TÌNH HÌNH KINHDOANH CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ QUA

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ qua pos tại vietcombank cần thơ (Trang 33 - 42)

4.1 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺQUA POS QUA POS

Bảng 4.1 và 4.2 thể hiện tổng số điểm chấp nhận thẻ, cùng với số lượng máy ATM và POS do Vietcombank cung cấp trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.

Nhìn chung, số lượng điểm chấp nhận thẻ tăng nhanh trong giai đoạn đầu. Các điểm chấp nhận thẻ thường xuyên là các siêu thị lớn, các cửa hàng thời trang, khách sạn, nhà hàng gần điểm du lịch, tiệm trang sức,… Trong giai đoạn 2010 – 2011, số lượng điểm vẫn còn khá hạn chế do dịch vụ thanh toán bằng thẻ chưa được mở rộng, người dân vẫn còn chưa có thói quen sử dụng thẻ ATM, dịch vụ chủ yếu đặt ở các nơi có khách sử dụng thẻ quốc tế là chính. Thời gian này, người dân dùng thẻ chủ yếu vẫn dùng để rút tiền mặt, hoạt động thanh toán bằng chuyển khoản còn chưa phổ biến. Năm 2011, số lượng tăng gần gấp đôi, nhưng đến năm 2012 và cho đến tháng 06/2013, tốc độ tăng của số lượng điểm chấp nhận thẻ của Vietcombank Cần Thơ đã giảm đi nhiều. Bảng 4.1 Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ, máy ATM và máy POS của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012

Khoản mục Đơnvị 2010 2011 2012 2011 – 2010 2012 – 2011 Số lượng % lượngSố % Số ĐVCNT Điểm 46 91 150 45 97,83 59 64,84 ATM Máy 39 39 39 0 0,00 0 0,00 POS Máy 91 114 187 23 25,27 73 64,05

Nguồn: Phòng Kinh doanh dịch vụ, Vietcombank Cần Thơ, năm 2010, 2011, 2012

Số lượng máy ATM từ năm 2010 đến nay không có sự thay đổi. Thực tế vào năm 2009, số lượng máy ATM là 43 máy, nhưng sang năm 2010, số máy giảm đi 4 máy do Vietcombank Vĩnh Long đã tách ra trụ sở riêng, không còn trực thuộc Vietcombank Cần Thơ nữa. Hơn nữa, ngân hàng chỉ gia tăng số lượng máy ATM khi ngân hàng mở thêm một chi nhánh mới hoặc phòng giao dịch mới; hoặc có một đơn vị liên kết đồng ý đặt máy ATM tại đó. Trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, không có chi nhánh nào của Vietcombank được mở thêm ở Cần Thơ, cũng như phòng giao dịch vẫn dừng ở 5 phòng trên địa bàn. Các doanh nghiệp cũng không liên kết với ngân hàng

để lắp đặt hệ thống ATM tại cơ quan mình. Việc giới hạn số lượng ATM vừa có mặt tốt và cũng có mặt tiêu cực. Về tích cực, số lượng ATM bão hòa, ngân hàng sẽ đỡ được gánh nặng trong việc tiếp quỹ tiền mặt cho các máy, chi phí lắp đặt, bảo trì cũng cân bằng. Nhưng ngược lại, vị trí các máy ở khá xa nhau, chủ yếu tập trung ở nội ô thành phố, gây bất tiện cho người dân ở xa.

Bảng 4.2 cho thấy tính đến cuối tháng 06/2013, số điểm chấp nhận thẻ tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm trước, tăng 18% so với đầu năm. Có hai lý do của sự giảm tốc độ này: Thứ nhất, nhận thức được tầm quan trọng của thanh toán qua POS, các ngân hàng ra sức cạnh tranh, đua nhau cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ qua POS với mức phí cạnh tranh, nhiều chương trình ưu đãi. Khi đó, các địa điểm kinh doanh có nhiều sự lựa chọn dịch vụ này giữa nhiều ngân hàng. Thứ hai, do các ngân hàng ồ ạt mở rộng quy mô kinh doanh trên dịch vụ này, thị trường của dịch vụ thanh toán thẻ qua POS gần bão hòa, sự chênh lệch về các mức phí hầu như không cao. Vì những lý do trên, tốc độ tăng tuy có giảm nhưng thực tế, dịch vụ do Vietcombank Cần Thơ cung cấp vẫn khá cao, chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường.

