Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, vai trò quản lý nhà nước, thực hiện dân chủ hóa trong công tác xã hội hóa giáo dục trung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 87 - 90)

- Về chất lượng học sinh giỏ

3.2.4. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, vai trò quản lý nhà nước, thực hiện dân chủ hóa trong công tác xã hội hóa giáo dục trung

nhà nước, thực hiện dân chủ hóa trong công tác xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và vai trò quản lý Nhà nước, cơ chế phối hợp từ trung ương đến địa phương, giữa các ban, ngành, đoàn thể, các LLXH trong thực hiện các nội dung cơ bản về XHHGD THPT phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của địa phương. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các ban, ngành, đoàn thể, các LLXH để xác định trách nhiệm khi tham gia các hoạt động XHHGD.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp lãnh đạo, nhằm tăng cường quản lý Nhà nước trong công tác XHHGD, xây dựng môi trường lành mạnh và thuận lợi cho GD THPT phát triển. Khai thác tốt các nguồn lực phục vụ cho

giáo dục THPT, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục, chống bỏ học, duy trì và phát huy PCGD THPT, đẩy nhanh tiến độ phổ cập bậc trung học. Huy động các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu xã hội học tập trong điều kiện ngân sách nhà nước chi cho giáo dục THPT không ngừng tăng nhưng vẫn chưa đủ so với yêu cầu hiện đại hoá, chuẩn hoá và xu thế phát triển giáo dục.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống về lý luận XHHGD trong giai đoạn hiện nay, làm cơ sở đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục. Ban hành quy định cơ chế hoạt động của Hội đồng giáo dục, phương thức và chủ thể trách nhiệm chính trong tổ chức của các lực lượng tham gia Hội đồng giáo dục, chỉ đạo quy định thành lập Ban chỉ đạo XHHGD từ trung ương đến cơ sở để xác định của các ngành trong công tác thực hiện XHH các hoạt động giáo dục đồng bộ, nhất quán đúng mục tiêu, định hướng có hiệu quả, hạn chế lệch lạc. Các Bộ ngành như: (Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Nội vụ; Tài nguyên môi trường) khẩn trương bổ sung, hoàn chỉnh và cụ thể hóa các cơ chế, chính sách về XHHGD. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiến hành nghiên cứu điều chỉnh bộ sung, điều chỉnh quy chế tổ chức và hoạt động của các trường phù hợp với Nghị quyết 05/NQ-CP ngày 18/04/2005 của Chính phủ; Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ, về phương hướng và chủ trương XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá. Và sau đó là Nghị định số 73/1999/NĐ-CP, là hành lang pháp lý tạo điều kiện thực hiện XHHGD

Cấp chính quyền tỉnh, huyện cần tăng cường phổ biện, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 05/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, tổ chức thành lập Ban chỉ đạo Chương trình phát triển Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 – 2015 cấp huyện, cấp xã, hàng năm hoạt động có sơ và tổng kết theo định kỳ. Xây dựng đề án hoặc kế hoạch triển khai công tác XHHGD giai đoạn 2011 -2015, cụ thể hóa cơ chế chính sách phù hợp, linh hoạt, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, cá nhân cùng tích cực tham gia thực hiện XHGD.

Sở giáo dục tham mưu cấp ủy Đảng chính quyền chỉ đạo, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp và thành lập Ban chỉ đạo triển khai XHHGD, tạo điều kiện đầu tư, phát triển giáo dục địa phương, định kỳ sơ, tổng kết đánh giá công tác tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ XHHGD để phát huy kết quả đạt được đồng thời rút kinh nghiệm, khắc phục những yếu kém tồn tại. Tham mưu với UBND, HĐND đầu tư kinh phí hoàn chỉnh CSVC. Chỉ đạo thực hiện tốt vai trò tham mưu phối hợp của cán bộ QLGD các nhà trường. Phát huy vai trò tổ chức công đoàn trong việc hỗ trợ tham mưu Chủ tịch Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức, các tổ chức huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục, thường xuyên phối hợp các lực lượng thanh tra, kiểm tra chất lượng hiệu quả giáo dục và công tác XHHGD của các đơn vị: dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và vai trò quản lý Nhà nước xây dựng cơ chế phối hợp từ trung ương đến địa phương. Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức phát triển XHH phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà nước, với thẩm quyền và điều kiện của địa phương. Chỉ đạo các ngành chức năng, huy động các nguồn lực tại địa phương để triển khai thực hiện quy hoạch; thường xuyên giám sát việc thực thi pháp luật, các quy định của nhà nước, kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc, tiêu cực, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm. Định kỳ tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương những điển hình tốt. Kịp thời đề xuất với Tỉnh, huyện các cơ chế chính sách cần được điều chỉnh hoặc bổ sung, các giải pháp mới, các mô hình tốt cần được nhân rộng. Các nhà trường có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm, đề cao trách nhiệm, tuân thủ các mục tiêu hoạt động của cơ sở đã được quy định trong Điều lệ. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam,

các Hội xã hội - nghề nghiệp có liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng, vận động và tổ chức quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác XHH các hoạt động giáo dục, có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện theo chức năng, thẩm quyền. Định kỳ sáu tháng và hàng năm có báo cáo trình Sở giáo dục và Uỷ ban nhân dân huyện về kết quả thực hiện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w