càng chặt chẽ bao nhiêu thì hiệu lực của việc quản lý càng được bảo đảm và khả thi bấy nhiêu.

Vì vậy, muốn huy động được nhiều lực lượng xã hội tham gia cùng với ngành giáo dục góp công, góp của, trí tuệ để xây dựng trường THPT, lãnh đạo Sở giáo dục phải có giải pháp và kế hoạch cụ thể trong công tác tham mưu với lãnh đạo tỉnh tiến hành các cuộc vận động triệt để, sâu rộng trong mọi tầng lớp xã hội về chủ trương XHHGD để xây dựng trường THPT. Trên cở sở đó mới chỉ đạo các trường THPT thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương mình được.

Xây dựng tổ chức nhân sự trong việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác XHHGD cần năng động uyển chuyển và hợp lý. Các điều kiện vật chất, tài chính, phương tiện và quan trọng nhất là yếu tố con người. Phải có sự nhất trí về nhận thức, về đường lối chủ trương vì đó là cơ sở của sự đoàn kết và phối hợp giữa các lực lượng trong công tác XHHGD. Lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh cần chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản lý phải làm tư vấn đắc lực cho Hội đồng giáo dục cơ sở, từ đó có chương trình và quyết sách hợp lý để tổ chức thực

hiện các hoạt động giáo dục, tránh hiện tượng phối hợp không nhịp nhàng, không thường xuyên sẽ không đem lại kết quả, có khi còn làm mất đi sự ổn định cân bằng của bộ máy, không đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn.

Để khắc phục hiện tượng này, Sở GD&ĐT cần có biện pháp chỉ đạo, theo dõi, quan tâm giúp đỡ các trường THPT, tạo mọi điều kiện để họ phát huy hết khả năng của mình trong công tác huy động sức mạnh tổng hợp của các LLXH tham gia vào công tác XHHGD.

Huy động nguồn lực từ các cá nhân hảo tâm: cá nhân vốn là những thành viên của một tổ chức kinh tế, xã hội, đoàn thể nào đó. Họ tham gia XHH công tác giáo dục với tư cách là những cá nhân riêng biệt. Mỗi người trong số họ có những khả năng điều kiện, vị thế và sự đóng góp riêng dưới nhiều hình thức. Có thể đóng góp vật chất, tài chính để xây dựng cơ sở trường lớp, bàn ghế, thiết bị dạy học cho nhà trường. Có thể cấp học bổng hoặc đóng góp vào quỹ khuyến học, tổ chức các hoạt động giáo dục từ thiện. Cá nhân có thể tham mưu về chương trình, kế hoạch giáo dục ở địa phương, có phương thức xử lý đúng trước các tình huống và đối tượng giáo dục cụ thể. Các cá nhân cũng có thể tham gia là thành viên trong các tổ chức: Ban thường trực Ban đại diện cha mẹ học sinh, Ban chấp hành Hội khuyến học.

Huy động nguồn lực từ địa phương sở tại, các ban ngành cơ quan, đơn vị: các tổ chức này có thể đóng góp cho giáo dục những nguồn lực về nhiều mặt: chăm lo CSVC đất đai, khuôn viên trường lớp cho nhà trường, có thể trang bị cho nhà trường cơ sở thực tập lao động, sản xuất cho học sinh. Cơ quan có thể cung cấp cán bộ kỹ thuật tham gia cùng với nhà trường giáo dục - đào tạo học sinh về kỹ thuật, kỹ năng lao động, về phẩm cách người lao động. Các đơn vị có thể tạo điều kiện, phương tiện cho học sinh tham gia, kiến tập, thực hành, thực tập sản xuất ở các cơ sở. Ngoài ra, các tổ chức, ban ngành có thể tham gia cung cấp thông tin, tư liệu, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Các tổ chức đơn vị có thể đóng góp tài chính ủng hộ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường.Từ đó, khơi dậy ý thức trách nhiệm, lòng hảo tâm để các thành viên,

các đơn vị đóng góp tài chính cho các nhà trường. Thực tế cho thấy, với các hoạt động thể dục thể thao đã có nhiều doanh nghiệp, cơ quan và cá nhân tài trợ. Song với các hoạt động giáo dục, việc tài trợ này còn rất hiếm. Sở giáo dục Đồng Tháp cần chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT trong tỉnh mở rộng các mối quan hệ, thu hút được các đơn vị và cá nhân tài trợ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường và của học sinh.

Hội Khuyến học huyện đã xây dựng phong trào gây quỹ ở các xã, để chăm lo cho việc học tập của con em, đặc biệt là những học sinh nghèo học giỏi cũng như gây quỹ giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh quá khó khăn không có điều kiện mua sắm quần áo, dụng cụ học tập. Nhờ sự đóng góp này, số trẻ em bỏ học giữa chừng giảm bớt. Những người lâu nay thường gắn bó nhất với các nhà trường THPT đó là Ban đại diện cha mẹ học sinh. Có những bậc phụ huynh khi con đã ra truờng đi học nơi khác nhưng bản thân họ vẫn tự nguyện cùng với trường làm việc không ngại khó khăn. Thực ra trong xã hội vẫn còn nhiều người mong muốn hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục địa phương nhưng việc tuyên truyền, vận động của ngành chưa được thường xuyên, sâu rộng và lan tỏa đều khắp.

Gia đình và dòng họ là lực lượng có vai trò rất quan trọng cho việc triển khai công tác XHHGD. Gia đình có vai trò rất quan trọng, vị trí đặc biệt trong nuôi dưỡng và giáo dục con cái, hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ, thể chất, đạo đức, nghề cho con em. Trong công tác XHHGD ở huyện Cao Lãnh, các gia đình và dòng họ đã đóng góp rất tích cực vào việc động viên giáo dục con, cháu học giỏi, chăm ngoan, phát triển tinh thần và thể chất; quan hệ ứng xử; giao tiếp văn hóa. Việc gia đình, dòng tộc phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong các hoạt động giáo dục ở trường lớp, ở gia đình thể hiện trên các phương tiện cá nhân và tập thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh, hội khuyến học đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, thúc đẩy các phong trào thi đua học tập và rèn luyện của học sinh ở các trường THPT hiện nay.

Vì vậy, muốn thực hiện tốt công tác đầu tư CSVC để xây dựng trường. Các nhà trường cần tận dụng tối đa các cơ hội để vận động mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức xã hội, các nhà doanh nghiệp, các nhà tài trợ, thu hút được nhiều nguồn lực cùng tham gia hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 90 - 96)