Bảng 4.2 Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ, máy ATM và máy POS của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu 2012 và đầu 2013

Khoản mục Đơn vị 6 tháng2012 6 tháng2013 6 tháng 2013 – 6tháng 2012

Số lượng %

Số ĐVCNT Điểm 135 177 42 31,11

ATM Máy 39 39 0 0,00

POS Máy 135 215 80 59,26

Nguồn: Phòng Kinh doanh dịch vụ, Vietcombank Cần Thơ, năm 2012 và 2013

Ngược lại, số lượng máy POS ngày càng tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng năm sau vượt trội hơn cả năm trước. Năm 2012, số lượng máy tăng gấp 1,64 lần so với năm trước, và tính đến cuối tháng 06/2013, số máy tăng thêm 28 máy so với đầu năm. Thực hiện theo sự chỉ đạo của NHNN chi nhánh Cần Thơ, trên cơ sở Kế hoạch số 673/KH-CTH ngày 17/09/2012 thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Thống đốc đã xây dựng về việc cung ứng dịch vụ thanh toán, Vietcombank Cần Thơ đã có những bước tiến vượt trội trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt, cụ thể là qua cung ứng dịch vụ thanh toán qua POS. Theo bảng 4.2, số lượng máy POS vào thời điểm 30/06/2013 đã lên đến 215 máy trên tổng số 824 máy toàn thành phố Cần Thơ, chiếm hơn một phần tư thị phần và đứng đầu trong khi có số lượng ngân hàng cung ứng dịch vụ ngày càng nhiều. Theo chủ trương của NHNN và Chính phủ trong giai đoạn 2011 – 2015 về việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

đề ra trong Quyết định 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011, mục tiêu là đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%, phát triển dịch vụ thẻ với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ. Vì thế, Vietcombank Cần Thơ dần chú trọng hơn vào vấn đề phát triển dịch vụ cung ứng và thanh toán qua POS, đa dạng hóa loại thẻ và dịch vụ thẻ nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Nhờ vậy, không chỉ chiếm tỷ trọng cao trên thị trường mà tốc độ tăng của số lượng máy POS do Vietcombank Cần Thơ cung ứng cũng tăng gần như nhanh hơn tỷ lệ tăng của tổng số máy.

Nguồn: Phụ lục, bảng 1

Hình 4.1 Cơ cấu máy ATM của một số ngân hàng trên thành phố Cần Thơ thống kê từ năm 2010 đến năm 2012 (%)

Hình 4.1 cho ta biết cơ cấu máy ATM của một số ngân hàng lớn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Qua so sánh, tỷ trọng máy ATM của Vietcombank Cần Thơ chiếm khá cao trong tổng cơ cấu, khi thị phần về số lượng máy chiếm trên 10%. Tuy nhiên, con số này vẫn thua số lượng máy của ngân hàng Đông Á Cần Thơ, một thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực thẻ. Xét về tỷ trọng, số lượng máy ATM của các ngân hàng có quy mô tương đương Vietcombank Cần Thơ có giảm đi, nhưng về số lượng tuyệt đối, số lượng ATM đều tăng lên chứ không dừng lại như của Vietcombank. Tỷ trọng giảm

đi là do số lượng máy ATM của các ngân hàng khác trên thị trường tăng lên, khi có ngày càng nhiều ngân hàng mới được mở ra ngân hàng Bắc Á, ngân hàng Bảo Việt, ngân hàng Bản Việt,… và các ngân hàng mở rộng địa bàn, chi nhánh như ngân hàng Eximbank, ngân hàng Phương Đông, ngân hàng Techcombank, ngân hàng Sacombank,… Nhận thức được sức mạnh của hoạt động dịch vụ phi lãi, các ngân hàng đều ra sức đầu tư cho mảng dịch vụ này và cố gắng phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thu hút khách hàng. Tính đến cuối tháng 6 năm 2013, số lượng máy ATM của Vietcombank vẫn dừng lại ở con số 39, làm cho thị phần của Vietcombank Cần Thơ vẫn chỉ ở mức hơn 12,5%.

Nguồn: Phụ lục, bảng 2

Hình 4.2 Cơ cấu máy POS của một số ngân hàng trên thành phố Cần Thơ thống kê từ năm 2010 đến năm 2012 (%)

Riêng về số lượng máy POS, tốc độ tăng trưởng của số lượng máy POS do Vietcombank Cần Thơ cung cấp tăng nhanh so với các ngân hàng khác và toàn ngành trên thành phố. Hơn nữa, thị phần của Vietcombank Cần Thơ luôn chiếm một phần tư thị trường, một con số mà khó có ngân hàng nào khác đạt được trên lĩnh vực này (hình 4.2). Có thể nói, Vietcombank Cần Thơ đã rất cố gắng trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc mở

