Các yếu tố chí phối đến công tác xã hội hóa giáo ở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 36 - 40)

học phổ thông

Một số yếu tố chi phối vào quá trình XHH. Chỗ làm việc là một tác nhân quan trọng vì nếu đang ở trong độ tuổi lao động và không thất nghiệp thì thời gian ở chỗ làm việc chiếm một phần lớn. Với những kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được ở chỗ làm việc, con người tiếp tục được xã hội hoá thành nghề nghiệp và ứng xử phù hợp với nghề nghiệp đó. Dấu ấn của nghề nghiệp trong XHH có thể thấy rõ qua bệnh nghề nghiệp. Ngoài tập thể chính, con người cũng chịu tác động của dư luận - thái độ của những người trong xã hội về những vấn đề đang tranh cãi và cá nhân thường hành động theo hướng thích ứng với thái độ của người khác để tránh bị xem là khác biệt hoặc gán nhãn hiệu lệch lạc. Tôn giáo, nhà nước cũng là những tác nhân XHH. Những nghi lễ tôn giáo và những quy định của nhà nước (như độ tuổi được phép lái xe, độ tuổi kết hôn...) cũng định hình nhận thức, hành vi của cá nhân.

XHH liên tục diễn ra trong suốt chu kỳ đời sống của một con ngừời, mặc dù không phải là yếu tố quyết định, những thay đổi về sinh học tạo ra khuôn hành vi của từng cá nhân. Các nhà xã hội học thường phân đoạn chu kỳ đời sống thành bốn giai đoạn: Thơ ấu, thanh niên, trưởng thành, tuổi già. Tuổi ấu thơ, sự XHH diễn ra trong sự quan tâm, bảo vệ của người lớn; đến thời thanh niên, những nhận thức, hành vi thường bị xáo trộn; nhân cách cơ bản đã định hình ở tuổi trưở n g thành và cá nhân thường đạt được những thành tựu chủ yếu; khi về già lại phải đối mặt với sức khoẻ... Mỗi giai đoạn

trong chu kỳ đời sống là sự thể hiện của kết cấu kinh nghiệm xã hội đồng thời cho thấy những gì con người tiếp thu được những điều gì mới lạ trong quá trình xã hội hoá không ngừng.

XHHGD THPT là quá trình huy động lực lượng đã hội cùng làm công tác giáo dục THPT dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước. Bản chất của XHH sự nghiệp GDTHPT là động viên, lôi cuốn mọi lực lượng xã hội phát triển GD THPT để thực hiện GD cho trẻ em trong độ tuổi. Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng, các công ty, xí nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia sự nghiệp GDTHPT dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Sự nghiệp giáo dục học sinh THPT là nhiệm vụ và trách nhiệm chung của các trường THPT, của gia đình và cộng đồng xã hội tham gia. Ở lứa tuổi học sinh THPT, việc đảm bảo cho các em được chăm sóc, giáo dục về thể chất, tâm hồn, tình cảm là hết sức quan trọng. Vì vậy, việc chăm sóc và giáo dục các em không chỉ diễn ra trong trường, lớp mà phải ở cả gia đình và cả xã hội. XHHGD chính là điều kiện, là cơ hội tốt nhất để thực hiện môi trường giáo dục trẻ em một cách lành mạnh và có định hướng. Trong điều kiện nền kinh tế cả nước cũng như từng địa phương, đặc biệt là các ở vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn, thì XHHGD THPT là phương thức hữu hiệu để thực hiện mục tiêu GD THPT, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam, đáp ứng được những yêu cầu về nguồn lực lao động có chất lượng cao trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Để làm được điều đó, trước hết phải huy động được toàn xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị trường học, lớp học.

XHHGD bậc THPT thực hiện chương trình kiên cố hoá t r ư ờ n g học, xây dựng CSVC, trang thiết bị lớp học, phát triển mở rộng hệ thống trường lớp và các loại hình GD THPT, khắc phục những khó khăn của quá trình phát triển GD, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện sự công bằng, dân chủ trong hưởng thụ và trách nhiệm xây dựng GD THPT.

XHH sự nghiệp GD THPT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về GD và phát huy được truyền thống GD tốt đẹp của dân tộc.

Kết luận chương 1

Như vậy, XHH bậc học THPT không nằm ngoài quy luật tất yếu trong xu thế phát triển của thời đại, khi đất nước ta bước vào thời kỳ hội nhập, thực hiện chủ trương CNH - HĐH thì bậc học THPT là tiền đề quan trọng cung cấp nguồn nhân lực có trình độ học vấn, có sức khỏe, có đạo đức tác phong công nghiệp nhưng vẫn mang bản sắc tốt đẹp của người Việt Nam để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thực tế hiện nay, XHHGD nói chung và XHH bậc học THPT nói riêng đã có nhiều khởi sắc và thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Công tác XHHGD THPT ở nước ta đã thực sự phát triển cùng với tiến trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động giáo dục XHH bậc học THPT đã đa dạng và phong phú hơn về loại hình, đáp ứng nhu cầu học tập của thanh thiếu niên trong độ tuổi và bước đầu tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục, từng bước thúc đẩy chất lượng giáo dục bậc THPT nâng lên.

Các khái niệm cơ bản về giáo dục, về XHH, XHHGD, chất lượng giáo dục cũng như các khái niệm về quản lý, QLGD, quản lý nhà trường... là những vấn đề cơ sở để nghiên cứu thực trạng XHHGD nói chung cũng như XHHGD THPT nói riêng. Cùng với việc hiểu rõ bản chất, đặc trưng và vai trò của XHHGD giúp chúng ta có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về những vấn đề cần quan tâm. Đó chính là các nội dung về xã hội hóa giáo dục, các phương diện quản lý công tác xã hội hóa giáo dục cũng như các yếu tố chi phối hoạt động này.

Những nội dung lý luận nói trên là cơ sở để chúng tôi khảo sát, đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục bậc trung học phổ thông ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp sẽ được trình bày trong chương 2.

Chương 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 36 - 40)