Tăng cường huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa giáo dục trong trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 84 - 87)

- Về chất lượng học sinh giỏ

3.2.3. Tăng cường huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa giáo dục trong trường trung học phổ thông

hội hóa giáo dục trong trường trung học phổ thông

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng trong xã hội trong thực hiện các nội dung cơ bản về XHHGD THPT phù hợp với hoàn cảnh và điều của địa phương. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các ban, ngành, đoàn thể, các LLXH để xác định trách nhiệm khi tham gia các hoạt động XHHGD.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của các LLXH, nhằm xây dựng môi trường lành mạnh và thuận lợi cho giáo dục THPT phát triển. Khai thác tốt các nguồn lực phục vụ cho giáo dục THPT, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục, chống bỏ học, duy trì và phát huy PCGD THPT, đẩy nhanh tiến độ phổ cập bậc trung học. Huy động các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu xã hội học tập trong điều kiện ngân sách nhà nước chi cho giáo dục THPT không ngừng tăng nhưng vẫn chưa đủ so với yêu cầu hiện đại hoá, chuẩn hoá và xu thế phát triển giáo dục thế kỷ XXI.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Tổ chức hệ thống các hoạt động phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục với các LLXH tham gia vào sự nghiệp XHHGD THPT. Thực tế cho thấy, muốn giáo dục THPT phát triển mạnh, muốn XHHGD THPT thành công thì nhất thiết phải có sự tham gia, phối hợp, công tác của các cơ quan đơn vị, liên quan. Tuy nhiên, mỗi ban, ngành đoàn thể và LLXH có chức năng, nhiệm vụ vai trò và tiềm năng khác nhau, vì vậy trong quá trình thực hiện phải xác định rõ trách nhiệm, có sự phân công phân nhiệm vụ cụ thể. Trên cơ sở đó,

hàng năm có thể đánh giá, rút kinh nghiệm và xác định phương hướng cho những năm tiếp theo. Đặc biệt là để phát huy sức mạnh tổng hợp thì sự chỉ đạo, phối hợp càng phải chặt chẽ, khoa học và phù hợp với thực tế. Chính vì vậy, cần phân công cụ thể để ban, ngành, đoàn thể và các LLXH phối hợp với ngành giáo dục tham gia giáo dục THPT. Chẳng hạn: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân như Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên cộng sản HCM, hội chữ thập đỏ... có trách nhiệm chỉ đạo các thành viên và hội viên của mình xây dựng môi trường giáo dục, có chỉ tiêu huy động các nguồn lực của từng địa phương.

Công tác XHHGD THPT thực chất là huy động toàn xã hội tham gia. Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên thì sẽ không đem lại kết quả. Bởi vậy, cần phải có những nguyên tắc khi phối hợp tổ chức các hoạt động như: Nguyên tắc đảm bảo tính lợi ích, hiệu quả, nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu và pháp lý, nguyên tắc đảm bảo tính kế thưa và khả thi.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Cơ quan quản lý nhà nước là HĐND và UBND thống nhất nội dung HĐGD, SGD& ĐT tham mưu về XHHGD. Tiến hành phân công cụ thể nhiệm vụ XHHGD cho các ban ngành, đoàn thể và các LLXH. Thực hiện giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch. Điều hành Sở giáo dục phối hợp với các cơ quan ban ngành, đoàn thể tham gia XHHGD.

Phối hợp với Hội phụ nữ, Uỷ ban Dân số – Gia đình và trẻ em mở lớp tuyên truyền kiến thức kỹ năng làm cha mẹ, động viên con cái đi học đầy đủ, đi đầu trong xây dựng gia đình văn hoá, nuôi dưỡng giáo dục và chăm sóc tạo điều kiện cho con em học tập, rèn luyện tham gia các hoạt động nhà trường.

Phối hợp với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khoẻ, kiểm tra vệ sinh y tế học đường, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho học sinh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.

Phối hợp với công an tham gia nói chuyện tuyên truyền, giáo dục về Luật an toàn giao thông, phòng chống ma tuý các tai tệ nạn xã hội...; góp phần tạo

môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn về an ninh trật tự, ngăn chặn các hành động xấu đến thanh thiếu niên.

Phối hợp với ngành văn hoá - thông tin, phát thanh truyền hình xây dựng các chuyên mục về giáo dục THPT, nêu các gương điển hình về XHHGD THPT; tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về XHHGD. Tổ chức các hoạt động vui chơi, hoạt động văn hoá, thể dục thể thao lành mạnh.

Phối hợp Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giáo dục thanh thiếu niên; vận động Đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Phối hợp hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi truyền đạt kinh nghiệm trong công tác giáo dục thế hệ trẻ; giáo dục truyền thống, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức lối sống, cùng cộng đồng xây dựng môi trường lành mạnh chống các tai tệ nạn xã hội, văn hoá độc hại, tập quán lạc hậu.

Vận động các đơn vị kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ.... tuỳ vào điều kiện cụ thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp trang thiết bị.

Các phòng, ban, ngành thuộc cơ quan Nhà nước, tùy thuộc chức năng, nghiệp vụ chuyên môn của mình để tham gia vào việc tuyên truyền, giáo dục, giảng dạy cho học sinh về luật giao thông, trật tự an toàn xã hội, xây dựng môi trường giáo dục ở nhà trường THPT không có tệ nạn xã hội như nghiện hút, ma túy, cờ bạc. Một số các cơ quan khác như: Văn hóa thông tin, Đài truyền thanh, Thể dục thể thao, Y tế... mỗi cơ quan đều có thể tham gia một cách tích cực và phù hợp đóng góp vào công tác XHHGD nếu có kế hoạch và giải pháp cụ thể của trung tâm điều hành.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội liên hiệp thanh niên... là lực lượng quan trọng trong việc triển khai công tác XHHGD trong các trường THPT huyện Cao Lãnh trong nhiều năm qua. Luật giáo dục cũng đã nêu: "Mặt trận Tổ quốc có trách nhiệm phối hợp với ngành giáo

dục thực hiện cuộc vận động xã hội hóa giáo dục: xây dựng môi trường lành mạnh, xây dựng gia đình văn hóa, huy động đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực toàn xã hội để phát triển giáo dục".

Các đơn vị kinh tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp, các cá nhân nhà tài trợ... tùy thuộc vào khả năng và vị thế của mình đóng góp về trí tuệ, tinh thần như xây dựng đề án các loại hình giáo dục, các phương pháp hoạt động, đóng góp xây dựng CSVC trường lớp, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, lập quỹ khen thưởng, hoặc tài trợ về kinh phí cho các hoạt động ngoại khóa, tham quan, học tập ngoài trường, giao lưu văn hóa, thể dục thể thao.

Cơ sở, tổ chức giáo dục gồm các loại hình thức tổ chức trong các nhà trường và xã hội, các trung tâm giáo dục như: Trung tâm giáo thường xuyên, trung tâm kỹ thuật và hướng nghiệp, dạy nghề, trung tâm đào tạo tin học, ngoại ngữ, Hội đồng giáo dục, công đoàn trong các nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học ở các địa phương. Các loại hình tổ chức giáo dục này là biểu hiện sự đa dạng hóa các loại hình giáo dục, là không gian và môi trường cho sự triển khai có hiệu quả công tác XHHGD.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 84 - 87)