Các nghị quyết, chính sách, quy định, về xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 35 - 36)

ở trường trung học phổ thông

XHHGD là tư tưởng chiến lược, một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân, của toàn xã hội vào việc tham công tác giáo dục. Đại hội VII (1991) khẳng định: Giáo dục – Đào tạo cùng khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu để phát triển nguồn lực nhằm đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến trên thế giới. Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã cụ thể hóa quan điểm chiến lược này và chính thức đề cập đến nội dung công tác XHHGD: Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, nhưng vấn đề rất quan trọng là phải quán triệt sâu sắc và tiến hành tốt các nguồn đầu tư, mở rộng phong trào xây dựng, phát triển giáo dục trong nhân dân, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội… Phải coi đầu tư cho phát triển là một trong những hướng chính, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước, giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.

Văn kiện của Đảng và Nhà nước khẳng định cần tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo; khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội… phát triển đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục.

Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đã được thể chế hóa bằng pháp luật.

Điều 11 của Luật Giáo dục 2005 ghi rõ: “Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm sóc sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục, khuyến khích, huy động và điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục”[23].

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 35 - 36)