rộng số điểm thanh toán thẻ, tăng số lượng máy POS và đưa ra nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng dùng thẻ. Năm 2012, số lượng máy POS của hệ thống ngân hàng tăng mạnh nhờ chính sách đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và nguồn lợi từ hoạt động này, thu hút các ngân hàng đua nhau phát triển lĩnh vực hoạt động này. Song song với đó, hoạt động dịch vụ có thể xem là hoạt động gỡ vây cho ngân hàng khi các hoạt động kinh doanh truyền thống bị ảnh hưởng nhiều do chính sách thay đổi lãi suất cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế. Vì vậy, số máy POS cuối năm 2012 tăng đến hơn 72,5% trên toàn địa bàn so với cùng kỳ năm trước, trong đó máy của Vietcombank Cần Thơ chiếm gần 26,1%. Cuối quý II năm 2013, số lượng máy POS của Vietcombank Cần Thơ là 215, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm trước (trong khi tổng số máy của toàn địa bàn chỉ tăng hơn 32% trong giai đoạn này) và gần 15% so với đầu năm (toàn thành phố chỉ tăng ở mức gần 8,3%).

Số lượng máy tăng lên là vậy, nhưng thực tế, tình hình thanh toán qua POS vẫn còn hạn chế. Trên thực tế, song song với việc tăng số lượng máy và dịch vụ cung ứng, ngân hàng cũng thực hiện kết nối liên thông với các ngân hàng khác thông qua hệ thống Smartlink và Banknet.vn nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng sử dụng thẻ của mọi ngân hàng. Sự nỗ lực phát triển này góp phần tăng số lượng giao dịch thẻ qua POS với tổng số lượt giao dịch qua POS năm 2012 gấp đôi so với năm 2010, với số liệu thể hiện cụ thể ở bảng 4.3 dưới đây. Tốc độ tăng của số lượng giao dịch qua POS năm sau cũng nhanh hơn năm trước, nhanh hơn gấp gần 10 lần so với tốc độ tăng của giao dịch rút tiền mặt và chuyển khoản và của cả tổng giao dịch.

Bảng 4.3 Tổng số lượng giao dịch thẻ của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: lượt Khoản mục 2010 2011 2012 2011 – 2010Số 2012 – 2011 lượng % lượngSố % Rút tiền mặt 1.892.978 1.935.184 2.057.481 42.206 2,23 122.297 6,32 Chuyển khoản 144.900 149.939 153.262 5.039 3,48 3.323 2,22 POS 10.311 13.877 20.961 3.566 34,58 7.084 51,05 Tổng cộng 2.048.189 2.099.000 2.231.704 50.811 2,48 132.704 6,32

Nguồn: Phòng Kinh doanh dịch vụ, Vietcombank Cần Thơ, năm 2010, 2011, 2012

Không chỉ tăng về tốc độ, hình 4.3 cũng cho thấy có sự chuyển dịch cơ cấu trong giao dịch thẻ của Vietcombank Cần Thơ, khi tỷ trọng giao dịch rút tiền mặt và chuyển khoản đã giảm đi và tỷ trọng giao dịch thẻ qua POS tăng

gần gấp đôi qua 3 năm. Tuy nhiên, tỷ trọng giao dịch thẻ qua POS chiếm còn quá thấp, chưa đến 1% vào cuối năm 2012 trong tổng số lượng giao dịch, rút tiền mặt chiếm đến hơn 92%. Như vậy, những nỗ lực của ngân hàng và nhận thức của khách hàng trong vấn đề phát triển giao dịch qua POS và sử dụng dịch vụ đã góp phần làm tăng số lượng giao dịch này. Nhưng đa phần người dân vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, sử dụng thẻ để rút tiền là chủ yếu, ngay cả giao dịch chuyển khoản cũng chiếm tỷ trọng khá thấp, giảm nhẹ từ gần 7,10% năm 2010 xuống dưới 7% năm 2012. Số lượng thẻ phát hành mỗi năm đều tăng, nhưng giao dịch chủ yếu vẫn là rút tiền mặt cho thấy hiệu quả sử dụng thẻ vẫn chưa tốt.

Nguồn: Phụ lục, bảng 3

Hình 4.3 Tỷ trọng giao dịch thẻ của Vietcombank Cần Thơ trong tổng giao dịch từ năm 2010 đến năm 2012

Bảng 4.4 cho biết số lượng giao dịch thẻ tăng, tổng giá trị giao dịch qua thẻ cũng tăng. Nhưng về tốc độ tăng, năm 2012 giá trị giao dịch tăng chậm hơn năm trước. Sự sụt giảm của giá trị giao dịch bằng chuyển khoản (giảm gần 24% năm 2012 so với năm 2011) là một nguyên nhân kéo sự tăng trưởng của tổng giá trị giao dịch. Qua bảng 4.3 ở trên, ta cũng nhận thấy được tốc độ tăng trưởng của số lượng giao dịch chuyển khoản đã giảm vào năm 2012 so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là trước năm 2012, chưa có quy định thu

