Tình hình hoạt động của các trường THPT ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 47 - 48)

tỉnh Đồng Tháp

Tình hình hoạt động XHHGD các trường THPT ở huyện Cao Lãnh rất thuận lợi, quá đó phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Khuyến khích đầu tư bằng nhiều hình thức phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm của giáo dục ở tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Cao Lãnh nói riêng, tiếp tục đa dạng hoá các loại hình giáo dục. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, các tổ chức Hội trong việc giám sát các hoạt động XHHGD. Tạo môi trường phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo pháp luật để thúc đẩy các cơ sở giáo dục phát triển cả về quy mô và chất lượng. XHHGD phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả

giáo dục đảm bảo sự thống nhất quản lý của Nhà nước, giữ vững vai trò nòng cốt của các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân; gắn liền với nhu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.

Trên cơ sở huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục. Thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể, các tổ chức KT-XH, mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng về vị trí, vai trò quan trọng của XHHGD trong sự phát triển KT-XH của huyện; xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục. Tạo điều kiện để toàn xã hội chăm lo, quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ về tinh thần và vật chất phát triển sự nghiệp GD&ĐT. Tăng cường đầu tư sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục. Coi đầu tư cho các hoạt động giáo dục là đầu tư cho phát triển. Phấn đấu xây dựng thêm nhiều trường phổ thông trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia mức I và mức II. Tăng cường đầu tư thiết bị đồ dùng dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hoá. Quan tâm, chăm lo học sinh diện chính sách, học sinh nghèo, học sinh vùng khó khăn, được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao hơn. Tổ chức, phối hợp và quản lý tốt hơn các loại hình giáo dục phổ thông; mở rộng hợp lý quy mô giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.

2.3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác xãhội hóa giáo dục ở trường THPT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 47 - 48)