phí giao dịch qua thẻ ATM, chủ yếu vẫn chỉ thu trên giao dịch ngoại mạng, thẻ quốc tế. Từ 01/04/2012, ngân hàng bắt đầu thu phí 3.300 VNĐ/giao dịch chuyển khoản (nội và ngoại mạng Vietcombank, đã bao gồm thuế VAT thuế suất 10%); và gần đây, ngân hàng đã tăng phí chuyển khoản ATM ngoại mạng lên 5.000 VNĐ/giao dịch (chưa bao gồm thuế) có hiệu lực từ ngày 03/09/2013. Điều nay mặc dù đúng theo quy định của NHNN về quy định thu phí thẻ ghi nợ nội địa nhưng ảnh hưởng đến quyết định chuyển khoản của người sử dụng thẻ. Đồng thời, ngân hàng bắt đầu phát triển dịch vụ internet banking hỗ trợ khách hàng thanh toán qua tài khoản ATM không thu phí. Hơn nữa, tâm lý khách hàng cho rằng chuyển khoản tại ngân hàng sẽ an toàn hơn, đảm bảo hơn khi những tin tức về rủi ro mất tiền khi chuyển khoản qua thẻ, hay những thông tin về vấn đề bảo mật. Vì những lý do đó, tốc độ tăng trưởng số lượng giao dịch lẫn giá trị giao dịch chuyển khoản qua ATM đều giảm. Giao dịch rút tiền mặt vẫn tăng hằng năm, mặc dù vào ngày 01/03/2013, ngân hàng tiến hành thu phí rút tiền nội mạng 1.100 VNĐ/giao dịch (đã bao gồm thuế VAT thuế suất 10%), nhưng dự kiến số món giao dịch và giá trị không có xu hướng giảm.

Bảng 4.4 Tổng giá trị giao dịch thẻ tại Vietcombank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 2010 2011 2012 2011 – 2010 2012 – 2011 Số tiền % Số tiền % Rút tiền mặt 2.388.960 2.674.740 3.209.040 285.780 11,96 534.300 19,98 Chuyển khoản 1.251.490 1.310.670 997.710 59.180 4,73 (312.960) (23,88) POS 20.551 24.701 37.792 4.150 20,19 13.091 53,00 Tổng 3.661.001 4.010.111 4.244.542 349.110 9,54 234.431 5,85

Nguồn: Phòng Kinh doanh dịch vụ, Vietcombank Cần Thơ, năm 2010, 2011, 2012

Đặc biệt, đối với dịch vụ thanh toán thẻ qua POS, không chỉ có số lượng giao dịch tăng nhanh mà giá trị thanh toán cũng đi lên với tỷ lệ tăng trưởng khá cao. Phát triển thanh toán qua POS là chủ đề nóng bỏng của các ngân hàng trong công cuộc thực hiện đề án phát triển không dùng tiền mặt. Vì thế, song song với việc phát hành thêm các loại thẻ, Vietcombank còn tổ chức nhiều chương trình liên kết với các đơn vị kinh doanh lớn và xây dựng các chương trình ưu đãi cho khách hàng sử dụng thẻ thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị này. Người dân ngày nay được trả lương qua tài khoản cá nhân

ngày càng nhiều, cùng với đó, họ cũng bắt đầu làm quen với thanh toán bằng thẻ tại các nơi mua hàng hóa dịch vụ. Việc tăng số lượng điểm chấp nhận thẻ, số lượng máy POS cũng góp phần làm tăng quyết định và giá trị thanh toán qua POS. Vietcombank Cần Thơ dự kiến, các khoản mục này sẽ tăng từ 8% trở lên so với đầu năm.

Nguồn: Phụ lục, bảng 4

Hình 4.4 Tỷ trọng giá trị giao dịch thẻ của Vietcombank Cần Thơ trong tổng giao dịch từ năm 2010 đến năm 2012

Qua hình 4.4, ta nhận thấy có sự chuyển dịch cơ cấu giữa giao dịch chuyển khoản và thanh toán qua POS. Xét về tỷ trọng, cũng như số lượng giao dịch, giá trị giao dịch thẻ qua POS còn thấp, chưa đến 1% vào cuối năm 2012. Tỷ trọng tăng khá nhanh qua 3 năm, cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu giữa giao dịch chuyển khoản và thanh toán thẻ qua POS. Sự đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của Vietcombank Cần Thơ thông qua phát triển dịch vụ thanh toán thẻ qua POS (tăng số lượng máy POS; khuyến khích các doanh nghiệp, cửa hàng đăng ký sử dụng dịch vụ và đưa ra các chương trình hỗ trợ chủ thẻ) giúp cho khách hàng nhận thấy được sự quan trọng và cần thiết của thanh toán qua POS. Với xu hướng tăng lên như hiện nay và những ưu đãi từ ngân hàng, thanh toán thẻ qua POS của Vietcombank Cần Thơ dự kiến sẽ là một trong

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ qua pos tại vietcombank cần thơ (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)